Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá cây ngải dại giúp nhiều người khỏi bệnh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa viêm da cơ địa bằng lá cây ngải dại là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người biến đến và áp dụng khá phổ biến. Về bản chất, lá cây ngải dại là loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và hầu như không để lại tác dụng phụ, thích hợp điều trị trong khoảng thời gian dài. Mặt khác, trong loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ làm nhẹ các triệu chứng cho bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Công dụng của cây ngải dại trong việc chữa viêm da cơ địa
Với tên gọi là cây ngải dại, ít nhiều bạn có thể đoán ra được loại cây này là cây mọc dại. Cây ngải dại là cây thân thảo, mang bản chất dược tính, xuất hiện khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Loại cây này thường hay bị nhầm lẫn với cây ngải cứu bởi hình dạng lá của hai loại lá tương đối giống nhau.
Để phân biệt cây ngải dại với cây ngại cứu, bạn có thể nhận biết qua đặc điểm và mùi vị của lá, cụ thể hơn: Cây ngải có thân và lá to hơn cây ngải cứu. Mặt trên của lá có màu xanh lục nhạt và không có lông, mặt dưới có ít lông tơ. Mùi vị của lá cây ngải dại thường hắc hơn so với cây ngải cứu.
Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, lá cây ngải dại có vị đắng, tính mát, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giải độc, thanh nhiệt cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da như: viêm da, da dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…
Một số bài nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, trong cây ngải dại có chứa nhiều thành phần hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm nhưng chủ yếu là thành phần tinh dầu. Nhờ có lượng tinh dầu tương đối lớn, lá cây ngải dại được giới Y học hiện đại ví như chất làm ẩm da, mềm da, hạn chế tình trạng da bị khô hay bị ngứa ngáy.
Với những bản chất đã được đề cập cho thấy, cây ngải dại thích hợp góp mặt trong danh sách các cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa hay nhất của dân gian. Và đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh được nhiều người biết đến và áp dụng khá phổ biến nhằm làm nhẹ cơn ngứa ngáy khó chịu hay tình trạng da bị sưng tấy.
Hướng dẫn cách dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa hiệu quả tại nhà
Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại được thực hiện khá đơn giản và không mấy cầu kỳ. Người bệnh có thể điều trị bệnh lý chỉ một nắm lá cây ngải dại quanh nhà cùng với một ít muối sạch. Tham khảo 3 cách làm dưới đây và lựa chọn cách làm phù hợp với tình trạng da bị viêm nhiễm của bản thân:
Cách 1: Uống nước lá cây ngải dại chữa viêm da cơ địa
Uống nước lá cây ngải dại chữa viêm da cơ địa là một trong những cách làm khá đơn giản và được nhiều người áp dụng. Khi dùng nước sắc từ cây ngải dại, các tinh chất có trong thảo dược thấm sâu vào cơ thể. Từ đó, làm tăng hoạt động của các tế bào giúp đào thải các độc tố gây viêm da ra khỏi cơ thể được dễ dàng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá ngải dại ……………. 200 gram
- Muối sạch ……………………. 2 thìa
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ lá ngải dại đã được chuẩn bị rửa sạch cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ phần đất cát, tạp chất rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho những phần lá ngải dại đã được làm sạch vào trong nồi với lượng nước khoảng 500ml;
- Tiến hành đun trên ngọn lửa nhỏ và đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml là có thể tắt bếp;
- Lọc bỏ phần bã rồi chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa, uống nước ngải dại mỗi ngày còn có tác dụng thanh lọc, giải độc, lợi tiểu và ngăn chặn sự hình thành của các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Cách 2: Bài thuốc đắp chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại
Ngoài việc dùng nước sắc từ lá cây ngải dại chữa viêm da cơ địa, các đối tượng bị viêm da cơ địa cũng có thể kết hợp bài thuốc đắp. Khi đó, các tinh chất có trong thảo dược tác động trực tiếp lên vết thương nhằm ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Những nguyên liệu cần được có, bao gồm:
- Lá cây ngải dại tươi …………………. 1 nắm
- Muối sạch ………………………………….. 1 thìa
Cách thực hiện:
- Lá cây ngải dại cần được làm sạch cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá ngải dại vừa được làm sạch và một ít muối vào trong cối rồi tiến hành giã nát;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm cơ địa bằng nước ấm rồi dùng khăn bông để lau ráo nước;
- Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Người bệnh có thể dùng băng gạc để cố định vết thương trong khoảng 25 – 30 phút;
- Áp dụng mỗi ngày và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 3: Nấu nước lá cây ngải dại để ngâm rửa khi bị viêm da cơ địa
Đối với các vùng da bị viêm cơ địa có kích thước lớn thì bài thuốc đắp từ lá cây ngải dại khó để thực hiện. Một phương án khác cho người bệnh là dùng lá cây ngải dại để nấu nước ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Và đây cũng chính là cách làm được nhiều người áp dụng để cải thiện bệnh lý.
Cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
- Lá cây ngải dại …………………. 50 gram
- Muối hạt to ……………………………. 1 thìa
Cách thực hiện:
- Lá cây ngải cứu cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước;
- Vò nát toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch rồi cho vào trong nồi đun cùng với 2 – 3 lít nước. Thêm một ít muối hạt to để tăng tính sát khuẩn;
- Tiến hành đun khoảng 10 phút hoặc đun cho đến khi các tinh chất có trong thảo dược ra hoàn toàn rồi tắt bếp;
- Đổ nước ra chậu lớn, đợi nguội dần rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị viêm cơ địa cho đến khi nước nguội dần. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông lau khô;
- Để gia tăng hiệu quả của bài thuốc, người bệnh nên áp dụng mỗi ngày 2 lần và liên tục trong nhiều ngày.
Ngoài việc sử dụng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa, bạn cũng có thể sử dụng các loại cây khác có chứa các thành phần và công dụng tương tự như loại thảo dược này như: lá trầu không, lá đơn đỏ, cây sài đất, lá lốt, cây ngải cứu,…
Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa có tốt không?
Đa phần, chữa viêm da cơ địa bằng các loại thảo dược thiên nhiên đều mang bản chất lành tính, an toàn, ít gây tác dụng phụ, đặc biệt hơn là có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Trị viêm da cơ địa bằng cây ngải dại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Chỉ cần một nắm lá cây ngải dại, người bệnh có thể làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu bằng cách nấu nước uống, nấu nước ngâm rửa hoặc giã nát để đắp trực tiếp.
Tuy nhiên, kết quả điều trị nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi đối tượng như: cơ địa, tình trạng sức khỏe, cách dùng, sự kiên trì,… Cụ thể hơn:
- Chỉ áp dụng trị viêm da cơ địa bằng cây ngải dại cho các đối tượng có cơ địa phù hợp với các thành phần có trong thảo dược. Đồng nghĩa với việc, đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá cây ngải dại không nên áp dụng. Việc áp dụng không đúng cách có thể khiến da bị phát ban, kích ứng, từ đó khiến tình trạng viêm nhiễm trở nặng hơn;
- Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh tình ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, hầu như không có dấu hiệu khả quan nào xảy ra;
- Như các loại thảo dược khác, tác dụng trị bệnh viêm da cơ địa của cây ngải dại thường khá chậm và kéo dài trong khoảng thời gian dài. Khi đó, các tinh chất có trong thảo dược mới đủ thời gian để thấm sâu vào bên trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần kiên trì khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này;
- Nên kết hợp cùng với một số sản phẩm chăm sóc da khác để đẩy nhanh tiến độ chữa lành bệnh.
Từ những lý do trên, không thể đưa ra lời khẳng định tất cả các đối tượng áp dụng điều trị viêm da cơ địa bằng cây ngải dại đều có kết quả khả quan. Tốt nhất, bạn nên biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải bằng việc thăm khám. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.
Một số lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại
Tương tự như các thảo dược khác, việc chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định khi áp dụng như: cách thực hiện, liều lượng, sự kiên trì,… kèm theo đó là chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nằm đẩy nhanh tiến độ điều trị. Người bị viêm da cơ địa cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tránh gãi hoặc chà xát quá mạnh lên vùng da bị tổn thương. Việc gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và lây lan vùng nhiễm sang các làn da lành khác;
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng việc tắm rửa bằng nước mát. Lưu ý thêm, người bị viêm da cơ địa không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước quá nóng dễ khiến da bị khô và kích ứng, thậm chí gây bỏng da. Trong khi đó, nước quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị cảm lạnh;
- Có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa. Tốt hơn là nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên;
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho da như: hóa chất, bụi bẩn, mỹ phẩm kém chất lượng,… Nếu đặc thù công việc buộc phải tiếp xúc thì bạn nên trang bị một số vật dụng bảo hộ như: khẩu trang, bao tay, tất chân, quần áo dài tay,…;
- Nên mặc những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát cơ thể khi không cần thiết;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt cần chú trọng bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại củ. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ;
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, trà đặc, cà phê,…;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức. Nên dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như phòng ngừa một số bệnh lý khác.
Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc 3 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá cây ngải dại cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Để bài thuốc phát huy tối đa công dụng, người bệnh nên áp dụng đúng cách, đúng liều lượng và tuân thủ một số nguyên tắc chăm sóc da bị viêm nhiễm. Đồng thời, tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!