Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Cứt trâu cần nhiều thời gian để tự biến mất, mẹ nên hỗ trợ con làm sạch da đầu bằng các biện pháp an toàn.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng màu vàng, xám, tập trung thành đám ở một vị trí hoặc trên toàn bộ da đầu.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu. Thông thường, tình trạng cứt trâu sẽ xuất hiện ở giai đoạn trẻ sơ sinh vài tuần tuổi.

Các mẹ luôn thấy lo lắng khi thấy con mình gặp phải trường hợp này. Như đã đề cập, cứt trâu da đầu sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, các mảng cứt trâu có thể bong tróc gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.

Sau một thời gian tồn tại trên da đầu trẻ sơ sinh, cứt trâu sẽ tự biến mất. Mẹ muốn con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này có thể tác động hỗ trợ con loại bỏ chúng.

Thời gian lưu trú của cứt trâu da đầu thường kéo dài từ khi bé sinh ra cho đến khoảng 3 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có cứt trâu kéo dài hơn một năm, thậm chí là đến khi bé được 4 tuổi.

Nguyên nhân hình thành cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác hình thành cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Nhiều người cho rằng hiện tượng này xuất hiện do mẹ không chăm sóc và vệ sinh cho con sạch sẽ. Một số lại cho rằng do da đầu trẻ bị nhiễm trùng hoặc do cơ địa dị ứng bẩm sinh.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan khiến trẻ sơ sinh bị cứt trâu da đầu:

Tuyến bã nhờn nang lông

Khi các tuyến bã nhờn trên da đầu trẻ hoạt động mạnh sẽ tăng tiết bã nhờn. Lúc này, bã nhờn bị kết dính với các tế bào chết khiến quá trình tái tạo tế bào bị cản trở.

Lớp tế bào chết không được loại bỏ, tạo thành từng mảng sần sùi trên da đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.

Vấn đề vệ sinh

Việc tắm rửa và vệ sinh vùng da đầu cho trẻ được thực hiện chưa đúng cách. Nếu mẹ không tắm cho con sạch sẽ, bụi bẩn sẽ tích tụ nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành nhiều mảng bám dày đặc trên da đầu trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân hình thành cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Trẻ không được tắm rửa đúng cách khiến da đầu xuất hiện nhiều mảng cứt trâu

Cơ thể của trẻ em rất mềm yếu là nguyên do khiến mẹ không dám tác động mạnh. Một số trường hợp chỉ dùng khăn lau sơ người con mà không có biện pháp vệ sinh sạch sẽ. Điều này vô tình gây nên tình trạng cứt trâu ở da đầu của trẻ.

Tiêu hóa kém

Đây cũng là một yếu tố về cơ địa khiến cho da tiết bã nhờn nhiều hơn. Cụ thể, nếu trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa hoạt động kém, lượng biotin và vitamin không được hấp thụ đủ dẫn đến tình trạng da tiết dầu thừa. Chính vì thế, các tế bào chết hay bụi bẩn bám trên người trẻ dính vào lớp bã nhờn hình thành mảng bám trên da đầu. 

Thời tiết nóng

Trẻ sơ sinh phải thường xuyên đội mũ ngay cả khi thời tiết nóng bức là lý do khiến da đầu hình thành nhiều mảng cứt trâu. Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, khiến lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã.

Cứt trâu ngày càng nhiều hơn nếu mẹ không tắm rửa, gội đầu thường xuyên cho con. Vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển, khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu.

Bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì sau khoảng 1 tuổi tình trạng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mảng bám đóng tảng dày, bết, trẻ ngứa ngáy, gãi có thể gây viêm nhiễm da đầu nguy hiểm. 

Cách chữa dứt điểm cứt trâu cho trẻ sơ sinh an toàn

Để tránh nguy cơ bé ngứa ngáy tự lấy tay cào cứt trâu khiến da đầu bị nhiễm trùng, mẹ nên có biện pháp chữa trị giúp trẻ. Dưới đây là một số biện pháp an toàn, các mẹ có thể áp dụng để giúp con loại bỏ các mảng cứt trâu:

Gội đầu chữa cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Đây là biện pháp làm sạch da đầu cho trẻ giúp lỗ chân lông thông thoáng. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm dầu gội chuyên cho trẻ sơ sinh bị cứt trâu, các mẹ có thể lựa chọn để sử dụng cho con.

Tuy nhiên, chỉ nên dùng những sản phẩm nhẹ dịu, không được sử dụng dầu gội trị gàu cho trẻ nếu không được bác sĩ chỉ định. Bởi vì không phải sản phẩm nào cũng an toàn, đặc biệt là trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu không thể tiếp xúc với các thành phần tẩy rửa mạnh.

Lưu ý:

  • Không sử dụng dầu gội có hóa chất mạnh, không để dầu gội dính vào mắt trẻ.
  • Nhẹ nhàng massage vùng da đầu có cứt trâu, sử dụng khăn xô nhỏ để gội đầu cho con.
  • Tắm cho con nơi kín gió, sử dụng nước ấm vừa phải, không quá nóng, tránh làm bỏng da non yếu của bé.
  • Không gội đầu quá lâu, lau khô nhanh chóng và mặc lại quần áo cho trẻ.
  • Mỗi ngày không được gội đầu quá 1 lần, việc này có thể khiến da đầu trẻ bị khô khiến cứt trâu xuất hiện nhiều hơn.

Chải tóc cho trẻ sơ sinh chữa cứt trâu

Sau khi mẹ gội đầu cho con xong có thể dùng một chiếc lược nhỏ để chải tóc cho con. Chú ý nên sử dụng loại lược mềm để không làm ảnh hưởng đến da đầu của trẻ sơ sinh.

Cách chữa dứt điểm cứt trâu cho trẻ sơ sinh an toàn
Chải tóc cho trẻ sơ sinh chữa cứt trâu

Hành động này sẽ khiến các vảy ngứa không bám chặt vào da đầu, trở nên dễ bong tróc hơn. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng mới, có lông mềm để nhẹ nhàng chải đầu cho con.

Lưu ý:

  • Chải tóc cho trẻ theo một hướng, mỗi ngày chỉ chải 1 lần.
  • Chải nhẹ nhàng, không cố cào, gãi vùng da có cứt trâu, có thể thực hiện khi tóc khô.
  • Nếu thấy da đầu trẻ có hiện tượng kích ứng, nổi mẩn đỏ cần giảm tần suất chải đầu cho trẻ.

Bôi dầu chữa cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm dầu bôi nào, các mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Một số loại thường được dùng như vaseline, dầu massage, dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân,…

Sử dụng dầu thiên nhiên sẽ nhẹ dịu và an toàn cho trẻ, tuy nhiên phải thực hiện theo hướng dẫn của người có chuyên môn để hạn chế rủi ro. Việc thoa dầu khiến cho lớp cứt trâu không bám dính vào da đầu, đồng thời còn nuôi dưỡng làn da bé. Nên bôi thử ra một vùng nhỏ trên da bé để xem dầu có khiến trẻ bị kích ứng không.

Cách dùng vaseline:

  • Sử dụng vaseline thoa lên da đầu trẻ sơ sinh một lượng vừa đủ, để yên trong 2 tiếng sau đó massage nhẹ nhàng để lớp cứt trâu bong ra. 
  • Thực hiện liên tiếp trong 2 – 3 ngày, mảng bám trên da đầu trẻ sơ sinh sẽ mềm và bong ra dễ dàng.

Cách dùng dầu dừa:

  • Lấy một ít dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng da có mảng bám, để yên trong 3 – 5 phút. 
  • Sau đó mẹ sử dụng bàn chải đánh răng mới, có răng mềm để nhẹ nhàng massage da đầu loại bỏ cứt trâu. 
  • Gội đầu lại cho trẻ sơ sinh với dầu gội nhẹ dịu, xả sạch với nước rồi giúp con thấm kho ngay da dầu bằng một chiếc khăn sạch, mềm.

Cách sử dụng dầu hạnh nhân:

  • Lấy bông gòn thấm đẫm dầu hạnh nhân rồi chấm lên các mảng cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh, để trong 3 – 5 phút để mảng bám mềm ra.
  • Gội đầu cho trẻ với nước ấm, massage da đầu, nhẹ nhàng loại bỏ mảng bám cho trẻ.
  • Sử dụng khăn mềm lau khô đầu cho trẻ.

Dùng tinh dầu kháng khuẩn loại bỏ cứt trâu

Tinh dầu kháng khuẩn sẽ giúp chống lại sự xâm nhập và gây hại của nấm men gây viêm da đầu ở trẻ sơ sinh. Một số loại tinh dầu mẹ có thể sử dụng cho con như tinh dầu chanh, tinh dầu phong lữ.

