Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Hiện nay, chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân cân nhắc áp dụng. Với thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, 11 mẹo điều trị dưới đây sẽ phát huy công dụng tối đa nếu được thực hiện cẩn thận, đúng cách. 

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm
11 cách chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

11 cách chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản, gây tắc nghẽn đường thở. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này bao gồm: sốt cao, ho nhiều, cổ họng có đờm, khó thở, thở khò khè… Bệnh viêm phế quản được phân chia thành viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.

Để điều trị hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Trong đó, dùng thuốc Tây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng, thuốc Tây có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, sau quá trình tìm hiểu, nhiều bệnh nhân đã quyết định chuyển sang chữa viêm phế quản bằng cách bài thuốc dân gian. Phương pháp điều trị này vừa an toàn, hiệu quả vừa đơn giản, tiện lợi với chi phí tiết kiệm.

11 bài thuốc dưới đây có thể thấm sâu vào cơ thể, tác động từ từ tới căn nguyên bệnh lý, từ đó cải thiện triệu chứng, hồi phục chức năng tạng phủ, giảm thiểu nguy cơ tái phát và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ở mỗi người rất khác nhau. Do đó, độc giả cần kiên trì áp dụng với liều lượng phù hợp cho đến khi thu được kết quả như ý.

1. Chữa viêm phế quản bằng gừng tươi

Theo quan niệm Đông y, với tính ấm, vị cay, củ gừng có công dụng giảm ho, kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa cơ thắt cơ trơn thực quản, chủ trị chứng nghẹt mũi, cảm lạnh, ho có đờm, rối loạn tiêu hóa, say tàu xe, viêm phế quản…

Chữa viêm phế quản bằng gừng tươi
Củ gừng có công dụng đẩy lùi chứng nghẹt mũi, cảm lạnh, ho có đờm, rối loạn tiêu hóa, say tàu xe, viêm phế quản…

Bài thuốc từ củ gừng, mật ong, rễ trà

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi, 50g mật ong nguyên chất, 100g rễ cây trà và 200g nước vừa đủ
  • Rửa sạch củ gừng và rễ trà trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Sắc kỹ cả hai nguyên liệu trong vòng 10 – 15 phút
  • Thêm mật ong vào dung dịch, khuấy đều
  • Dùng 20ml/ngày

Bài thuốc từ gạo và củ gừng

  • Chuẩn bị 2 – 3 lát gừng già và 50g gạo ngon
  • Rang gạo đều tay cho đến khi ngả vàng
  • Thêm 2 chén nước sạch
  • Nấu sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 phút
  • Gạn lấy nước
  • Uống 2 lần/ngày

2. Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ củ tỏi

Với tên khoa học là allium sativum L., củ tỏi thuộc họ hành (alliaceae) và có nguồn gốc từ Trung Á. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, tinh dầu tỏi chứa hàng loạt hoạt chất kháng sinh. Vì vậy, vị thuốc này mang đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và có thể chữa khỏi cũng như phòng ngừa nhiều bệnh lý về đường hô hấp.

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ củ tỏi
Củ tỏi mang đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.

Bài thuốc từ củ tỏi và gừng tươi

  • Chuẩn bị 500g củ tỏi, 1 nhánh gừng tươi và một chút đường cát
  • Bóc vỏ củ tỏi
  • Rửa sạch củ gừng
  • Xay nhuyễn toàn bộ dược liệu, vắt lấy nước
  • Trộn đều dung dịch với đường cát
  • Dùng 2 lần/ngày

Bài thuốc từ củ tỏi và mật ong

  • Chuẩn bị một lượng tỏi tươi mật ong nguyên chất vừa đủ
  • Bóc vỏ, rửa sạch củ tỏi, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước
  • Nấu kỹ nước cốt tỏi và mật ong nguyên chất cho đến khi hỗn hợp cô đặc thành cao
  • Hòa vào nước ấm, uống 3 lần/ngày

Bài thuốc từ củ tỏi, giấm ăn, đường đỏ và mật ong

  • Chuẩn bị 250g tỏi tươi, 90g đường đỏ cùng một chút giấm ăn và mật ong nguyên chất
  • Bóc vỏ, rửa sạch, nghiền nát lượng tỏi
  • Ngâm tỏi với giấm ăn, đường đỏ và mật ong nguyên chất trong vòng 15 ngày
  • Dùng 3 lần/ngày, 200ml/lần khi bị đau tức ngực vì bệnh viêm phế quản

3. Chữa viêm phế quản bằng mật ong

Với nhiều hoạt chất chống khuẩn, kháng virus, mật ong nguyên chất có thể giảm ho, làm dịu cổ họng và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất dồi dào từ loại thực phẩm này đảm bảo bổ sung đầy đủ nguồn năng lượng cần thiết, góp phần bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng.

Chữa viêm phế quản bằng mật ong
Mật ong nguyên chất có thể giảm ho, làm dịu cổ họng và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng thích hợp trước khi cho bé sử dụng.

Bài thuốc từ chanh tươi và mật ong

Sự kết hợp hoàn hảo giữa chanh tươi và mật ong có thể giảm ho, loại bỏ cảm giác nuốt vướng và làm dịu cổ họng vô cùng hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
  • Trộn đều nước cốt chanh và mật ong nguyên chất
  • Dùng 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối

Bài thuốc từ củ tỏi và mật ong

Củ tỏi rất giàu allicin, vitamin (A, B, C) và khoáng chất (thiếc, sắt, kali, canxi, selen, nhôm). Vì vậy, vị thuốc này có khả năng kháng sinh, chống viêm, tiêu diệt mầm bệnh và nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, mật ong nguyên chất cũng là thực phẩm kháng viêm, chống khuẩn tuyệt vời mà các bệnh nhân không thể bỏ qua.

  • Chuẩn bị 2 muỗng canh tỏi băm và 2 muỗng canh mật ong nguyên chất
  • Trộn đều hai nguyên liệu
  • Ăn 2 lần/ngày, 1 muỗng/lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

Bài thuốc từ giấm táo và mật ong

Men vi sinh và axit axetic từ giấm táo có tác dụng cân bằng nồng độ pH bên trong cơ thể, từ đó đẩy lùi tình trạng sưng viêm. Thành phần kali cũng hỗ trợ làm giảm cảm giác khó chịu và hòa loãng dịch nhầy. Ngoài ra, trong mẹo dân gian này, mật ong trở thành một chất khử tự nhiên mang đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cao với công dụng xoa dịu cơn ho và hạn chế sưng viêm ống phế quản.

  • Chuẩn bị 1 ly giấm táo, 2 ly nước lọc và 1 muỗng canh mật ong nguyên chất
  • Trộn đều nước lọc, giấm táo và mật ong
  • Uống dung dịch 1 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện

Bài thuốc từ củ cải và mật ong

Theo Đông y, củ cải trắng tính mát, vị cay, được quy vào hai kinh vị và phế. Loại dược liệu này có thể điều trị bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp hoặc rối loạn tiêu hóa.

  • Chuẩn bị 500g củ cải trắng và 50ml mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch, xay nhuyễn củ cải trắng, vắt lấy nước cốt
  • Trộn đều mật ong và nước cốt củ cải
  • Chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày

Nếu đang ho có nhiều đờm, bệnh nhân có thể:

  • Phơi khô hạt củ cải
  • Tấm ướp hạt củ cải trong nước gừng tươi
  • Sao vàng và tán hạt củ cải thành bột mịn
  • Nấu sôi 5g vỏ quýt với 10g gừng già cùng 100ml nước cho đến khi dung dịch cô đặc còn 50ml
  • Gạn lấy nước trong, thêm một chút bột gạo, khuấy đều và nấu chín
  • Trộn đều bột hạt củ cải với nước hồ gừng
  • Vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ như hạt đậu đen
  • Dùng thuốc trước bữa ăn với liều lượng 15 – 20 viên/lần

Bài thuốc từ quế, gừng, đinh hương và mật ong

Quế, gừng, đinh hương và mật ong đều chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm, chống virus tự nhiên, an toàn. Vì vậy, bài thuốc này có thể làm sạch toàn bộ chất nhầy, từ đó hạn chế tình trạng tắc nghẽn bên trong ống phế quản.

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê gừng cắt hạt lựu, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 3 – 4 thanh quế, một chút đinh hương cùng 2 ly nước lọc
  • Nấu sôi 2 ly nước lọc, sau đó thêm quế, gừng, đinh hương vào, đun thêm 5 phút
  • Lọc lấy nước thuốc
  • Thêm chút mật ong nguyên chất
  • Uống đều đặn 3 lần/ngày

4. Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ trầu không

Theo quan niệm y học cổ truyền, lá trầu không tính ấm, vị nồng, được quy vào kinh tỳ, phế, vị. Loại thảo dược này có công dụng trừ ho, hóa đờm, khu phong, kháng khuẩn, làm ấm cổ họng. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản như:

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ trầu không
Lá trầu không giúp trừ ho, hóa đờm, khu phong, kháng khuẩn, làm ấm cổ họng.
  • Betel và chavicol là hai chất kháng sinh tự nhiên có khả năng làm giảm ngứa rát cổ họng và ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn (trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nhóm vi khuẩn subtilis cùng một số virus).
  • Cineol, tanin và eugenol sở hữu đặc tính kháng viêm, giúp cản trở hiện tượng viêm nhiễm, hạn chế tích đờm trong phế quản và chống lại quá trình oxy hóa.
  • Estragol, chavibetol, vitamin và axit amin góp phần thúc đẩy cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Nhờ đó, 6 bài thuốc dưới đây có thể cải thiện triệu chứng ho có đờm, đau tức ngực, thở khò khè và làm thông thoáng đường thở.

Bài thuốc từ muối hạt và trầu không

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không tươi và một chút muối hạt
  • Rửa sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn trầu không với một chút muối hạt
  • Bọc hỗn hợp trong một tấm vải sạch, vắt lấy nước cốt
  • Chia dung dịch thành nhiều lần uống, dùng hết trong ngày

Bài thuốc từ mật ong và trầu không

Hỗn hợp mật ong và trầu không có thể xoa dịu niêm mạc cổ họng, long đờm, triệt tiêu tác nhân gây hại, đồng thời bổ sung năng lượng cho người bệnh.

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không tươi cùng một chút mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn lá trầu không với một chút nước lọc, vắt lấy nước cốt, loại bỏ phần bã
  • Thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều
  • Uống 2 – 3 lần/ngày

Ngoài ra, bạn cũng có thể:

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không tươi
  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xắt nhỏ nguyên liệu
  • Cho lá vào nồi, đổ nước ngập mặt, nấu sôi trong 20 phút
  • Vắt lấy tinh chất nước cốt
  • Hòa dung dịch với một chút mật ong rồi uống trực tiếp

Bài thuốc từ củ gừng và trầu không

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không và 1 – 2 củ gừng
  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Cắt nhỏ nguyên liệu
  • Cạo vỏ, rửa sạch, xắt sợi củ gừng
  • Giã nhuyễn củ gừng với trầu không
  • Nấu sôi hỗn hợp cùng 1 ly nước lọc trong vòng 15 phút, đậy kín nắp
  • Chắt lấy tinh chất nước cốt
  • Có thể thêm 1 muỗng cà phê mật ong
  • Dùng ngay khi còn ấm

Bài thuốc từ hành trắng và trầu không

Hành trắng (hành tăm, củ nén) là vị thuốc dân gian điều trị các bệnh lý về đường hô hấp vô cùng quen thuộc. Đông y quan niệm, loại dược liệu này mùi hăng, tính nóng, vị cay, có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, hạ sốt, giảm đau và kiểm soát triệu chứng ớn lạnh.

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không tươi và 2 – 4 củ nén
  • Rửa sạch cả hai nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Cắt nhỏ lá trầu không
  • Bóc vỏ hành trắng, xắt thành lát mỏng
  • Giã nhuyễn hai loại dược liệu
  • Nấu sôi hỗn hợp với 1 ly nước lọc trong khoảng 15 phút, chú ý đậy kín nắp
  • Chắt lấy tinh chất nước cốt
  • Dùng khi nước còn ấm
  • Uống 2 lần/ngày sau bữa ăn
  • Lưu ý, để phòng tránh rủi ro ngộ độc, bệnh nhân tuyệt đối không bổ sung mật ong vào dung dịch này

Bài thuốc từ củ nghệ và trầu không

Với hoạt chất curcumin, củ nghệ có thể long đờm, giảm ho, chống oxy hóa, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc ống phế quản. Ngoài ra, loại thảo dược này còn hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit dịch vị, từ đó khắc phục bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi cùng 6 – 10 lá trầu không
  • Rửa sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, sau đó cắt nhỏ
  • Rửa sạch, cạo vỏ, xắt lát củ nghệ
  • Giã nhuyễn hai nguyên liệu
  • Nấu sôi hỗn hợp cùng 1 ly nước lọc trong 15 phút, chú ý đậy kín nắp
  • Chắt lấy tinh chất nước cốt
  • Dùng khi nước còn ấm
  • Uống 5 lần/ngày sau bữa ăn

Bài thuốc từ đinh hương, nhục đậu khấu và trầu không

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không tươi, 300g nụ đinh hương và 300g nhục đậu khấu
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc trong nước muối pha loãng
  • Sắc kỹ toàn bộ nguyên liệu với 300ml nước lọc trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút
  • Chắt lấy tinh chất nước cốt
  • Dùng hết trong ngày
  • Kiên trì áp dụng 10 ngày liên tục

5. Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Với tính mát và vị cay – tanh, rau diếp có công dụng nuôi dưỡng làn da, giải độc gan, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, sát khuẩn. Dân gian quan niệm rằng, loài rau này có thể điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa (táo bón, trĩ nội – trĩ ngoại, viêm loét dạ dày) và đường hô hấp (viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản).

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá
Rau diếp có khả năng nuôi dưỡng làn da, giải độc gan, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, sát khuẩn.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất tuyệt vời, cụ thể:

  • Flavonoid, decanoyl-acetaldehyd, alkaloid mang đặc tính chống viêm, kháng khuẩn (phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu…) vô cùng mạnh mẽ.
  • Quercetin giúp lợi tiểu.
  • Zeaxanthin có thể chống oxy hóa, cản trở quá trình hình thành gốc tự do cũng như rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương ở ống phế quản.
  • Vitamin A góp phần hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Vitamin B hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.

Bài thuốc từ mật ong và rau diếp cá

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi và 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch rau diếp cá trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn nguyên liệu với một chút nước sạch
  • Vắt lấy nước cốt
  • Trộn đều mật ong với tinh chất rau diếp cá
  • Uống 2 – 3 lần/ngày trong 7 – 10 ngày liên tục

Bài thuốc từ cam thảo đất và rau diếp cá

Cam thảo đất là loại dược liệu Đông y nổi tiếng. Y học cổ truyền quan niệm, vị thuốc này vị ngọt, tính bình, không độc, có thể thanh nhiệt giải độc, chữa khỏi nhiều bệnh lý tiêu hóa cũng như đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp.

  • Chuẩn bị 200g cam thảo đất và 200g rau diếp cá tươi
  • Rửa sạch rau diếp cá trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Sắc kỹ hai nguyên liệu với lượng nước vừa đủ cho đến khi thuốc cô đặc
  • Dùng hỗn hợp hàng ngày, đều đặn trong khoảng 5 – 7 ngày

Bài thuốc từ nước vo gạo và rau diếp cá

Thành phần vitamin PP từ nước vo gạo giúp ức chế và triệt tiêu mầm mống gây bệnh ở phế quản. Không chỉ dừng lại ở đó, nước vo gạo còn có thể khử độc trái cây, rau củ cũng như khử được mùi tanh của rau diếp cá. Theo kinh nghiệm dân gian, sự kết hợp của nước vo gạo và rau diếp cá trong bài thuốc này có thể làm đẹp da, chữa bệnh viêm phế quản và kích thích hoạt động tiêu hóa.

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi và 1 phần nước vo gạo
  • Rửa sạch rau diếp cá trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn rau diếp cá với một chút nước sạch
  • Vắt lấy nước cốt
  • Trộn đều tinh chất rau diếp cá với nước vo gạo
  • Nấu sôi hỗn hợp khoảng 15 phút
  • Chia dung dịch thành nhiều phần bằng nhau, uống hết trong ngày khi còn ấm

Bài thuốc từ rau diếp cá và một số thảo dược khác

Để tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng rau diếp cá với một số thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính như: cam thảo, é rừng, bình vôi, sa sâm, thiên môn, mạch môn, kim ngân hoa…

  • Chuẩn bị 8g bình vôi, 8g cam thảo, 10g é rừng, 12g rau diếp cá tươi, 15g kim ngân hoa, 20g thiên môn và 20g mạch môn
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ các vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô đặc
  • Dùng bài thuốc này hàng ngày, uống liên tục trong 5 – 7 ngày
  • Lưu ý, nếu đang sử dụng thuốc Tây, bạn không nên áp dụng mẹo dân gian này

Món ăn tốt cho người bệnh viêm phế quản từ rau diếp cá

Độc giả có thể ăn rau diếp cá trực tiếp, dùng kèm các món ăn hoặc kết hợp với một số thực phẩm khác nhằm bồi bổ sức khỏe và nhanh chóng hồi phục. Theo quan niệm dân gian, phổi heo có thể giảm ho, ngừa ngứa họng, làm sạch đờm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

  • Chuẩn bị 1 bộ phổi heo và 1 nắm diếp cá tươi
  • Rửa sạch rau diếp cá trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Sơ chế phổi heo cẩn thận (ngâm nước muối hoặc chà nhẹ với muối để loại bỏ mùi hôi), xắt miếng vừa ăn
  • Bắc nồi nước sôi
  • Cho phổi heo vào, vớt bọt nổi lên
  • Thêm rau diếp cá khi phổi heo gần chín
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức khi món ăn còn ấm
  • Dùng 1 – 2 lần/tuần

6. Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ húng chanh

Húng chanh có mùi thơm nhẹ, chứa nhiều tinh dầu và mang đặc tính kháng khuẩn cao. Trong Đông y, loại thảo dược tính ấm, vị cay này có công dụng tiêu đờm, chống viêm, tán phong và ngăn ngừa tình trạng co thắt phế quản.

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian từ húng chanh
Húng chanh có mùi thơm nhẹ, chứa nhiều tinh dầu và mang đặc tính kháng khuẩn cao.
  • Cách 1: Rửa sạch, xắt nhỏ 20g lá húng chanh tươi, chưng cách thủy với 20g đường phèn, chắt lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày
  • Cách 2: Rửa sạch một lượng lá húng chanh vừa đủ, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày

7. Chữa viêm phế quản bằng hoa đu đủ đực

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ đường phèn và hoa đu đủ đực
  • Rửa sạch, phơi khô hoa đu đủ
  • Mỗi lần sử dụng, bạn trộn đều 20g hoa đu đủ khô với 50g đường phèn
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trong vòng 25 – 30 phút
  • Ngậm – nuốt món này cả nước lẫn cái khi còn ấm

8. Chữa viêm phế quản bằng lá tía tô

  • Chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ, 50g lá tía tô và 150g cải xoong cùng 3 chén nước lọc
  • Rửa sạch tất cả thảo dược
  • Cạo vỏ, cắt lát củ gừng
  • Nấu sôi toàn bộ nguyên liệu trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô cạn còn 1 chén
  • Chắt lấy nước cốt
  • Dùng khi còn ấm
  • Uống 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng

9. Chữa viêm phế quản bằng hoa cúc và bạc hà

  • Chuẩn bị 8g lá canh, 10g lá hẹ, 10g rau má, 10g hoa cúc, 12g lá bạc hà và 12g lá dâu tằm
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc
  • Sắc kỹ toàn bộ dược liệu với 500ml nước sạch trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn đi còn 200ml
  • Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống sau bữa ăn khi dung dịch còn ấm

10. Chữa viêm phế quản bằng rau má

  • Chuẩn bị 6g trần bì, 6g bán hạ chế, 10g mạch môn, 10g bách bộ, 10g rau má và 10g vỏ rễ dâu
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc
  • Sắc kỹ toàn bộ dược liệu với 500ml nước sạch trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn đi còn 1/3
  • Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Dùng thuốc mỗi ngày
Chữa viêm phế quản bằng rau má
Cách chữa viêm phế quản bằng rau má

11. Chữa viêm phế quản bằng kinh giới, xương sông

  • Chuẩn bị 8g gừng tươi, 12g lá xương sông, 12g lá hẹ, 12g kinh giới và 12g lá tía tô
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc
  • Sắc kỹ toàn bộ dược liệu với 500ml nước sạch trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn đi còn 200ml
  • Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống sau bữa ăn khi dung dịch còn ấm

Ngoài ra, bạn có thể chế biến một số món ăn hoặc thức uống tốt cho sức khỏe bệnh nhân viêm phế quản như: cháo hành, thịt heo xào giá đỗ, canh rau cải, tôm xào giá hẹ, trà mơ, trà hoa quả, trà mật ong – trứng gà…

11 cách chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian trên rất đơn giản, gần gũi, tiết kiệm, lành tính và hiếm gây ra tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, những vị thuốc này chỉ phát huy công dụng tối đa khi được bổ sung trong một khoảng thời gian đủ dài. Hơn nữa, hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa mỗi người. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật cẩn thận trước khi áp dụng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý khởi phát do vi khuẩn xâm nhập...

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh nguy hiểm chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới ở tiểu phế quản do một nhóm vi khuẩn khác gây ra sau khi bị viêm nhiễm ban...

chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

6 cách chữa viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh

Viêm phế quản nếu có liên quan tới vi khuẩn thì việc dùng kháng sinh là vô cùng cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh....

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những em bé 6 tháng - 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và...

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh tái phát nhiều lần và gây các tổn thương nặng trên phế quản của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra...

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn, viêm phế quản co thắt là một thể bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn