Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Cách chữa viêm khớp bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm khớp bằng lá lốt là phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn trong giai đoạn đầu của bệnh. Theo y học cổ truyền, với tính ấm vị nồng, lá lốt có thể chống hàn, kháng viêm, giải phóng tình trạng ứ trệ ở những ổ khớp tổn thương, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, chủ trị phong hàn, rối loạn tiêu hóa, tê bì chân tay, đau nhức xương khớp…

Vì sao nên chữa viêm khớp bằng lá lốt?

Lá lốt là loài rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Với tính ấm, mùi thơm và vị cay nồng, lá lốt có khả năng tán hàn (trừ lạnh), ôn trung (làm ấm bụng), chỉ thống (giảm đau) và hạ khí (đẩy khí đi xuống). Vì vậy, loài thảo dược này thường được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị mụn nhọt, phù thũng, đau lưng mỏi gối, đổ mồ hôi, ngộ độc thực phẩm, viêm xoang, gai cột sống…

Vì sao nên chữa viêm khớp bằng lá lốt?
Lá lốt là loài rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.

Dựa trên nguyên tắc điều trị tận gốc căn nguyên căn bệnh, với thành phần dược tính đa dạng và phong phú, trong các bài thuốc dân gian, lá lốt có thể giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, tăng cường quá trình lưu thông khí huyết, từ đó đẩy lùi các cơn đau mỏi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát. 

Bên cạnh đó, từ bao đời nay, vị thuốc quen thuộc này đã trở nên nổi tiếng bởi công dụng phòng trừ phong hàn, ôn ấm cơ thể và giải phóng sự ứ trệ ở kinh lạc. Do đó, khi chữa viêm khớp bằng lá lốt, bệnh nhân có thể kiểm soát hiệu quả triệu chứng nóng rát, tê bì, sưng viêm và đau nhức xương khớp. 

Tuy nhiên, đây chỉ là những ghi chép dựa trên kinh nghiệm dân gian của ngành y học cổ truyền. Hiện nay, khả năng điều trị bệnh viêm khớp của lá lốt chưa được khoa học chứng minh cụ thể. Theo các lương y, hiệu quả của cách chữa viêm khớp bằng lá lốt phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cơ địa.

Trên thực tế, một số người bệnh không hề thuyên giảm bệnh tình sau một thời gian sử dụng lá lốt. Đây chính là lý do độc giả cần tham vấn y khoa kỹ lưỡng trước khi áp dụng phương pháp này. Sự phụ thuộc hoặc lạm dụng lá lốt có thể vô tình gây gián đoạn quá trình điều trị, làm ổ khớp bị tổn thương nặng nề và gây suy giảm chức năng vận động.

Nếu được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cặn kẽ, bạn có thể linh hoạt kết hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc Tây) với mẹo chữa viêm khớp bằng lá lốt cùng một số biện pháp y tế khác nhằm tăng cường mức độ bảo tồn sụn khớp, ngăn cản diễn tiến bệnh lý cũng như củng cố sức mạnh của hệ thống cơ – xương – khớp.

8 cách chữa viêm khớp bằng lá lốt

Hiện nay, cách chữa viêm khớp bằng lá lốt trong dân gian bao gồm nhiều mẹo bào chế khác nhau, từ dạng thuốc sắc, chườm đắp đến chế biến món ăn hay kết hợp với những dược liệu khác. 

Sắc nước lá lốt tươi/khô

Theo Đông y, lá lốt giúp kháng viêm, chỉ thống (giảm đau) và tán hàn (trừ lạnh). Thế nên bài thuốc sắc từ vị rau này có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm, nóng rát, đau đỏ, đồng thời hạn chế cảm giác đau mỏi khó chịu của bệnh viêm khớp. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thuốc này góp phần giải phóng ứ trệ, thông kinh hoạt lạc và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. 

Sắc nước lá lốt tươi/khô
Bài thuốc sắc từ vị rau này có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm, nóng rát, đau đỏ, đồng thời hạn chế cảm giác đau mỏi khó chịu của bệnh viêm khớp.

Bài thuốc này rất phù hợp với bệnh nhân viêm khớp và những người cao tuổi thường xuyên đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh. Bên cạnh việc áp dụng cách chữa này kiên trì, đều đặn hàng ngày, người bệnh cần chủ động giữ ấm cơ thể, kết hợp chườm nóng và nghỉ ngơi điều độ nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15 – 30g lá lốt tươi hoặc 5 – 10g lá lốt khô
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ lá lốt với một lượng nước vừa đủ
  • Chia thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Uống hết trong ngày

Chườm đắp lá lốt và muối hạt

Đây là một trong những cách chữa viêm khớp bằng lá lốt tiết kiệm, đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹo dân gian này giúp giảm đau, tiêu viêm, khắc phục tình trạng tê cứng ổ khớp và hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết. Muối hạt có khả năng sát trùng, tiêu viêm và dẫn thuốc đi vào kinh mạch. Do đó, sự kết hợp của bộ đôi hoàn hảo này có thể giảm đau, làm ấm khớp và hạn chế sưng viêm.

Bài thuốc đắp số 1

  • Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá lốt tươi
  • Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng, để ráo
  • Sao nóng lá lốt cùng 100g muối hạt đến khi hỗn hợp tỏa mùi thơm
  • Bọc hỗn hợp bằng một túi vải sạch, sau đó chườm đắp lên vùng khớp đau nhức
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

Bài thuốc đơn giản này rất phù hợp với những người bị thoái hóa khớp hoặc đang đau nhức xương khớp vì nhiễm lạnh. Để tăng cường công dụng, bệnh nhân có thể kết hợp lá lốt, muối hạt với ngải cứu, trầu không, thiên niên kiện và dây đau xương.

Bài thuốc đắp số 2

  • Chuẩn bị lá lốt, giấm gạo, ngải cứu
  • Rửa sạch ngải cứu và lá lốt bằng nước muối pha loãng, để ráo
  • Giã nhuyễn hai dược liệu trên
  • Thêm một chút giấm gạo ấm vào hỗn hợp đã giã
  • Bọc hỗn hợp bằng một túi vải sạch, sau đó chườm lên vị trí đau mỏi
  • Áp dụng 3 – 4 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả đối những người lớn tuổi bị thấp khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp

Lưu ý chung cho cả hai bài thuốc

  • Không chườm đắp hỗn hợp từ lá lốt lên vị trí trầy xước hoặc vết thương hở.
  • Chỉ chườm ấm trong vòng tối đa 30 phút, sau đó, bạn có thể sao nóng hỗn hợp để dùng thêm lần nữa.
  • Không nên chườm đắp quá nhiều lần, mỗi lần chườm cần cách nhau tối thiểu 3 tiếng đồng hồ.

Bài thuốc từ lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng

Gai tầm xoọng (độc lực, quýt rừng, cam trời…) là một vị thuốc Nam quý hiếm. Theo các tài liệu y học cổ truyền, loại thảo mộc này có công dụng trừ tà, làm tan huyết ứ, thông kinh hoạt lạc và đẩy lùi những cơn đau nhức. Do đó, gai tầm xoọng thường là một trong những thành phần quan trọng của các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

Bài thuốc từ lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng
Sự kết hợp của “bộ ba” lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng giúp tiêu viêm, giảm đau và giải phóng huyết ứ tại những ổ khớp đang bị tổn thương.

Với tính ấm, vị cay, thiên niên kiện có khả năng phòng trừ phong thấp và tăng cường sức mạnh gân cốt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng dược liệu này có thể chống viêm, giảm đau, ức chế sự đông máu và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Sự kết hợp của “bộ ba” lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng giúp tiêu viêm, giảm đau và giải phóng huyết ứ tại những ổ khớp đang bị tổn thương. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoọng và 20g lá lốt
  • Rửa sạch tất cả vị thuốc bằng nước muối pha loãng
  • Sắc toàn bộ nguyên liệu trong 400ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc còn khoảng 100ml 
  • Chia thành 2 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày
  • Uống đều đặn mỗi ngày 1 thang liên tục 7 – 8 ngày

6 bài thuốc sắc chữa viêm khớp bằng lá lốt và thảo dược khác

Bên cạnh bài thuốc từ thiên niên kiện, gai tầm xoọng, dân gian còn tìm tòi nghiên cứu và kết hợp lá lốt với rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ vòi voi. Ba vị thuốc này đều có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và cường kiện gân cốt.

Bài thuốc từ lá lốt, cỏ xước, bưởi bung và vòi voi rất thích hợp với các bệnh nhân viêm đa khớp, người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi và những người thường xuyên đau mỏi do lao động nặng nhọc.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá lốt, rễ vòi voi, rễ cỏ xước và rễ bưởi bung với một lượng bằng nhau
  • Cắt mỏng, sao vàng toàn bộ dược liệu, sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi khô thoáng
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 15g mỗi loại sắc kỹ trong 600ml nước
  • Khi thuốc còn lại 200ml thì tắt bếp
  • Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày trong vòng 7 – 8 ngày liên tục

Bên cạnh đó, lá lốt còn được kết hợp với nhiều loại thảo dược quý khác để chữa trị bệnh viêm khớp. Dưới đây là những bài thuốc hiệu nghiệm mà bạn có thể áp dụng:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g đơn gối hạc, 12g rễ quýt rừng, 12g bạch phấn đằng, 12g ngưu tất nam, 12g ba tiêu
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Chia thành 2 phần bằng nhau 
  • Dùng hết trong ngày

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị 12g sâm nam, 12g tầm gửi cây dâu và 16g lá lốt
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Chia thành 2 phần bằng nhau 
  • Uống hết trong ngày

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị 12g cà vanh, 16g rễ si, 16g quýt rừng, 20g lông cu li, 20g ngưu tất nam, 20g chó đẻ hoa vàng và 20g lá lốt
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Chia thành 2 phần bằng nhau 
  • Dùng hết trong ngày

Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị 12g tục đoạn, 12g tầm gửi cây dâu và 16g lá lốt
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Chia thành 2 phần bằng nhau 
  • Uống hết trong ngày

Bài thuốc số 5

  • Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g chìa vôi, 12g cỏ xước, 12g quýt rừng, 12g đơn gối hạc và 12g hoàng lực
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Chia thành 2 phần bằng nhau 
  • Dùng hết trong ngày

Bài thuốc số 6

  • Chuẩn bị 10g thiên niên kiện, 12g cà dây leo, 16g rễ si, 16g rễ quýt rừng, 20g cẩu tích, 20g hy thiêm, 20g cỏ xước và 20g lá lốt
  • Sắc kỹ tất cả dược liệu
  • Uống hết trong ngày

Ngâm chân bằng lá lốt

Dung dịch nước ngâm chân từ sả, ngải cứu và lá lốt giúp thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ, giữ ấm cơ thể và đẩy lùi chứng đau mỏi xương khớp.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 nhánh sả tươi, 1 nắm lá lốt, vài đọt ngải cứu và 20g muối hạt
  • Rửa sạch tất cả thảo mộc bằng nước muối pha loãng
  • Nấu sôi toàn bộ nguyên liệu trong 1,5 lít nước khoảng 15 phút
  • Chắt lấy tinh chất thu được và pha thêm nước lạnh để đạt được nhiệt độ 40 độ C
  • Đổ nước thuốc ngập đến mắt cá, vừa ngâm chân thư giãn vừa xoa bóp nhẹ nhàng
Ngâm chân bằng lá lốt
Dung dịch nước ngâm chân từ sả, ngải cứu và lá lốt giúp thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ, giữ ấm cơ thể và đẩy lùi chứng đau mỏi xương khớp.

Ngâm rượu lá lốt

Khi kết hợp với rượu trắng, lá lốt có thể phát huy tối đa hiệu quả điều trị các vấn đề về xương khớp. Y học cổ truyền cho rằng, lá lốt ngâm rượu giúp bồi bổ khí huyết, trị đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, gai cột sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20 – 30g rễ cùng thân lá lốt và 60ml rượu trắng
  • Rửa sạch vị thuốc với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Ngâm toàn bộ lá lốt trong rượu trắng khoảng 1 tháng
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một lượng rượu lá lốt vừa đủ xoa bóp vị trí đau nhức (tuyệt đối tránh vết thương hở, lở loét)
  • Áp dụng 2 –  3 lần/ngày 

Xông hơi bằng lá lốt

Đây là cách chữa viêm khớp bằng lá lốt tại nhà vô cùng đơn giản và tiết kiệm. Mẹo dân gian này có khả năng tán hàn, giảm đau cũng như tăng cường tuần hoàn máu.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g quế chị, 20g long não, 30g đơn tướng quân, 30g chó đẻ hoa vàng, 30g ngải cứu, 30g tía tô, 30g hoắc hương, 40g lá lốt và 40g cây trinh nữ
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Nấu sôi toàn bộ vị thuốc với 3 lít nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút
  • Trùm kín cơ thể bằng một chiếc khăn sạch lớn
  • Xông hơi 2 – 3 lần/tuần, 15 phút/lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm
  • Nếu sau 2 tuần, những cơn đau nhức vẫn chưa được cải thiện thì bệnh nhân nên nghỉ 1 tuần, sau đó tiếp tục xông hơi

Chế biến món ăn từ lá lốt

Bổ sung lá lốt vào thực đơn ăn uống hàng ngày cũng là cách chữa viêm khớp bằng lá lốt tại nhà tuyệt vời mà độc giả không thể bỏ qua, đặc biệt là các tín đồ ẩm thực. Bởi bệnh lý này không chỉ gây ra những cơn đau nhức tại chỗ mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao và suy nhược. Bên cạnh các bài thuốc uống, chườm đắp, ngâm chân và xông hơi, người bệnh có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ lá lốt để tăng cường sức khỏe và hạn chế đau mỏi.

Thịt bò xào lá lốt

Thịt bò giàu giá trị dinh dưỡng, nhất là chất sắt. Món thịt bò xào lá lốt giúp làm ấm cơ thể, trị chứng đổ nhiều mồ hôi, đau nhức xương khớp và củng cố hệ thống miễn dịch.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g lá lốt, 100g thịt bò, 1 củ hành, 1 củ tỏi và gia vị (hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm)
  • Rửa sạch lá lốt trong nước muối pha loãng và xắt sợi
  • Sơ chế và rửa sạch thịt bò cẩn thận
  • Đập giập thịt bò cho mềm rồi cắt miếng vừa ăn
  • Phi thơm hành tỏi, sau đó xào nhanh thịt bò trên lửa lớn
  • Thêm lá lốt vào chảo thịt bò, đảo đều tay
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức cùng cơm nóng

Canh lá lốt

Với hương vị thanh mát, thơm ngon, món canh lá lốt có thể hạn chế đau nhức xương khớp, đồng thời đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, ớn lạnh.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5g gừng tươi, 10g húng quế/ngải cứu, 100g thịt tôm/thịt heo và 100g lá lốt
  • Sơ chế thịt tôm/thịt heo, rửa sạch, cắt miếng và tẩm ướp gia vị vừa ăn (tiêu, muối, đường, hạt nêm, nước mắm) trong vòng 10 phút
  • Rửa sạch lá lốt trong bằng nước muối pha loãng và cắt nhỏ
  • Rửa sạch củ gừng, đập giập
  • Rửa sạch ngải cứu/húng quế, sau đó xắt nhuyễn
  • Nấu sôi một lượng nước vừa đủ
  • Cho thịt/tôm vào nồi nước
  • Khi nước sôi trở lại, bỏ gừng và lá lốt, khuấy đều
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Dùng với cơm nóng

Chả lá lốt

Theo Đông y, thịt nạc heo (trư nhục) vị mặn – ngọt, tính bình, có công dụng nhuận táo, tư âm. Sự kết hợp của lá lốt và trư nhục giúp bổ chính, khu tà, ôn ấm cơ thể, nâng cao chính khí, từ đó tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.

Chả lá lốt
Sự kết hợp của lá lốt và trư nhục giúp bổ chính, khu tà, ôn ấm cơ thể, nâng cao chính khí.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 300g thịt nạc vai, 20 – 30g lá lốt tươi, hành lá, hạt tiêu và gia vị
  • Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng
  • Xắt nhuyễn một phần lá lốt, phần còn lại để nguyên
  • Rửa sạch, sơ chế thịt heo, sau đó xay nhuyễn rồi trộn cùng lá lốt
  • Tẩm ướp gia vị, hành lá và hạt tiêu
  • Cuộn tròn phần thịt đã được tẩm ướp gia vị, sau đó đem đi chiên vàng
  • Ăn chả lá lốt với bún hoặc cơm 2 – 3 lần/tuần
  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30 lá lốt tươi, thịt lợn vai 30g, hạt tiêu, hành lá và gia vị

Bún lươn lá lốt

Bún lươn lá lốt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp và những người hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 500g thịt lươn tươi, 1 muỗng canh sả bằm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê bột cà ri, ½ muỗng cà phê ngũ vị hương, ½ muỗng cà phê hạt tiêu, ½ muỗng cà phê bột nêm, đậu hũ chiên mỡ hành, 2 tép tỏi, 1 nắm lá lốt và bún tươi
  • Rửa sạch, lóc xương, xay nhuyễn thịt lươn và tẩm ướp gia vị vừa ăn khoảng 20 phút
  • Trải lá lốt lên dĩa (mặt gân lá hướng lên trên), thêm một chút thịt lươn, cuộn tròn và ghim lại cho chắc chắn
  • Bắc chảo lên bếp, khi dầu hơi nóng, bạn cho những cuộn lá lốt vào chiên vàng trên lửa nhỏ
  • Trở thịt thường xuyên để lá lốt lên màu xanh đẹp
  • Gắp cuộn thịt ra dĩa, xếp thêm bún tươi, rắc lên đậu hũ giã nhuyễn và một ít mỡ hành
  • Trang trí dưa chua, rau thơm cùng cải xà lách cho món ăn thêm phần bắt mắt

Lưu ý khi chữa viêm khớp bằng lá lốt

Lá lốt vừa là loài rau dân dã vừa là vị thuốc Nam quen thuộc, gắn liền với đời sống của mỗi người Việt Nam. Tuy loại thảo dược này rất an toàn, lành tính nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Viêm khớp là một bệnh lý xương khớp mạn tính chưa có biện pháp điều trị tận gốc, dứt điểm. Do đó, để kiểm soát triệu chứng, độc giả nên kết hợp những cách chữa viêm khớp bằng lá lốt với lối sống lành mạnh, khoa học cũng như xây dựng lịch trình làm việc – sinh hoạt – nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
  • Ngưng áp dụng các mẹo dân gian này ngay lập tức nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường: đau bụng, tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy, nổi mề đay…
  • Cách chữa viêm khớp bằng lá lốt chưa được y học hiện đại chứng minh và công nhận. Vì vậy, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng những mẹo dân gian này.
  • Không sử dụng lá lốt nếu đang nóng trong, khô môi, nhiệt miệng hay táo bón.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú kiêng dùng lá lốt.
  • Tuyệt đối không dung nạp quá 100g lá lốt/ngày. Việc quá nhiều loại rau này sẽ tác động tiêu cực đến dạ dày, gây choáng váng, nôn mửa, mệt mỏi.
  • Có thể kết hợp phương pháp này với một số biện pháp Tây y tiên tiến (theo sự hướng dẫn của bác sĩ) nhằm nâng cao khả năng ngăn chặn tiến triển và phòng ngừa biến chứng.
  • Lựa chọn lá lốt tươi sạch tự nhiên, không chứa chất kích thích sinh trưởng hoặc hóa chất độc hại.
  • Kiên trì theo đuổi cách chữa viêm khớp bằng lá lốt trong một khoảng thời gian lâu dài cho đến khi thu được hiệu quả điều trị như ý.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin giá trị, hữu ích cho các bệnh nhân viêm khớp. Độc giả cần lưu ý, trước khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật cặn kẽ, đồng thời điều chỉnh liều lượng – thời gian sử dụng phù hợp nhất. Trong quá trình chữa bệnh, bạn cần đảm bảo tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, đồng thời duy trì lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú.

Cùng chuyên mục

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp là dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những vận động viện hay những người bị chấn thương hay di chuyển quá nhiều....

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sinh học là gì?

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp và lưu ý cần biết

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là một trong những bước tiến mới mẻ của ngành y học hiện đại. Loại thuốc này có thể ức chế...

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng tự miễn mạn tính và xuất hiện chủ yếu...

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

Y học cổ truyền căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và triệu chứng cụ thể để phân chia chứng đau nhức xương khớp thành nhiều thể bệnh khác nhau....

Vì sao phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp?

Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp và biện pháp xử lý

Sau khi vượt cạn thành công, nhiều phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp. Tình trạng này trở thành nỗi ám ảnh chung của các bà mẹ. Chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn