Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Cây xương sông, gừng hay bạc hà đều là những thảo dược có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng hạt đơn giản mà hiệu quả. Tham khảo ngay cách chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam quen thuộc được dân gian truyền tai nhau để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng
Viêm họng hạt xuất hiện khi tình trang viêm họng kéo dài và tái phát nhiều lần, kích hoạt sự hoạt động quá mức của các hạch bạch huyết làm hình thành các hạt bám vào niêm mạc họng. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm họng hạt có mủ kèm theo các biến chứng xuất ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các cây thuốc Nam quen thuộc xung quanh để giảm các triệu chứng của bệnh. Các bài thuốc đơn giản này đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Đồng thời do có nguồn gốc thảo dược nên các bài thuốc này cũng có độ an toàn cao và hầu như không gây tác dụng phụ.
Bạn có thể tham khảo các bài thuốc tốt nhất được tổng hợp tại đây
Gừng chữa viêm họng hạt
Gừng là dược liệu vô cùng quen thuộc, có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị các bệnh lý về hô hấp như viêm họng hạt. Dược liệu này có tính chống viêm, giảm đau có thể ức chế các vi khuẩn trong niêm mạc họng nhờ các hoạt chất như citral, zingiberene, phellandrene. Đồng thời gừng cũng có đặc tính kháng histamin và làm giảm các chất nhầy bên trong cổ họng rất tốt.
Dùng gừng cũng giúp cải thiện vị giác, xử lý tình trạng viêm họng hạt gây hôi miệng khá hiệu quả. Bạn nên chú ý nên dùng gừng vào sáng và trưa, hạn chế dùng vào buổi tối vì có thể gây ra một số kích ứng làm mất ngủ.
Cách 1: Trà gừng mật ong
- Sử dụng 1 củ gừng nhỏ rửa thật sạch, cạo vỏ rồi thái thành lát mỏng
- Cho gừng vào hãm trong một ly nước sôi trong 10 phút, có thể cho thêm 1 vài lát chanh vào để bổ sung vitamin
- Cho thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều để dễ uống hơn.
Cách 2: Gừng và muối
- Sử dụng 1 củ gừng nhỏ rửa thật sạch, cạo vỏ rồi thái thành lát mỏng
- Giã nhuyễn gừng cùng muối
- Ngậm hộn hợp này với muối trong vòng 3 phút
- Súc miệng lại với nước sạch
Củ cải trắng giảm ho do viêm họng hạt
Củ cải trắng không chỉ là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì hương vị hấp dẫn mà còn là dược liệu chữa bệnh về hô hấp như viêm họng hạt cực kỳ hiệu quả. Chất Raphanin có trong thảo dược này có thể loại bỏ được các vi khuẩn như E Coli,Staphylococcus aureus hay Streptococcus pneumoniae đều là những nguyên nhân gây viêm họng hạt.
Sử dụng củ cải trắng đúng cách giúp lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông phổi đồng thời giảm tần suất cơn ho nhanh chóng. Bạn có thể làm sạch rồi cạo vỏ củ cải nấu nước uống hằng ngày để bảo vệ cổ họng. Ngoài ra có thể thực hiện thêm một số bài thuốc sau
Cách 1: Củ cải trắng và gừng
- Củ cải trắng và gừng rửa thật sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Cạo vỏ hai dược liệu rồi giã nát chung, có thể cho thêm 1 ít muối
- Ngậm hỗn hợp trong khoảng 5 phút
- Súc miệng lại với nước ấm
- Thực hiện ngày 2- 3 lần
Cách 2: Củ cải trắng và mật ong
- Củ cải trắng rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất
- Gọt vỏ rồi thái củ cải thành từng lát mỏng
- Cho củ cải vào lọ thủy tinh nhỏ đã được sát trùng, đổ ngập mật ong vào và ngâm qua đêm
- Chắt lấy nước uống hằng ngày kết hợp với ăn củ cải ngâm để cải thiện các triệu chứng ho.
Cách 3: Củ cải trắng kết hợp với hạnh nhân, cam thảo
- Sử dụng khoảng 12g hạt củ cải, 12g hạnh nhân cùng 8g cam thảo
- Đem tất cả sắc với nước sạch đến khi cạn còn xâm xấp nước
- Chia thuốc ra dùng hết trong ngày
- Không dùng bài thuốc này khi dùng thuốc Tây vì có thể tương tác với cam thảo gây choáng váng mệt mỏi.
Điều trị viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt
Trong chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam chắc chắc không thể thiếu cây rẻ quạt. Y học cổ truyền còn gọi dược liệu này là xạ can với tính hàn, có vị đắng, hơi độc, có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm nên thường dùng cho điều trị viêm họng hạt.
Tinh chất chiết từ cây rẻ quạt cũng được chứng minh có tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ mạnh, có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn trong niêm mạc họng. Sử dụng các bài thuốc này có thể giúp giảm sưng viêm niêm mạc họng và đào thải độc tố trong cơ thể rất tốt.
Cách 1: Sắc nước rẻ quạt
- Sử dụng 4- 5 lá rẻ quạt tươi non, rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất
- Giã nát lá rẻ quạt cùng một ít muối rồi thêm một ít nước ấm, khuấy nhẹ để các tinh chất tiết ra
- Lọc lấy nước chia ra uống hết trong ngày
- Sử dụng ngày 1- 2 lần trong 2 tuần liên tiếp
Cách 2: Rẻ quạt và một số thảo dược
- Chuẩn bị rẻ quạt, cát cánh mỗi dược liệu 6g; sâm đại hành và mạch môn mỗi dược liệu 15g.
- Làm sạch rồi sắc các nguyên liệu với khoảng 300ml nước đến khi cạn còn 1 nửa
- Chia thuốc thành 2 phần dùng hết trong ngày
- Dùng liên tục trong 3- 5 ngày để thấy kết quả tốt nhất
Cách 3: Dùng củ xạ can muối
- Củ xạ can đem về rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn hay các tạp chất khác
- Nướng chính củ xạ can rồi đem giã nát
- Cho xạ can vào một hũ nhỏ, cho thêm một ít muối rải đều rồi đậy nắp, bảo quản nơi thoáng mát
- Mỗi ngày dùng 2- 3 g để ngậm, súc miệng với nước ấm
- Thực hiện trong 5- 7 ngày liên tiếp.
Chú ý với xạ can không nên dùng quá nhiều, tốt nhất trong vòng 7 ngày vì có chứa một làm lượng độc tố nhỏ, dùng nhiều có thể gây tiêu chảy. Những người có vấn đề về tiêu hóa, phụ nữ có thai hay hay người có tì vị yếu cũng không nên sử dụng.
Cây rau tần giảm triệu chứng viêm họng hạt
Chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam bằng cây rau tần cũng là phương pháp được dân gian sử dụng rất nhiều. Dược liệu này có vị cay, mùi hơi hăng, có tác dụng tiêu độc, giải cảm, thông cổ họng, trừ đàm, lợi phế rất tốt chi những người đang gặp vấn đề về cổ họng. Các nghiên cứu cũng tìm thấy trong tinh dầu của cây này có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn chống viêm mạnh mẽ.
Bài thuốc từ cây tần dần có thể giúp loại giảm ho, giảm đờm nhầy, loại trừ viêm nhiễm trong cổ họng, có thể sử dụng cho cả bà bầu và trẻ sơ sinh an toàn. Bạn có thể rửa sạch rau tần dày, ngâm với nước muối để ráo rồi nhai trực tiếp vài lá cũng giúp cải thiện các triệu chứng cổ họng đáng kể. Ngoài ra cũng có thể thực hiện một số bài thuốc khác dưới đây
Cách 1: Rau tần dày và đường phèn
- Sử dụng 5 – 10 lá rau tần rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất rồi để ráo nước.
- Cho dược liệu vào bát với một ít đường phèn rồi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút
- Dùng ngay khi còn ấm
- Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần
Cách 2: Rau tần dày và các thảo dược
- Chuẩn bị Rau tần, lá kinh giới, củ gừng tươi, lá tía tô, lá hẹ mỗi loại 8g
- Rửa sạch các dược liệu, ngâm thêm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Cho tất cả các dược liệu vào sắc cùng 500ml nước sạch, đun trên lửa nhỏ đế khi cạn còn khoảng 100ml nước
- Chia nước ra dùng ngày 3 lần, nên dùng khi ấm để tăng cường hiệu quả.
Cách 3: tần dày trị hôi miệng
- Sử dụng khoảng 30g tần dày lá rửa thật sạch, ngâm cùng nước muối để loại bỏ tạp chất
- Thái nhỏ lá tần dày, đổ rượu xâm xấp mặt rồi ngâm trong 1 tiếng
- Sử dụng hết trong ngày để làm sạch khuẩn trong khoang miệng
- Chỉ nên dùng cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em hay bà bầu
Quả lê chữa viêm họng hạt
Không chỉ được yêu thích bởi hương vị ngọt ngào, quả lên còn đem đến khả năng cải thiện các triệu chứng viêm họng, viêm họng hạt hay ho khan, ho có đờm. Hàm lượng các vitamin A, B1, B2, C, E cùng acid folic, niacin, kali, đồng, phốt pho trong lê giúp tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi các bệnh lý nhanh chóng hơn.
Y học cổ truyền cũng cho rằng lê có tính hàn, vị ngọt hơi chua, không độc, nếu đi vào kinh phế sẽ giúp giải khát, giảm ho, tiêu đờm nên thường dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Bài thuốc này có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào.
Cách 1: Quả lê tươi và hạt sen.
- Lê tươi dùng 1- 2 quả, rửa sạch, ngâm nước muối rồi gọt bỏ vỏ và cắt miếng vừa ăn
- Hạt sen ngâm cho nở trong 15 phút trong nước ấm khoảng 15 phút
- Cho các nguyên liệu vào nồi nấu cho chín mềm, cho thêm một ít đường phèn nấu cho tới khi tan
- Dùng cả nước và cái để ăn hằng ngày, nên dùng ngay khi còn ấm sẽ tốt cho cổ họng hơn
Cách 2: Lê, táo đỏ và mật ong
- Lê tươi dùng 1 quả, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất
- Dùng 3 quả táo đỏ cùng một ít kỳ tử rửa thật sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút
- Cắt phần cuối của quả lê để tạo thành hình như cái nắp, giữ nguyên
- Khoét một lỗ tròn nhỏ giữa quả lê, không cần quá lâu
- Cho táo đỏ và kỳ tử vào lỗ vừa khoét, thêm khoảng 3 thìa mật ong cùng vài hạt muối.
- Dùng miếng lên vừa cắt để đậy lê lại rồi đem, đi hấp cách thủy.
- Hấp trong khoảng 15 phút rồi ăn ngay khi còn nóng.
Cách 3: Lê, củ cải trắng, mật ong cùng sữa đặc
- Dùng khoảng 1kg lê, 1kg củ cải trắng, 300g cùng một ít mật ong và sữa đặc
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất rồi gọt vỏ
- Ép các nguyên liệu để lấy nước
- Cho nước ép lê và củ cải vào nấu cho sôi sau đó cho lần lượt nước cốt gừng, mật ong và sữa đặc vào
- Khuấy đều cho các hỗn hợp tan hết rồi tắt bếp, đợi nguội rồi cất trong lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
- Mỗi ngày trước khi dùng nên làm ấm hỗn hợp, có thể lấy 3- 4 thìa ra chén nhỏ rồi đem hấp cách thủy
- Dùng trong 1 tuần liên tiếp.
Rau diếp cá trị viêm họng hạt
Rau diếp cá là dược liệu quen thuộc có mặt trong rất nhiều bài thuốc. Với đặc tính kháng khuẩn chống viêm ca, diếp cá sẽ giúp loại bỏ tối đa các vi khuẩn đang tấn công cổ họng và gây bệnh. Đồng thời thỏa udocjw này còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố nhờ đó tăng cường sức khỏe để nâng cao tốc độ trị bệnh.
Một số hoạt chất khác trong diếp cá như decanoyl-acetaldehyd, Quercetin, 3-oxododecanal (dẫn xuất của ceton),… cũng có thể ngăn chặn sự hoạt động của các vi khuẩn, virus để hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên do diếp cá có mùi hơi tanh nên trẻ em hay bà bầu thường không thích loại cây này.
Cách 1: Uống nước diếp cá
- Dùng 1 nắm diếp cá rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn diếp cá với nước sạch rồi lọc lấy nước cốt
- Có thể giữ trong tủ lạnh để uống dần nhưng nên ưu tiên làm ngày nào uống hết ngày aays.
Cách 2: Sài đất cùng diếp cá
- Chuẩn bị diếp cá, kinh giới, sài đất, tía tô mỗi dược liệu dùng 3g, mạn kinh 2g, kim ngân hoa 30g cùng khoảng 3 lát gừng tươi.
- Các dược liệu rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Sắc các dược liệu cùng 600ml, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp
- Cạn lấy nước chia ra dùng hết trong ngày.
Cách 3: Diếp cá và cam thảo
- Dùng 20g diếp cá cùng 20g cam thảo đem rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Sắc các dược liệu cùng 3 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp
- Cạn lấy nước chia ra dùng hết trong ngày.
Chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam với chanh
Chanh là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời khả năng kháng khuẩn chống viêm của dược liệu này rất cao, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc họng. Không chỉ quả chanh mà hạt chanh cũng giúp cải thiện tối đa các triệu chứng khó chịu mệt mỏi do viêm họng hạt gây ra.
Cách 1: Chanh mật ong ấm
- Dùng khoảng nửa quả chanh pha cùng 1 ly nước ấm
- Cho thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất khuấy đều
- Nên dùng vào buổi sáng, trước hoặc sau khi ăn cơm nhưng chú ý ăn sáng đầy đủ để không gây hại cho dạ dày
Cách 2: Hạt chanh hấp mật ong
- Lấy hạt chanh từ 3 quả chanh vàng lớn, giã nát
- Trộn hạt chanh cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất rồi đem hấp cách thủy hay cho vào nồi cơm hấp cùng
- Ngậm rồi nuốt hỗn hợp này từ từ ngay khi còn ấm
- Thực hiện ngày 2- 3 lần
Cách 3: Chanh đào hấp mật ong
- Dùng 1- 2 quả chanh đào, rửa thật sạch, ngâm sơ với muối để loại bỏ tạp chất
- Thái chanh thành từng lát mỏng, đổ ngạp mật ong trên trên
- Đem hỗn hợp hấp cách thủy hoặc hấp cùng nồi cơm
- Ngậm lát chanh và uống nước cốt tiết ra sẽ thấy giảm đau rát cổ họng đáng kể.
Bạc hà chữa đau họng do viêm họng hạt
Với hương vị the mát tự nhiên cùng các chất kháng khuẩn chống viêm cao, bạc hà chính là dược liệu quan trọng được dùng cho rất nhiều loại thuốc trị viêm họng hạt. Chất acid rosmarinic trong thảo dược này có thể làm giảm ngứa rát họng trong khi methol giúp làm loãng dịch đờm và giảm mùi hôi miệng. Các hoạt chất khác trong bạc hà cũng giúp tăng cường sức đề kháng mạnh mẽ hơn.
Bạn có thể nhai trực tiếp vài lá bạc hà đã được rửa sạch để giảm mùi hôi và giúp họng thấy dễ chịu hơn.Ngoài ra tham khảo thêm một số cách sau đây.
Cách 1: Trà bạc hà
- Dùng vài lá bạc hà đã được rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Hãm bạc hà với một ly nước sôi trong khoảng 10 phút, đậy nắp kín để các tạp chất không bay mất
- Pha thêm 1-2 muỗng mật ong để dễ uống hơn.
Cách 2: Bạc hà và một số thảo dược
- Chuẩn bị 5g lá bạc hà; cam thảo, cát cánh, huyền sâm, ngưu bàng mỗi dược liệu 10g
- Các dược liệu đem rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ rồi chia ra dùng hết trong ngày
Cách 3: Xông hơi với bạc hà
- Dùng 1 nắm bạc hà đã được rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Nấu bạc hà với nước sôi khoảng 5- 10 phút để các tinh chất tiết ra hết
- Tiến hành xông hơi mũi, họng để loại bỏ dịch đờm nhầy và giúp dễ thở hơn
- Chú ý cách nồi xông khoảng 15cm để tránh bỏng rát mặt.
Giảm nhẹ triệu chứng viêm họng hạt với lá xương sông
P-cymene, methylthymol, limonen là những hoạt chất chính có trong cây xương sông có thể hỗ trợ vào quá trình điều trị chứng viêm họng hạt. Y học cổ truyền cũng cho rằng dược liệu này có vị cay, tính bình, giúp trừ tanh hôi, tiêu đờm, tiêu thũng chỉ thống nên thường tận dụng trong điều trị các chứng như hen suyễn, viêm họng, khán giọng..
Các bài thuốc này còn có thể sử dụng cho các đối tượng nhu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai mà không có các vấn đề nào khác.
Cách 1: Lá xương sông và mật ong
- Sử dụng 3 lá xương sông già rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Thái lá xương sông thành từng sợi nhỏ rồi rưới mật ong lên
- Đem hỗn hợp hấp cách thủy hay hấp cùng nồi cơm
- Dùng ngay khi còn nóng, ngày 2- 3 lần.
Cách 2: Lá xương sông và dấm ăn
- Sử dụng 5- 10 lá xương sông non rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
- Đập hơi dập lá xương sông để các tinh dầu tiết ra rồi nhúng vào dấm ăn
- Ngậm lá xương sông trong khoảng 5 phút, nuốt nước rồi nhổ bã
- Súc miệng lại với nước ấm.
Một số chú ý khi chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam
Chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam đều là các bài thuốc quen thuộc đã được sử dụng từ rất lâu, tuy nhiên chỉ thực sự hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Bên cạnh đó hiệu quả của các loại thuốc này còn tùy thuộc vào từng cơ địa, không phải ai cũng đem lại kết quả nhanh chóng nên người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau
- Đảm bảo làm sạch dược liệu trước khi sử dụng, với các dược liệu tươi thì nên ngâm cùng nước muối còn với dược liệu khô nên rửa lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất.
- Nếu sau 7- 10 ngày sử dụng đều đặn mà không thấy các triệu chứng khả quan hơn, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
- Nên dùng các bài thuốc khi còn ấm hoặc dùng trong ngày để tánh thuốc bị hư hong, ôi thiu kém tác dụng
- Một số dược liệu có thể không phù hợp nếu dùng chung với thuốc Tây như cam thảo, do đó nên tham khảo thêm với bác sĩ trước khi sử dụng
- Không nên dùng các bài thuốc có chứa mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học điều độ hơn, giữ ấm cổ họng, tránh uống nước lạnh và bổ sung đầy đủ các chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhất. Hầu hết các bài thuốc Nam đều vô cùng an toàn, tuy nhiên vẫn có thể gây ngộ độc nếu người bệnh dị ứng với dược liệu nào đó hay trong các dược liệu có chứa chất hóa học chưa được loại bỏ.
Trên đây là các cách chữa viêm họng hạt bằng cây thuốc Nam phổ biến được dân gian sử dụng nhiều. Người bệnh nên thay đổi một lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao đúng cách và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!