Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Tư thế nằm tốt cho bé

Trẻ sơ sinh cần dành nhiều thời gian cho giấc ngủ nhằm hỗ trợ sự phát triển tối đa về thể chất và trí não. Có thể nói giấc ngủ rất quan trọng với bé. Thường phụ huynh sẽ đặt bé nằm ngửa, tuy nhiên bé có thể tự chuyển động và xoay mình nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không, tư thế nào giúp bé thoải mái và tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của tư thế ngủ tốt cho trẻ sơ sinh

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 – 20 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng vì nó giúp hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể đồng thời phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Đây cũng là lúc cơ thể sản xuất ra các hormone tăng trưởng rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ bắp của trẻ nhỏ.

nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
GIấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí não của trẻ nhỏ.

Nói chung, giấc ngủ trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não của trẻ. Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc, thường xuyên giật mình thức dậy và quấy khóc có thể khiến bé chậm lớn, trí nhớ kém hơn các bạn đồng trang lứa.

Trong đó, tư thế ngủ có mối liên quan mật thiết đến việc trẻ ngủ có ngon không. Bé nằm có thoải mái, đúng tư thế thì ngủ mới sâu giấc được. Ngoài ra, nếu tư thế ngủ không chuẩn còn có thể gây ra một số tình trạng nguy hiểm cho trẻ như bẹp đầu, khó thở, sặc sữa vv..

Các nghiên cứu cho thấy hội chứng chết đột ngột (sudden infant death syndrome) ở trẻ sơ sinh có liên quan rất nhiều đến các tư thế ngủ không an toàn thường gặp ở trẻ. Trong đó có đến 80% các ca tử vong đột ngột của trẻ sơ sinh tại Mỹ có liên quan đến vấn đề này.  Vì thế phụ huynh không nên chủ quan trong việc chăm sóc giấc ngủ cho con.

Trẻ sơ sinh có 3 tư thế nằm chính là nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng. Phụ huynh hoàn toàn có thể là người quyết định tư thế nằm chuẩn cho bé, vì vậy hãy sửa tư thế nằm chuẩn cho bé ngay từ nhưng năm tháng đầu đời. Điều này sẽ tạo cho bé những thói quen tốt nhất định, đồng thời đem đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não cho con.

Mỗi tư thế đều có những điểm mạnh và yếu riêng, ngoài ra còn cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe để quyết định nên cho bé nằm về phía nào là tốt nhất. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không?

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không?

Các nghiên cứu thống kê cho thấy, có khoảng 50% trẻ sinh ngủ với tư thế nằm nghiêng. Có thể là do bé tự chuyển động hoặc cho phụ huynh đặt bé nằm nghiêng như vậy. Các chuyên gia nhi khoa cũng cho rằng đây là tư thế nằm rất tốt cho trẻ sơ sinh vì nó có thể phòng tránh được một số vấn đề thường xảy ra khi ở trẻ, nhờ đó con được ngủ ngon và sâu hơn, khi tỉnh dậy bé vui vẻ và linh hoạt hơn trông thấy.

Tuy nhiên, phụ huynh cần phải biết cân bằng và điều chỉnh các tư thế nằm cho trẻ bởi nếu xuyên suốt vài tiếng đồng hồ mà bé chỉ nằm mãi một tư thế không không thực sự là một điều tốt. Vì vậy phụ huynh cần phải linh hoạt hơn trong việc chăm sóc và điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh.

Ưu điểm của việc cho trẻ nằm nghiêng

Khi trẻ nằm nghiêng sang một bên, cơ thể sẽ không tạo áp lực lên tim, nhờ đó trẻ có thể giảm được các triệu chứng như nôn trớ, sặc sữa đồng thời hệ tiêu hóa cũng được phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn. Đồng thời khi nằm với tư thế này, dịch từ trong miệng trẻ có xu hướng chảy ra nhiều, do đó trẻ sẽ không bị ngạt thở khi ngủ.

nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, ngăn ngừa tình trạng trớ sữa rất tốt

Một số trẻ sơ sinh thường bị trớ sữa do hệ tiêu hóa hoạt động kém, bé ăn quá nhiều hoặc bú không tư thế hay có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác. Tình trạng này có thể xảy ra khi ngủ, đặc biệt nếu bé nằm không đúng tư thế có thể khiến sữa chảy ngược về cổ họng, sặc và buồn nôn, đồng thời khiến bé bị khó thở. Nếu bé được nằm nghiêng, chất dịch này sẽ chảy ra khỏi miệng kèm cơn nôn nên hạn chế tối đa tình trạng sặc sỡ, khó thở.

Nằm nghiêng sẽ giúp cho hệ tuần hoàn máu hoạt động nhuần nhuyễn, lượng máu đưa đến tim ổn định, động tĩnh mạch thông suốt, giảm áp lực đến tim và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch tối đa cho trẻ sơ sinh.Đồng thời nằm nghiêng cũng sẽ giúp cho quá trình vận chuyển các chất thải trong cơ thể trẻ từ ruột non đến ruột già hoạt động một cách thuận lợi, từ đó hệ tiêu hóa cũng được khỏe mạnh hơn trông thấy.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu cho trẻ nhỏ nằm nghiêng có thể giúp loại bỏ tình trạng ngáy do lượng không khí đi qua họng đến phổi được thuận lợi hơn.

Như vậy có thể thấy, nhưng lợi ích và việc nằm nghiêng đem đến cho trẻ là rất lớn.

Nhược điểm của việc nằm nghiêng ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu phụ huynh để trẻ nằm nghiêng trong một thời gian dài và tạo thành các thói quen thì cũng có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho trẻ.

nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Qúa lạm dụng việc nằm nghiêng cũng có thể dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh

Trẻ nằm nghiêng nhiều có thể dẫn đến việc thay đổi hình dáng tai do tai bị chèn ép giữa mặt và nệm, thậm chí nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến thính giác. Đặc biệt nếu trẻ thường nằm nghiêng ở một bên trong một thời gian dài có thể tạo áp lực cho một bên mặt cùng các cơ quan khác như bụng, vai, tay và có nguy cơ bẹp đầu rất lớn.

Trong những tháng đầu đời, không chỉ các cơ quan bên trong của bé chưa được hoàn thiện mà hộp sọ cũng còn khá mềm nên rất bị tác động và ảnh hưởng. Nếu các áp lực tích tụ vào một điểm trong thời gian dài, điển hình như chỉ nằm nghiêng về bên trái có thể khiến hộp sọ bị lõm tại vùng này gây ra hội chứng đầu bẹt. Hội chứng này có thể làm ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mĩ, hạn chế khả năng mở rộng của não khiến trẻ kém thông minh hơn.

Trẻ nằm quá lâu ở tư thế nghiêng mình có khả năng mắc tật vẹo cổ rất cao do sự rút ngắn bất thường  của cơ sternocleidomastoid có vai trò kết nối phía bên của đầu với xương đòn. Tình trạng này có thể gây ra một số khó khăn cho trẻ khi bú mẹ, ví dụ như trẻ vẹo đầu về bên trái thì rất khó khăn khi bú bên phải. Vẹo cổ có thể trở thành tật theo trẻ đến suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.

Các nghiên cứu cho thấy dù nằm nghiêng có thể giúp làm giảm nghẹt thở do sặc sữa hay các dị vật nhưng nếu nằm trong tư thế này quá lâu thì nó cũng có thể gây ra tình trạng khó thở. Đặc biệt khi nằm nghiêng về phía phải quá lâu có thể khiến thức ăn trào ngược,  tích tụ lại ở lỗ mở khí quản khiến bé không thở được.

Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng quá lâu, vai và tay bị chèn ép có thể khiến bé có cảm giác bị tê cứng một bên cơ thể. Điều này khiến con cảm thấy mệt mỏi và uể oải khi thức dậy, vận động kém, thụ động và quấy khóc.

Chứng đổi màu da cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ do bé nằm ngủ nghiêng về một bên quá nhiều.Đây là tình trạng sau khi bé ngủ dậy cơ thể sẽ phân chia thành ranh giới hai màu da rõ rệt. Nửa cơ thể nằm nghiêng có thể đổi thành màu hồng hoặc đổ còn nửa con lại không có gì thay đổi. Nguyên nhân gây ra sự đổi màu bất thường này là do sự thay đổi trọng lực cơ thể khiến máu không thể lưu thông. Tình trạng này có thể xuất hiện và biến mất sau vài phút khi  đổi tư thế nằm nhưng cũng có thể kéo dài và cần dùng một số biện pháp y tế để điều trị.

Nói chung, tư thế nằm nghiêng cho trẻ vừa có lợi, vừa có hại. Vì vậy để trả lời chính xác việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không còn phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng phụ huynh cần biết cách cân bằng và điều chỉnh tư thế nằm thường xuyên cho trẻ để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại, đảm bảo bé được phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất.

Các tư thế nằm tốt nhất cho bé

Thực chất không có tư thế nào là tốt nhất nếu phụ huynh không biết cách sắp xếp chúng một cách phù hợp. Mỗi tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp đều có ưu và nhược điểm riêng. Phụ huynh cần nắm bắt được các ưu/ nhược điểm này để hỗ trợ thay đổi tư thế nằm cho bé một cách phù hợp hơn.

Tư thế nằm nghiêng

Như đã nói phía trên, ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng là hạn chế tình trạng trớ sữa, ngạt thở, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên các nhược điểm kèm theo nếu lạm dụng tư thế này có thể khiến trẻ bị lõm một bên đầu, vẹo cổ, thay đổi hình dáng tai và gây khó thở.

Phụ huynh nếu muốn cho trẻ nằm nghiêng an toàn thì nên chú ý một số vấn đề sau

  • Trong những tháng đầu, trẻ chưa có thể tự duy trì việc nằm nghiêng. Vì vậy mẹ nên chèn sau lưng cho bé một chiếc gối mềm để duy trì tư thế. Hoặc có thể dùng một chiếc khăn cuốn thành vòng tròn đặc dọc người bé để bé ôm một bên.
  • Đặt tay về trước mặt trẻ để trẻ không thể trở mình và chuyển thành tư thế nằm sấp có thể gây ra một số nguy hiểm nếu phụ huynh không chú ý.
  • Nên ưu tiên cho trẻ nằm nghiêng về phía bên trái nhiều hơn để tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế việc ủ kén. Nhiều phụ huynh thường có thói quen cuốn khăn ủ để giữ ấm cho trẻ rồi đặt bé nằm nghiêng sang một bên. Tuy nhiên dạng ủ kén lại tạo thành một bề mặt hình tròn có thể khiến bé dễ dàng lăn đi và gây ra một số tình trạng nguy hiểm khác.
  • Chú ý sau vài tiếng thay đổi bên hoặc tư thế cho bé một lần để bé bớt cảm giác tê một vùng tay đồng thời hạn chế một số nguy hiểm khác.

Tư thế nằm ngửa

Phụ huynh thường có xu hướng cho bé nằm ngửa nhiều hơn, tuy nhiên tư thế này cũng vừa có những ưu và nhược điểm liên quan đến sức khỏe mà phụ huynh cần phải lưu ý để cân bằng sao cho phù hợp.

nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Trẻ sơ sinh nằm ngửa cũng rất tốt cho tim, phổi, bàng quang nên phụ huynh cũng nên ưu tiên cho bé ngủ với tư thế này

Ưu điểm của việc nằm ngửa là có tính an toàn cao, lỗ mũi được thông thoáng, hạn chế tối đa tình trạng nghẹt thở, ít tạo áp lực lên các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày hay bàng quang. Đồng thời khi bé nằm ngủ rất thuận tiện để phụ huynh có thể nắm bắt được trạng thái của con thông qua sắc mặt, hơi thở, nhờ đó có những biện pháp chăm sóc kịp thời hơn.

Tuy nhiên nằm ngửa cũng có rất nhiều nhược điểm mà phụ huynh cần phải lưu ý. Bé nằm ngửa nhiều có nguy cơ bị bẹp đầu rất lớn do hộp sợ còn khá mềm nên dễ bị tác động. Khi nằm ngửa bé thường có cảm giác thiếu an toàn hơn do không có chỗ dựa như khi nằm nghiêng nên có thể khó ngủ hơn.

Bên cạnh đó, nằm ngửa có thể gây ra một số vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh. Lúc này cơ thể bé được thả lỏng và thư giãn khiến cho cuống lưỡi có xu hướng đổ lùi về sau và gây ra một số trở ngại cho đường thở. Trẻ cũng có xu hướng ngáy nhiều hơn khi nằm ngửa, đặc biệt là sau khi vừa bú mẹ hoặc vừa ăn.

Phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau nếu cho bé nằm ngửa

  • Sử dụng một số loại gối chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh để hạn chế tối đa nguy cơ này
  • Trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu tuy chưa thể xoay cả người nhưng có thể xoay mình và gây bẹp một bên đầu, vì thế nếu trẻ bị bẹp đầu bên phải phụ huynh có thể hướng cho trẻ xoay về bên trái để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, tránh để gây ra các biến chứng nặng hơn.
  • Bé nằm ngửa có thể xoay đồ rất thuận tiện, vì thế phụ huynh không nên để các đồ vậy có thể tập trung sự chú ý của bé ở bên vì sẽ kích thích bé chỉ nhìn về một hướng làm tăng nguy cơ bẹp đầu.
  • Đặt bên cạnh bé gối hoặc thú bông để tạo cảm giác an toàn cho con.
  • Không cho trẻ nằm nghiêng nếu có triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
  • Chú ý thường xuyên thay đổi tư thế cho con, đặc biệt nếu bé bị ngủ ngáy cần đổi sang tư thế nằm nghiêng.

Tư thế nằm sấp

Nhiều trẻ thường có xu hướng nằm sấp vì có cảm giác ấm áp hơn. Đặc biệt với những trẻ đang trong giai đoạn biết bò hay lẫy có thể tự vận động và xoay mình nằm sấp. Tuy nhiên đây lại là một trong những tư thế tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất, thậm chí có thể gây ngạt thở khiến bé tử vong nếu phụ huynh không phát hiện kịp thời. Vì thế phụ huynh nên hạn chế tối đa việc cho bé nằm với tư thế này.

nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng
Nằm sấp giúp bé cảm thấy ấm áp và an toàn hơn nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm

Ưu điểm của việc cho bé nằm sấp là tạo cảm giác an toàn vì khi ở trong bụng mẹ thai nhi đã có tư thế này nên khi được sinh ra vấn theo thói quen cũ. Nằm sấp cũng làm giảm tình trạng nôn ọe khá tốt vì giúp các chất được tan nhanh hơn trong dạ dày, không bị lưu lại ở thực quản và cổ họng. Đồng thời tư thế này cũng hỗ trợ cho quá trình tập lật và bò của bé đến sớm và có hiệu quả tốt hơn.

Có rất nhiều nguy hiểm có thể đến với trẻ nếu nằm ở tư thế này quá lâu. Đặc biệt tình trạng nguy hiểm nhất chính là nghẹt thở, vì mũi và miệng đều bị chèn ép do khăn, gối ngăn chặn lại. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về trí não và thể chất, thậm chí có thể gây tử vong. Mặt khác việc thở kém cũng dẫn đến một số nguy hiểm cho tuần hoàn máu cùng các cơ quan khác trong cơ thể.

Chưa kể nếu trong mặt chăn gối không được vệ sinh sạch sẽ còn có thể khiến trẻ hít vào miệng gây ra một số vấn đề khác về hô hấp như dị ứng hay các bệnh về phổi do hít phải dị vật thường xuyên.

Phần bụng của trẻ khi nằm sấp sẽ gắn chặt với nệm khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên làm tiết dịch mồ hôi quá mức, cơ thể không kịp tản nhiệt dẫn đến bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Nằm sấp cũng rất khó để phụ huynh có thể quan sát được các biểu hiện khiến cho việc chăm sóc con gặp nhiều trở ngại hơn.

Dù vậy phụ huynh vẫn có thể cho bé nằm sấp trong một thời gian ngắn, tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sau

  • Đảm bảo bé không bị quá đói, quá mệt, bị nghẹt mũi hay mắc các vấn đề về hô hấp
  • Đặt trẻ nằm sấp trên nệm hoặc khăn bông mềm có độ dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x 15cm
  • Đặt bàn tay bé sao cho ôm vào khăn bông một cách tự nhiên và thoải mái, chú ý không để hông và đùi gập vào quá quá 90 độ.
  • Chỉ có bé nằm sấp trong một thời gian ngắn, phụ huynh có thời gian quan sát và chăm sóc trẻ.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy những trẻ mắc viêm mũi dị ứng nên đặt nằm nghiêng, trong khi trẻ sinh non nên được đặt trong tư thế nằm ngửa sẽ tốt cho sự hoàn thiện và phát triển thể chất hơn. Một số trường hợp trẻ sơ sinh đang mắc một số bệnh hô hấp cấp cần được theo dõi tại bệnh viện cũng có thể được đặt nằm sấp dưới sự theo dõi và điều trị của bác sĩ.

Nói tóm lại, mỗi tư thế đều có những cái lợi và hại riêng. Không thể nói rằng đâu là tư thế tốt nhất được. Vì thế phụ huynh cần chú ý luân phiên thay đổi giữa các tư thế một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Vì vậy, để giải đáp việc ” có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một số lưu ý để trẻ sơ sinh có tư thế ngủ tốt nhất

Phụ huynh hoàn toàn có thể là người quyết định được bé nên nằm thế nào là tốt nhất. Chỉ cần một chút chú ý và thay đổi cũng giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất về cả thể chất và trí não ngay từ những giai đoạn đầu đời. Một số vấn đề mà phụ huynh cần lưu ý để bé có giấc ngủ an toàn nhất bao gồm

  • Thay đổi tư thế nằm cho bé khoảng 2- 3 tiếng một lần.
  • Ưu tiên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về phía bên trái nhiều hơn.
  • Trẻ trong 2-3 tháng đầu chưa thể tự chuyển mình, vì thế phụ huynh nên dùng gối hay thú bông cố định phần lưng để duy trì một tư thế cho trẻ
  • Sang tháng thứ 4 trở đi, bé đã bắt đầu tập lẫy hay bò, điều này khiến bé có thể tự động chuyển mình nhiều hơn. Vị thế phụ huynh cần phải chú ý để tránh bé chuyển sang nằm sấp quá lâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Luôn giữ bé trong tầm mắt, ngay cả khi bé ngủ.
  • Không cuốn trẻ quá chặt khi ngủ. Bên cạnh đó phụ huynh cũng chỉ nên dùng tấm cuốn này trước khi bé tập lật để bé có thể vận động chân tay thoải mái hơn.
  • Cha mẹ và bé nên nằm chung phòng để tiện theo dõi và quan sát, tuy nhiên nên hạn chế ngủ chung
  • Hạn chế các đồ vật không cần thiết trong phòng ngủ cho con.
  • Hạn chế sắp xếp các đồ vật thu hút sự chú ý của bé vào một bên vì có thể khiến bé hướng sang nhìn một bên gây vẹo đầu.
  • Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ và thoải mái, không có bụi bẩn, đặc biệt là khói thuốc.
  • Không có bé nằm nệm hay giường quá cứng, không dùng loại chăn quá nặng và nóng.
  • Không có bé nằm trên chăn, đệm có độ lún sâu.
  • Nên ưu tiên dùng các loại chăn đệm có nút ghim cố định mép để tránh trường hợp chăn phủ lên mặt gây khó thở.
  • Ưu tiên chọn những chiếc gối mềm có độ dày khoảng 2-3 cm để tốt cho đường thở của trẻ.

Đưa bé đến bệnh viện nếu thấy bé có một số dấu hiệu sau

  • Trẻ có dấu hiệu bị vẹo một bên cổ.
  • Trẻ bị đổi màu da một bên cơ thể do nằm nghiêng một bên mãi không hết.
  • Bé nằm sấp bị tím tái cơ thể

Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết nên cho con ngủ ở tư thế nào là phù hợp và tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giải đáp giúp bạn băn khoăn “có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không”. Phụ huynh nhớ chú ý luôn để con trong tầm quan sát để tiện chăm sóc và tránh các nguy hiểm khác, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm...

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn