Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là một trong những mẹo vặt dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi. Với bản chất lành tính, an toàn, có thể áp dụng sử dụng cho mọi lứa tuổi mà không quá lo lắng đến tác dụng phụ, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có khả năng mắc phải. Căn bệnh này thường tái đi tái lại nhiều lần và gây ra không ít sự khó chịu khi mắc phải, thậm chí để lại vết sẹo gây mất thẩm mỹ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
Để khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, sưng tấy do bệnh viêm da cơ địa gây ra, người bệnh có thể áp dụng mẹo vặt sử dụng lá trầu không. Đây cũng chính là một trong những phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi.
Một số bài nghiên cứu gần đây cho biết, trong lá trầu không có chứa đến 25% tinh dầu cùng với nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa như: Hydroxycavicol, Estragol, Betlephenol, Diastase, Chavicol, Chavibetol,… Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn giúp ức chế và tiêu diệt các loại virus gây viêm da.
Trong Đông y, lá trầu không có vị cay, hăng, tính ấm, mùi nồng đặc trưng, có tác dụng khu phong, kháng khuẩn, sát trùng, giảm ngứa ngáy, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da.
Nhờ có những đặc tính trên, lá trầu không thích hợp sử dụng để chữa bệnh ngoài da như: vảy nến, mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,… trong đó có cả bệnh viêm da cơ địa.
Tuy nhiên, kết quả điều trị ở mọi đối tượng sẽ khác nhau, bởi điều này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng bệnh tình, sự kiên trì,… cụ thể hơn:
- Vì là mẹo vặt của dân gian nên cách trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không thường có tác dụng khá chậm so với thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì điều trị đều đặn mỗi ngày và lâu dài mới có thể khỏi bệnh;
- Chỉ có tác dụng đối với các cơ địa phù hợp với các thành phần của lá trầu không. Những trường hợp khác có thể gây kích ứng da, thậm chí khiến bệnh viêm nhiễm trở nặng hơn;
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không chỉ phù hợp với các trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Đối với trường hợp ở mức độ trung bình và nghiêm trọng thì hầu như không có tác dụng nào xảy ra;
- Cần áp dụng song song với các phương pháp điều trị khác để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.
Hướng dẫn sử dụng lá trầu không trị viêm da cơ địa tại nhà
Phương pháp trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không được tiến hành khá đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí. Chỉ cần một nắm lá trầu không cùng với một số nguyên liệu khác bạn có thể làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy ngay tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng một trong những cách được chia sẻ dưới đây.
Cách 1: Uống nước lá trầu không trị viêm da cơ địa
Uống nước sắc từ lá trầu không chữa viêm da cơ địa là mẹo vặt được nhiều người viết đến và áp dụng rộng rãi. Phương pháp này không chỉ giúp tăng quá trình hấp thụ các tinh chất có trong lá trầu không vào sâu cơ thể mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 8 – 10 lá trầu không tươi, lá bảnh lẻ, không bị sâu đục
- 1 thìa muối pha loãng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất;
- Cho toàn bộ lá trầu không đã được làm sạch vào trong nồi cùng với lượng nước vừa đủ để hãm như nước trà;
- Lọc bỏ phần cặn và dùng phần nước để uống;
- Kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 2: Chà xát lá trầu không lên dùng da bị viêm cơ địa
Chà xát lá trầu không lên vùng da bị viêm cơ địa là liệu pháp giúp cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Điều này là nhờ có các tinh dầu có trong dược liệu tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm, từ đó phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các vùng da lân cận.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không tươi
- 1 thìa muối biển sạch
Cách thực hiện:
- Ngâm lá trầu không với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn gây hại, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Vò nát lá trầu không rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhiễm. Lưu ý, không nên chà quá mạnh để tránh tình trạng da bị trầy xước;
- Chỉ áp dụng mỗi tuần 1 – lần, không nên áp dụng quá nhiều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách 3: Nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm cơ địa
Ngoài việc sử dụng nước uống lá trầu không hoặc dùng lá chà xát lên vùng da bị viêm nhiễm, người bệnh cũng có thể sử dụng lá cây này để nấu nước tắm hoặc ngâm rửa mỗi ngày.
Cần chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không tươi
- 1 – 2 thìa muối biển sạch
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất;
- Vò nát toàn bộ lá trầu không đã được làm sạch vào trong nồi với lượng nước khoảng 2 – 3 lít. Thêm một ít muối biển để tăng tính sát khuẩn;
- Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong lá trầu không ra hoàn toàn;
- Đổ nước ra thau lớn và pha thêm một ít nước mát sao cho nước không quá nóng hoặc quá dùng;
- Dùng nước pha được để tắm hoặc ngâm rửa dùng da bị viêm cơ địa, có thể dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng công dụng;
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Sau khi tắm nước lá trầu không, cơ thể bạn có thể xuất hiện một ít mùi hăng gây khó chịu. Nhưng đây chỉ là mùi của tinh dầu lá trầu không và hoàn toàn không hại cho da. Do đó, không nhất thiết tắm lại nhiều lần với nước mát sau khi tắm nước lá trầu không.
Ngoài việc sử dụng lá trầu không, còn rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa bằng các loại thảo dược lành tính khác được dân gian áp dụng như: lá đu đủ, cây ngải dại, lá đơn đỏ, cây sài đất, lá lốt, cây ngải cứu,… Đa phần là những thảo dược rẻ tiền, dễ kiếm quanh nơi bạn sinh sống.
Một số lưu ý khi chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Mặc dù chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không là liệu pháp điều trị an toàn, ít gây tác dụng phụ nhưng người bệnh không được quá chủ quan. Trong quá trình áp dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Không áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu;
- Không nên quá lạm dụng lá trầu không trong việc chữa bệnh viêm da cơ địa. Bởi điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn;
- Nếu cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, trước hết cần tạm ngưng một thời gian và chỉ áp dụng trở lại khi sức khỏe đã ổn định. Nếu triệu chứng bệnh chuyển biến ngày một phức tạp, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một vài vấn đề khác để rút ngắn thời gian chữa bệnh cũng như phòng ngừa một số trường hợp xấu có thể xảy ra:
- Luôn giữ cho cơ thể trong trạng thái sạch sẽ bằng cách vệ sinh hoặc tắm rửa mỗi ngày;
- Không được tắm nướng quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, dễ bị kích ứng, thậm chí gây bỏng nhiệt. Trong khi đó, nước quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt và dẫn đến cảm lạnh;
- Không dùng tay gãi hoặc chà xát quá mạnh nên vùng da bị tổn thương. Điều này có thể khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tấn công và hình thành ổ viêm nhiễm mới;
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chất tẩy nhẹ. Tốt nhất lên lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu từ thiên nhiên;
- Sử dụng các vật dụng che chắn khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi các tác nhân dị nguyên gây viêm da như: mũ, khẩu trang, bao tay, tất chân, quần áo dài tay,…;
- Hạn tiếp xúc với các loại hóa chất, nước hoa, mỹ phẩm có chứa các thành phần kích ứng da. Nếu đặc thù công việc buộc phải tiếp xúc thì nên sử dụng một số vật dụng bảo hộ.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc 3 cách trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không cũng như một số lưu ý khi áp dụng. Để mang lại kết quả điều trị tốt, người bệnh nên áp dụng đúng cách, đúng liều lượng và kiên trì thực hiện trong nhiều ngày. Đồng thời, tiến hành thăm khám để biết chính xác tình trạng viêm nhiễm, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!