Cách chữa dứt điểm cứt trâu cho trẻ sơ sinh an toàn
Tinh dầu kháng khuẩn giúp giảm cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Tuyệt đối không bôi tinh dầu tràm cho trẻ, bởi vì loại tinh dầu này không đảm bảo an toàn đối với trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi.

Cách sử dụng:

  • Pha 2 giọt tinh dầu cùng với 2 thìa dầu dừa hoặc dầu oliu.
  • Bôi tinh dầu đã pha loãng lên vùng da đầu bị cứt trâu của trẻ sơ sinh và để yên trong 5 phút.
  • Sử dụng lược mềm chải nhẹ nhàng để cho mảng bám bong ra, sau đó gội đầu lại cho trẻ.

Dùng nước ấm loại bỏ cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Nước ấm không chỉ làm mềm nhanh những mảng bám trên da đầu trẻ mà còn làm sạch da, giúp bé thư giãn, thoải mái. Kết hợp gội đầu với dầu gội đầu dành riêng cho trẻ nhỏ có thể tăng hiệu quả chữa cứt trâu cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng thường xuyên dễ khiến da bé trở nên nhạy cảm và khô hơn.

Cách làm:

  • Pha nước ấm, dùng khăn xô thấm nước và lau đầu trẻ nhẹ nhàng, không nên chà xát, tác động mạnh dễ khiến da bị tổn thương.
  • Khi thấy mảng bám đã mềm ra, sử dụng một chiếc lược mềm chải theo 1 hướng để loại bỏ cứt trâu.
  • Gội lại với nước ấm, lau khô đầu cho trẻ.

Một số mẹo chữa cứt trâu da đầu cho trẻ sơ sinh khác

Sử dụng nước chè mạn:

  • Pha đặc nước chè mạn, sử dụng khăn xô thấm nước chè và lau nhẹ nhàng lên vùng da đầu có cứt trâu của trẻ.
  • Thấm nhẹ nhàng nhiều lần cho lớp mảng bám mềm ra, có thể đắp khăn lên đầu cho trẻ. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong một khoảng thời gian sẽ thấy tình trạng cứt trâu của trẻ sơ sinh cải thiện an toàn. 

Sử dụng nước cốt chanh:

  • Lấy một lượng nhỏ nước cốt chanh thoa lên vùng cứt trâu.
  • Để trong khoảng 15 phút cho mảng bám mềm ra.
  • Gội đầu lại cho trẻ, dùng khăn mềm massage nhẹ nhàng để cứt trâu bong ra hết.

Sử dụng baking soda:

  • Trộn 1 – 2 thìa baking soda với một ít nước thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Thoa lên vùng da có mảng bám sần sùi, để trong vài phút.
  • Dùng bàn chải đánh răng mới, mềm nhẹ nhàng massage da đầu cho trẻ, loại bỏ cứt trâu.
  • Gội đầu cho trẻ lại với nước ấm sạch.

Bôi thuốc chữa cứt trâu cho trẻ sơ sinh

Trường hợp da đầu trẻ sơ sinh bị viêm nặng, thông qua thăm khám y tế, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ một số loại kem có tác dụng kháng nấm để ngăn chặn viêm nhiễm.

Cách chữa dứt điểm cứt trâu cho trẻ sơ sinh an toàn
Bôi thuốc chữa cứt trâu da đầu trường hợp nặng và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ không được tự ý mua và sử dụng thuốc cho con nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng sai thuốc, sai cách có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn, xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đến gặp bác sĩ?

Một số trường hợp cứt trâu ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám y tế để được chẩn đoán, điều trị:

  • Tình trạng mảng bám hình thành trên da đầu lan rộng, thậm chí là lan xuống mặt, cơ thể trẻ.
  • Vùng da đóng vảy sần sùi, rớm máu, có mùi lạ khó chịu.
  • Da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ, có hiện tượng nhiễm trùng, kích ứng.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ. Mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy giúp con loại bỏ chúng bằng một trong số những mẹo chữa trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn trước khi cho con sử dụng bất kỳ một sản phẩm điều trị nào.

Cùng chuyên mục

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao...

Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm

Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào...

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do đâu? Làm sao khắc phục?

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp, tuy nhiên việc gội đầu chưa chắc đã có thể giải quyết các triệu chứng...

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Giải đáp

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh làm một trong những việc làm quan trọng góp phần cho việc bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn