Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyên

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

So với kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chụp x quang hay CT thì phương pháp chụp MRI được nhiều người bệnh lựa chọn bởi kết quả hình ảnh từ kỹ thuật này có tỷ lệ chính xác cao hơn, giúp bác sĩ chuyên khoa có thể chuẩn đoán cụ thể mức độ bệnh lý, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội chụp MRI thoát vị đĩa đệm vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết
So với kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chụp x quang hay CT thì phương pháp chụp MRI được nhiều người bệnh lựa chọn bởi kết quả hình ảnh từ kỹ thuật này có tỷ lệ chính xác cao hơn

Chụp MRI bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là một trong những kỹ thuật chuẩn đoán phổ biến có tính chính xác cao. Phương pháp này được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng trong điều trị các bệnh lý bên trong cơ thể, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hình ảnh chụp được từ MRI có chi tiết giải phẫu tốt và độ tương phản cao. Thông qua các thông số MRI thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát được cấu trúc, vị trí cũng như mức độ tổn thương của những bộ phận trên cơ thể.

Bên cạnh đó, với kỹ thuật chụp MRI có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ so với các phương pháp chụp CT hay x quang. Tuy nhiên, chi phí thực hiện chụp cộng hưởng MRI khá cao.

Kỹ thuật chụp MRI được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế nhằm chẩn đoán các bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh tim mạch, bệnh lý về xương khớp, thần kinh và các vấn đề liên quan đến cột sống, bao gồm thoát vị đĩa đệm.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi nào?

Đối với những trường hợp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI nhằm xác định cụ thể mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh lý. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được thực hiện khi người bệnh có những biểu hiện sau:

  • Đau nhức kéo dài, tứ chi tê bì
  • Khó khăn trong kiểm soát hoạt động của ruột và bàng quang
  • Đối tượng có tiền sử mắc ung thư và nghi ngờ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Các cơn đau xuất hiện đột ngột và trở nên nặng nề hơn khi mang vác các vật nặng hoặc bị đau lưng kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân
  • Tình trạng đau nhức cột sống kéo dài dai dẳng và có xu hướng nặng nề hơn vào ban đêm
  • Những cơn đau thường khởi phát ở lưng và dần lan rộng xuống hai đùi, hai chân.

Việc thực hiện chụp cộng cộng hưởng từ MRI nhằm:

  • Xác định được giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm, có chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh hay cột sống hay không thông qua mô tả của MRI
  • Từ hình ảnh của MRI thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương của cột sống và thắt lưng.
  • Bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá được các vấn đề liên quan đến những bệnh lý bẩm sinh
  • Chẩn đoán được di căn mô mềm xung quanh, xương sống giai đoạn sớm, u cột sống,…
  • Xác định được tổn thương dẫn đếm dây thần kinh bị chèn ép, viêm
  • Đánh giá sau khi cột sống bị chấn thương giúp phát hiện những bất thường tại dây chằng, đĩa đệm, tủy sống và xương
  • Với kỹ thuật chụp MRI, bác sĩ sẽ phát hiện được những bệnh lý bên trong ống sống như tụ máu tại ống sống, u trong ống sống

Việc nắm rõ các thông tin liên quan về bệnh lý sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng. Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm và kết hợp vật lý trị liệu. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng, đe dọa đến chức năng vận động, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa.

Một số hình ảnh thoát vị đĩa đệm được chụp cộng hưởng từ MRI

Dưới đây là hình ảnh được chụp từ MRI bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ:

Một số hình ảnh thoát vị đĩa đệm được chụp cộng hưởng từ MRI
Hình ảnh từ MRI ống sống bị hẹp do ảnh hưởng khối thoát vị
Một số hình ảnh thoát vị đĩa đệm được chụp cộng hưởng từ MRI
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI đốt sống cổ
Một số hình ảnh thoát vị đĩa đệm được chụp cộng hưởng từ MRI
Hình ảnh chụp được đốt sống thắt lưng

Ưu điểm và hạn chế chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại song song những ưu điểm vượt trội và hạn chế nhất định. Bao gồm kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chụp cộng hưởng từ MRI.

Ưu điểm:

  • Kết quả hình ảnh chụp từ MRI có độ chính xác cao, hiển thị rõ khu vực bị thoát vị, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh lý
  • Chụp cộng hưởng từ MRI có độ an toàn cao, không tiềm ẩn những rủi ro như kỹ thuật chụp x quang hay CT
  • Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp MRI cho phép bác sĩ chuyên khoa phát hiện các bất thường ở cột sống mà phương pháp chụp CT, x quang không thể phát hiện và rất khó nhìn thấy
  • Các bệnh lý liên quan đến cột sống, xương khớp, tim mạch,… khi áp dụng kỹ thuật chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp được MRI sẽ cho ra kết quả chính xác với tỷ lệ rất cao.

Hạn chế:

  • Phương pháp chụp MRI không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
  • Đối với phụ nữ sau khi sinh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể
  • Với những trường  hợp gắn các dụng cụ điều trị bằng kim loại trong cơ thể sẽ không được thực hiện chụp MRI. Bởi kỹ thuật chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm này có lực từ trường mạnh và có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe
  • Nếu có nhu chụp MRI ở những bệnh viện công lập, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn
  • Chi phí thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI khá cao

Chi phí chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán chụp MRI được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế từ bệnh viện công lập, bệnh viện quốc tế, phòng khám tư nhân,… Do đó, chi phí thực hiện chụp MRI thoát vị đĩa đệm cũng sẽ không giống nhau.

Chi phí chụp cộng hưởng từ MRI có thể tác động bởi những yếu tố sau:

  • Vị trí chụp: Dựa vào vị trí cần chẩn đoán sẽ có chi phí khác nhau. Cụ thể người bệnh chụp MRI ở cánh tay sẽ có mức giá khác so với chụp toàn phần cột sống.
  • Cơ sở y tế: Thực hiện chụp MRI tại bệnh viện công lập, các phòng khám tư nhân hay bệnh viện quốc tế cũng sẽ có mức giá khác nhau
  • Thiết bị: Kỹ thuật chụp cộng hưởng MRI áp dụng công nghệ hiện đại sẽ có chi phí thực hiện cao hơn so với công nghệ cũ. Tuy nhiên, với hệ thống máy móc mới sẽ cho ra kết quả chính xác cao.
Chi phí chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Chi phí thực hiện chụp MRI thoát vị đĩa đệm sẽ dao động khoảng 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng

Nhìn chung, chi phí thực hiện chụp MRI thoát vị đĩa đệm sẽ dao động khoảng 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng. Tại những cơ sở y tế, bệnh viện quốc tế, chi phí thực hiện có thể lên đến 10.000.000 đồng.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Để đảm bảo tính chính xác cao và an toàn trong quá trình quá trình chụp cộng hưởng MRI, người bệnh có thể tham khảo một số cơ sở y tế uy tín dưới đây:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM
  • Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM
  • Cơ sở 4: Số 525/7 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI thuốc phản ứng: 3.000.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI không thuốc phản ứng: 2.300.000 đồng/ lần

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM
  • Điện thoại: 028 3855 4138 – 028 3855 4137
  • Email: bvchoray@choray.vn

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI thuốc phản ứng: 3.000.000 – 3.500.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI không thuốc phản ứng: 2.000.000 – 2.500.000 đồng/ lần

3. Bệnh viện chấn thương chỉnh hình

  • Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 vị trí: 2.000.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI 1 vị trí tiêm thuốc: 2.500.000 đồng/ lần

4. Bệnh viện nhân dân 115

  • Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI cột sống ngực tiêm thuốc phản khoảng 2.500.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI cột sống ngực không tiêm thuốc phản khoảng 2.000.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI cột sống không tiêm thuốc phản khoảng 2.000.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI cột sống tiêm thuốc phản khoảng 2.500.000 đồng
  • Chụp MRI sọ não khoảng 2.000.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI 1 vị trí khoảng 1.754.000 đồng/ lần
  • Chụp MRI 1 vị trí tiêm thuốc khoảng 1.754.000 đồng + 600.000 đồng/ lần
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm ở đâu?
Bệnh viện nhân dân 115

5. Phòng khám Vietlife MRI

  • Địa chỉ: Số 583 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI cột sống cổ khoảng 2.100.000 đồng
  • Chụp MRI cột sống thắt lưng khoảng 2.100.000 đồng

6. Bệnh viện Hòa Hảo

  • Địa chỉ: Số 254 Hòa Hảo, quận 10, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI không dùng thuốc phản ứng: 1.500.000 đồng/ 1 vị trí
  • Chụp MRI dùng thuốc phản ứng: 2.000.000 đồng/ vị trí

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ

  • Địa chỉ: Số 60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 vị trí khoảng 2.625.000 đồng
  • Chụp MRI 1 ví trí với BHYT đúng tuyến khoảng 1.754.000 đồng
  • Tiêm thuốc phản từ khoảng 700.000 đồng

8. Bệnh viện Vinmec Central Park

  • Địa chỉ: Số 2-2Bis Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 khớp dùng thuốc tương phản khoảng 3.300.000 đồng
  • Chụp MRI cột sống dùng thuốc tương phản khoảng 3.000.000 đồng

Tại Hà Nội

1. Bệnh viện Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 vị trí không tiêm thuốc tương phản khoảng 2.750.000 đồng
  • Chụp MRi 1 vị trí dùng thuốc tương phản: 3.300.000 đồng

2. Phòng khám Vietlife MRI

  • Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 vị trí không tiêm thuốc tương phản khoảng 1.800.000 đồng
  • Chụp MRi 1 vị trí dùng thuốc tương phản khoảng2.500.000 đồng
  • Chụp MRI toàn bộ cột sống khoảng 4.500.000 đồng
  • Chụp MRI toàn thân khoảng 10.600.000 đồng
  • Chụp MRI khớp ngón tay khoảng 1.900.000 đồng
  • Tiêm thuốc phản khoảng 700.000 đồng

3. Bệnh viện K

Địa chỉ:

  • Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 30 Cầu Bươu, phường Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Chi phí tham khảo:

  • Chụp MRI 1 vị trí không thuốc tương phản khoảng 1.754.000 đồng
  • Chụp MRI 1 vị trí dùng thuốc tương phản khoảng 2.237.000 đồng

Một số lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Phương pháp chụp MRI không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
  • Với những trường được yêu cầu gây mê trước khi chụp MRI, cần nhịn ăn từ 5 – 6 giờ trước khi tiến hành. Những trường hợp còn lại vẫn có thể ăn uống bình thường
  • Trước khi chụp cộng hưởng từ MRI, người bệnh không mang đồ vật kim loại như điện thoại, đồng hồ, vòng tay vào phòng chụp. Bởi thiết bị này sẽ tác động đến những vật dụng kim loại không chỉ ảnh hưởng đến kết quả chụp mà còn gây hại đến sức khỏe
  • Người bị thoát vị đĩa đệm chỉ thực hiện chụp MRI khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi điều này sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa có thể chủ động hơn trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý
  • Với những trường hợp sử dụng máy trợ thính, máy tạo nhịp tim nhân tạo, các thiết bị bơm thuốc tự động trong da bằng kim loại không được thực hiện chụp MRI
  • Để đạt được kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên chụp cộng hưởng từ MRI tại những địa chỉ uy tín, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại
  • Trong quá trình thực hiện chụp MRI thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là những thông tin liên quan đến chụp MRI thoát vị đĩa đệm và một số lưu ý trong trước và trong quá trình thực hiện. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thương ở cột sống, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic? Lời khuyên từ chuyên gia

Thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic? Lời khuyên từ chuyên gia

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm trong thời gian điều trị. Bởi đây được xem là một...

7+ thuốc trị thoát vị đĩa đệm của Mỹ tốt nhất được tin dùng

7+ thuốc trị thoát vị đĩa đệm của Mỹ tốt nhất được tin dùng

Các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm của Mỹ được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn trong quá trình điều trị, giúp cải thiện các triệu chứng đau...

Chụp x quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không? [Giải đáp]

Chụp x quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không? [Giải đáp]

"Chụp x quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Bởi đây là một trong những xét nghiệm bắt...

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Các loại thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị được nhiều người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả, cũng như độ an toàn. Tuy nhiên,...

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện tình trạng đau nhức, căng cứng cơ, duy trì khả năng vận động và hỗ trợ làm...

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không cần phải do bác sĩ xem xét và chỉ định. Thường chỉ khi tình trạng bệnh đã quá nguy hiểm mà việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn