Thuốc kháng sinh điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và lưu ý cần biết

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Chữa viêm lộ tuyến bằng thuốc Nam với các thảo dược lành tính

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung bao nhiêu tiền? Bệnh viện nào tốt?

8 Bài thuốc dân gian chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung thông dụng

Viêm lộ tuyến độ 2 là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có được quan hệ? Giải đáp

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1: Cách nhận biết và điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không? Giải đáp

Cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không tại nhà

Cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không có thể làm giảm các triệu chứng ra nhiều khí hư, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín. Hơn nữa, thảo dược này chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính mạnh. Do đó sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt nấm men, hại khuẩn và cải thiện tình trạng viêm.

chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không là mẹo dân gian đơn giản, dễ áp dụng

Tác dụng chữa viêm lộ tuyến của lá trầu không

Viêm lộ tuyến là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng lộ tuyến cổ tử cung. Lộ tuyến xảy ra khi các tế bào tuyến bên trong cổ tử cung phát triển quá mức ra bên ngoài. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại (vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng, virus) tấn công và gây viêm nhiễm.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến chị em phụ nữ gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu. Điển hình như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa ngáy vùng kín, đau bụng dưới… Ngoài gây phiền toái thì còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản.

Bệnh lý này cần được điều trị kịp thời và đúng cách để giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng. Bên cạnh điều trị y tế, không ít người bệnh đã tìm đến các mẹo chữa tự nhiên tại nhà. Trong đó, chữa bệnh viêm lộ tuyến bằng lá trầu không là giải pháp dân gian được áp dụng phổ biến.

Trên thực tế, dùng lá trầu không đúng cách có thể giúp cải thiện rất nhiều triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến. Điển hình như làm giảm ngứa ngáy, giảm đau tức ở vùng bụng dưới và giảm số lượng cũng như mùi khó chịu của khí hư.

Hơn nữa, các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã phân tích thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong lá trầu không. Phải kể đến như methyl eugenol, cineol, estragol và allylcatechol. Chúng có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Từ đó giúp hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

7 Cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không tại nhà

Lá trầu không là thảo dược lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh viêm lộ tuyến. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng đúng cách mới có thể phát huy tốt các dược tính của thảo dược.

Dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không. Bao gồm cả việc dùng thảo dược đơn thuần và kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Dưới đây là 7 cách được áp dụng phổ biến nhất:

1. Xông hơi bằng lá trầu không

Đây là cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không rất đơn giản được nhiều chị em áp dụng. Với cách xông hơi, các tinh chất có trong thảo dược sẽ có thể len lỏi và đi sâu vào trong vùng lộ tuyến. Từ đó phát huy tốt hơn giá trị dược lý.

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không giúp cải thiện tốt các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu. Hiệu quả đến rất rõ ràng chỉ sau vài ba lần thực hiện. Hơn nữa, cách này còn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và làm giảm mùi hôi khó chịu.

cách dùng lá trầu chữa viêm lộ tuyến
Có thể dùng lá trầu không nấu nước để xông hơi vùng kín

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá trầu không.
  • Rửa sạch nguyên liệu với nước muối loãng, để ráo rồi vò nhẹ.
  • Cho vào nồi, thêm 1.5 lít nước vào đun sôi khoảng 10 phút.
  • Đổ ra chậu nhỏ rồi dùng xông hơi vùng kín.
  • Cần ngồi ở vị trí cao hơn chậu nước để tránh hơi quá nóng gây bỏng rát.

Lưu ý:

  • Trước khi xông hơi với lá trầu không cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm.
  • Chỉ xông hơi 10 phút/ lần, tuyệt đối không thực hiện quá lâu.
  • Chú ý tới nhiệt độ của nước xông. Việc để nước xông quá nóng có thể gây bỏng hoặc kích ứng.
  • Xông hơi đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để nhận được kết quả tốt nhất.

2. Ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không

Ngâm rửa vùng kín với nước sắc lá trầu cũng là một giải pháp hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến rất tốt. Đặc biệt, cách này rất dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian của chị em.

Việc ngâm rửa sẽ giúp làm sạch vùng kín, giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu bên ngoài. Hơn nữa còn giúp làm giảm mùi hôi khó chịu để chị em cảm thấy bớt tự ti hơn về bệnh tình của bản thân.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi.
  • Ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng 10 phút.
  • Sau đó rửa lại cho sạch, để ráo rồi vò nhẹ.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá trầu vào đun thêm vài ba phút.
  • Đổ nước ra thau, chờ cho có độ ấm vừa phải.
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín trong vòng 5 – 7 phút.

3. Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và muối biển

Muối biển là nguyên liệu rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Nó có tác dụng sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm ngứa ngáy nhẹ. Đặc biệt là có thể kết hợp với lá trầu không để nâng cao hiệu quả điều trị viêm lộ tuyến.

Kết hợp muối biển với lá trầu không sẽ giúp các hoạt chất trong lá trầu phát huy tốt hơn dược tính vốn có. Từ đó giúp tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn, nấm men và virus tích tụ trong môi trường âm đạo. Đồng thời làm giảm nhẹ các triệu chứng ngứa ngáy, viêm đỏ, nóng rát và khó chịu ở vùng kín.

mẹo chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
Kết hợp lá trầu không với muối biển có thể giúp làm tăng khả năng sát trùng và kháng khuẩn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo rồi vò nhẹ
  • Đun sôi 1 lít nước, thả lá trầu vào đun thêm 3 phút
  • Đổ nước sắc lá trầu ra thau, thêm 1 thìa muối biển vào khuấy tan
  • Hòa thêm nước lã vào để nước trong thau có độ ấm vừa phải
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín khoảng 5 – 10 phút

4. Kết hợp lá trầu không với phèn chua

Phèn chua (muối sunfat kali nhôm) là nguyên liệu có đặc tính sát trùng và giảm ngứa rất mạnh mẽ. Do đó, dân gian thường sử dụng nguyên liệu này để kết hợp với lá trầu công giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy rằng, phèn chua có khả năng ức chế hoạt động và sự phát triển của một số loại nấm men. Từ đó có thể giúp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị viêm lộ tuyến do vi nấm gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá trầu không và 1 ít phèn chua
  • Lá trầu ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi vò nhẹ
  • Thả thảo dược vào nồi nước đang sôi đun thêm 5 phút
  • Tắt bếp, cho phèn chua vào khuấy đều
  • Đợi cho nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng kín khoảng 3 – 5 phút

Lưu ý: Phèn chua có đặc tính hút ẩm nên dễ gây khô rát và khó chịu vùng kín ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tuyệt đối không dùng quá nhiều phèn chua hay ngâm rửa vùng kín quá lâu với nguyên liệu này. Trường hợp có làn da quá nhạy cảm thì không nên áp dụng.

5. Kết hợp lá trầu không với lá chè xanh

Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, lá chè xanh có vị chát và tính mát. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và tiêu viêm.

Một số hoạt chất trong lá chè xanh có tác dụng làm giảm viêm, giảm ngứa ngáy. Đồng thời giúp hỗ trợ đào thải dịch nhầy và các mô tế bào chết ứ đọng. Hơn nữa, các khoáng chất, acid amin và hợp chất thực vật trong lá chè còn giúp làm dịu niêm mạc và làm cân bằng độ pH trong âm đạo.

mẹo chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
Lá chè xanh là thảo dược có thể kết hợp với lá trầu không để điều trị viêm lộ tuyến

Trên thực tế, chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không kết hợp với lá chè xanh sẽ giúp làm tăng hiệu quả chống ngứa, kháng khuẩn và tiêu viêm. Áp dụng mẹo này thường xuyên còn giúp làm sạch và khử mùi hôi khó chịu cho “cô bé”.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 nắm lá chè xanh.
  • Ngâm cả 2 thảo dược trong nước muối loãng 10 phút.
  • Sau đó rửa lại cho sạch, để ráo và vò nhẹ.
  • Cho vào nồi, thêm vào 1.5 lít nước và đun sôi trong 5 phút.
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước mát cho ấm.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng kín mỗi ngày 1 lần.

6. Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không và tỏi tươi

Kết hợp lá trầu không với tỏi tươi cũng là một mẹo chữa viêm lộ tuyến đơn giản chị em không nên bỏ qua. Tỏi không chỉ là một loại thực phẩm gia vị quen thuộc mà còn được tận dụng làm vị thuốc do chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao.

Đặc biệt, trong tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin có khả năng hoạt động giống như một loại kháng sinh tự nhiên. Thành phần này giúp kháng khuẩn và tiêu viêm rất hiệu quả. Do đó khi kết hợp với lá trầu không sẽ làm tăng hiệu quả ức chế hoạt động của các tác nhân gây viêm lộ tuyến.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không và 4 tép tỏi tươi.
  • Lá trầu đem rửa sạch, vò nhẹ. Tỏi cần bóc sạch vỏ rồi giã dập.
  • Đun sôi 1.5 lít nước, thả các nguyên liệu vào đun thêm 3 – 5 phút.
  • Đổ nước ra chậu dùng để xông hơi vùng kín.
  • Giữ khoảng cách phù hợp và xông hơi khoảng 7 – 10 phút.
  • Khi nước nguội có thể tận dụng để vệ sinh ngoài vùng kín.

7. Kết hợp lá trầu không với gừng tươi

Ngâm rửa vùng kín với lá trầu không và gừng tươi cũng có tác dụng chữa bệnh viêm lộ tuyến rất tốt. Tác dụng của gừng tươi không chỉ được ghi chép trong tài liệu y học cổ truyền mà còn được nghiên cứu bởi các nhà khoa học.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng lớn hoạt chất Cineol trong gừng tươi có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Đặc biệt là có khả năng hỗ trợ tiêu diệt nấm men và trùng roi gây viêm lộ tuyến.

Kết hợp gừng tươi với lá trầu không sẽ làm gia tăng hiệu quả ức chế viêm nhiễm. Đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng ra nhiều huyết trắng, ngứa ngáy, nóng rát vùng kín mà bệnh viêm lộ tuyến gây ra.

mẹo dùng lá trầu không chữa viêm lộ tuyến
Kết hợp gừng tươi với lá trầu không là mẹo chữa viêm lộ tuyến được nhiều chị em áp dụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 nhánh gừng tươi
  • Rửa sạch các nguyên liệu, lá trầu đem vò nhẹ còn gừng tươi thì thái lát
  • Đun sôi khoảng 1.5 lít nước rồi thả các nguyên liệu vào
  • Đun thêm khoảng 3 – 5 phút trên lửa nhỏ rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, pha vào 1 ít nước mát cho có độ ấm phù hợp
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín khoảng 5 – 7 phút
  • Thực hiện hằng ngày sau đó giãn cách ra 2 – 3 lần/ tuần

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Lá trầu không là thảo dược quen thuộc, lành tính. Khi dùng chữa viêm lộ tuyến sẽ ít gây ra các tác dụng phụ hay làm phát sinh tình trạng kháng thuốc như dùng các loại thuốc Tây.

Thực tế cho thấy, dùng lá trầu không đúng cách có thể giúp ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng. Từ đó sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ra nhiều khí hư, ngứa ngáy và nóng rát vùng kín.

Tuy nhiên, cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không thường có tác dụng chậm. Do các thành phần hoạt chất trong thảo dược còn ở dạng tự nhiên. Vì vậy tuyệt đối không dùng các mẹo chữa từ lá trầu để thay thế hoàn toàn cho thuốc điều trị viêm lộ tuyến.

Chị em chỉ nên áp dụng các cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu như giải pháp hỗ trợ. Tuyệt đối không được lạm dụng hay quá phụ thuộc vào chúng. Hơn nữa, các cách chữa này chỉ đáp ứng tốt khi bệnh còn nhẹ. Việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa vẫn là rất cần thiết.

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm lộ tuyến

Như đã phân tích, lá trầu không là thảo dược dễ kiếm, lành tính và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thì người bệnh vẫn có khả năng gặp phải một số rủi ro. Hơn nữa còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh viêm lộ tuyến.

lưu ý khi bị viêm lộ tuyến
Chú ý vệ sinh vùng kín và thay quần lót thường xuyên khi bị viêm lộ tuyến

Khi chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Ngâm rửa lá trầu không và các thảo dược dùng kèm bằng nước muối loãng trước khi sử dụng. Việc dùng nguyên liệu sạch không chỉ phát huy tốt dược tính mà còn hạn chế tình trạng kích ứng.
  • Mẹo chữa từ lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ. Tránh phụ thuộc hay quá lạm dụng. Việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa vẫn là cần thiết.
  • Với các cách ngâm rửa, chị em chỉ nên rửa bên ngoài vùng kín. Tuyệt đối không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
  • Trường hợp vùng kín bị ngứa ngáy và nóng rát dữ dội, ra khí hư lẫn mủ hay máu thì cần ngưng các mẹo chữa từ lá trầu. Đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách bằng nước ấm 2 lần/ ngày. Thường xuyên thay quần lót. Ưu tiên sử dụng quần lót có chất liệu cotton. Tuyệt đối không mặc trang phục quá bó sát, hầm bí hay còn ẩm ướt.
  • Trong thời gian điều trị viêm lộ tuyến, tuyệt đối không quan hệ tình dục. Đồng thời tránh dùng băng vệ sinh dạng tampon hay các sản phẩm sữa tắm, dung dịch vệ sinh chứa xà phòng và hương liệu.

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không là mẹo dân gian rất đơn giản, dễ thực hiện. Mẹo chữa này có thể giúp làm giảm viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là cách hỗ trợ, tuyệt đối không dùng thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế.

Cùng chuyên mục

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng Đông y có hiệu quả?

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng Đông Y được khá nhiều người bệnh áp dụng tại nhà bởi an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Nhưng hiệu...

Bệnh viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không

Bệnh viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Giải đáp

Bệnh viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không là băn khoăn của rất nhiều chị em đang mắc căn bệnh này. Tuy nhiên để giải đáp câu...

Đốt viêm lộ tuyến kiêng quan hệ bao lâu

Đốt viêm lộ tuyến kiêng quan hệ bao lâu? Giải đáp

Kiêng quan hệ sẽ là điều mà bất cứ bác sĩ nào cũng nhắc nhở bệnh nhân sau khi điều trị viêm lộ tuyến bằng đốt điện hay đốt laser....

viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý tương đối phổ biến ở nữ giới. Cần được can thiệp điều trị kịp thời để tránh các vấn đề rủi...

Thuốc kháng sinh điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Thuốc kháng sinh điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và lưu ý cần biết

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường phù hợp cho những trường hợp nhẹ, trong giai đoạn đầu để ngăn ngừa nguy cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn