Cách chữa viêm amidan bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa viêm amian bằng thuốc nam là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể tận dụng những loại cây có sẵn trong vườn nhà để làm thành các bài thuốc uống, ngậm hay súc miệng. Nó sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng sưng viêm và đau rát cổ họng, giúp tình trạng viêm amidan sớm được đẩy lùi.
Cách chữa viêm amidan bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả
Dưới đây là những cách chữa viêm amidan bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thử tại nhà để cải thiện bệnh nhanh chóng.
1. Chữa viêm amidan bằng lá bạc hà
Chữa viêm amidan bằng lá bạc hà là một trong những mẹo dân gian đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Trong lá bạc hà chứa một số hoạt chất có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, khi dung nạp vào cơ thể nó giúp tiêu sưng, kháng viêm và giảm các cơn đau rát ở cổ họng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Một nắm lá bạc hà tươi
- Nước nóng
Cách thực hiện:
- Cho tất cả lá bạc hà vào ngâm trong nước muối pha loãng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Vớt lá bạc hà ra, để ráo nước. Sau đó cho vào bình trà cùng với một lượng nước sôi vừa đủ.
- Hãm trà bạc hà trong 10 phút để hoạt chất ra hết thì rót lấy nước uống trong ngày.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì sau 5 – 7 ngày các triệu chứng viêm amidan sẽ thuyên giảm dần.
2. Chữa viêm amidan bằng củ gừng tươi
Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay và tính ấm, có khả năng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn hiệu quả. Khi bổ sung vào cơ thể đúng cách, loại củ này sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng viêm amidan và sớm phục hồi lại sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 1/2 củ gừng tươi
- 3 thìa mật ong
- 1 ly nước nóng
Cách thực hiện:
- Củ gừng tươi đem đi cạo hết vỏ ngoài, rửa sạch và cắt thành thành nhiều lát mỏng.
- Sau đó, cho tất cả vào ly nước nóng đã chuẩn bị và hãm trong khoảng 10 – 15 phút.
- Cho mật ong vào, dùng muỗng khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan với nhau rồi uống.
- Thực hiện 1 lần/ngày vào sáng sớm, sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ cải thiện dần.
Lưu ý: Không áp dụng cách chữa viêm amidan bằng gừng và mật ong cho người bị cao huyết áp hoặc bị nhiệt, lở loét trong cổ họng.
3. Chữa viêm amidan bằng cây cánh thảo (cát cánh)
Cây cánh thảo hay còn được gọi là cát cánh, bạch dược,… Đây là loại thuốc Nam có tác dụng khai thông phế khế, lợi yết, tuyên phế nên thường được dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bài thuốc từ cây cánh thảo đều đặn và liên tục thì sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Nguyên liệu:
- 8 gram cây cánh thảo
- 12 gram liên kiều
- 12 gram kim ngân hoa
- 4 gram cam thảo
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu cùng với một lượng nước vừa đủ vào ấm.
- Đun sôi hỗn hợp đến khi nước sắc lại thì ngưng nấu và tắt bếp.
- Chờ cho nước bớt nóng thì rót lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.
4. Chữa viêm amidan bằng cây rẻ quạt
Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong cây rẻ quạt chứa nhiều belamcandin, irisfloretin, tectoridin, shekanin – đây là những hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm amidan, đau nhức tai, ho có đờm, rối loạn tiêu hóa, viêm họng hạt,… Nên khi bị viêm amidan, người bệnh có thể uống nước cốt cây rẻ quạt hoặc dùng kết hợp nó với các nguyên liệu khác để đẩy lùi nhanh tình trạng sưng viêm và đau rát cổ họng.
Nguyên liệu:
- 1 nắm cây rẻ quạt tươi
- Nước lọc
Cách thực hiện:
- Cây rẻ quạt tươi đem ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Vớt cây rẻ quạt ra, để ráo rồi cho vào cối giã thật nát, có thể thêm vào chút nước.
- Vắt lấy nước cốt để uống và bỏ đi phần bã vì không sử dụng đến.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì chỉ sau 3 – 5 ngày viêm amidan đã cải thiện tốt hơn.
5. Chữa viêm amidan bằng lá cây lược vàng
Trong cây lược vàng chứa một hoạt chất vô cùng có lợi cho người bị viêm amidan là flavonoid. Khi hoạt chất này được bổ sung vào cơ thể đúng cách nó sẽ giúp hoạt huyết, giảm đau, xoa dịu và làm lành tổn thương nhanh chóng. Từ đó đẩy lùi dần các triệu chứng vướng víu khi nuốt nước bọt, đau rát cổ họng,…
Nguyên liệu:
- 3 – 4 lá cây lược vàng
- Một ít muối
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá cây lược vàng bằng cách rửa nhiều lần với nước muối pha loãng.
- Cho lá cây lượng vàng và một ít muối vào miệng nhai rồi từ từ nuốt lấy nước, bỏ đi phần xác.
- Thực hiện như thế 2 – 3 lần/ngày thì sau một khoảng thời gian các triệu chứng viêm amidan sẽ được đẩy lùi.
6. Chữa viêm amidan bằng lá cây đinh lăng
Cây đinh lăng hay còn được gọi là cẩm giàng, đơn châu chấu, rau gai,… Đây là loài cây thân mảnh, cao khoảng 1 – 2 mét, nhiều cành và mọc lòa xòa. Lá cây có hình dạng giống như lông chim và có những sợi gai nhỏ mềm như tơ. Hoa màu vàng nhạt hoặc màu lục, quả màu đen và có hình tròn.
Hầu hết các bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng để chữa bệnh, nhưng dùng nhiều nhất vẫn là phần lá. Lá cây đinh lăng có tác dụng khu phong, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ,… nên thường được dùng để điều trị viêm amidan, phong thấp, đau cột sống, suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu:
- 20 gram lá cây đinh lăng
- 3 chén nước lọc
Cách thực hiện:
- Lá cây đinh lăng đem rửa sạch, ngâm trong nước muối một lúc để sát khuẩn.
- Vớt lá cây đinh lăng ra và cho vào nồi nấu cùng với 3 chén nước. Đun sôi đến khi hỗn hợp sắc lại còn 1/3 thì tắt bếp.
- Chờ cho nước sắc từ lá cây đinh lăng nguội bớt thì chia làm 3 phần để uống trong ngày.
- Thực hiện đều đặn trong 4 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng viêm amidan thuyên giảm.
7. Chữa viêm amidan bằng lá cây bàng
Trong lá cây bàng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bị viêm amidan như flavonoid và phytosterol nên người ta thường dùng nó để cải thiện tình trạng sưng viêm và đau rát ở cổ họng. Người bệnh có sử dụng lá cây bàng bằng 2 cách là uống nước lá bàng và súc miệng bằng nước lá bàng.
Nguyên liệu:
- Một lượng lá bàng đủ dùng
- Một ít muối hạt
- Một chút nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bàng bằng hỗn hợp nước muối, sau đó vớt ra và để ráo.
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Dùng ray lọc lấy nước cốt để uống và bỏ đi phần bã không sử dụng đến.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
8. Chữa viêm amidan bằng rau dọc dừa
Rau dọc dừa thường được tìm thấy đầm hồ, ao lầy. Ngoài dùng làm thực phẩm ăn sống trong bữa cơm thì nó còn có tác dụng chữa viêm amidan rất tốt. Trong loại rau này chứa nhiều tanin, flavon, khoáng chất và vitamin C nên có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng amidan và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá rau dọc dừa (phần thân và lá)
- 1 cốc nước ấm
- Một chút muối tinh
Cách thực hiện:
- Đem rau dọc dừa đi rửa sạch, tốt nhất là nên ngâm trong nước muối pha loãng trước khi sử dụng.
- Cho rau dọc dừa vào cối giã nát rồi đem đi hòa với 1 cốc nước ấm, sau đó lọc bỏ phần cặn.
- Cho thêm vào cốc nước một chút muối tinh (khoảng 1 thìa) rồi uống từng ngụm nhỏ.
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần và mỗi lần cách nhau 1 tiếng để đạt kết quả điều trị cao nhất.
9. Chữa viêm amidan bằng rau tần dày lá
Người bị viêm amidan có thể dùng rau tần dày lá để nhai nuốt nước cốt hoặc sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác để điều trị bệnh. Chỉ cần thực hiện đều đặn và liên tục thì sau một thời gian các triệu chứng viêm amidan sẽ thuyên giảm đáng kể, giúp sức khỏe sớm trở lại như bình thường.
Nguyên liệu:
- 3 – 4 lá rau tần dày lá
- Một chút muối tinh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau tần dày lá để không còn bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cho rau tần dày lá và muối tinh đã chuẩn bị vào miệng nhai.
- Nuốt từ từ nước cốt và phần cái rau tần dày lá vào trong cơ thể.
- Dùng đều đặn trong 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
10. Chữa viêm amidan bằng lá hẹ
Người bị viêm amidan thường được khuyên sử dụng lá hẹ để điều trị tại nhà. Bởi trong loại thảo dược này chứa hàm lượng rất lớn axit amin, tiêu biểu nhất là thiosulfonate với khả năng kháng khuẩn và virus cao, giúp các tổn thương mau chóng lành lại. Đồng thời, nó còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại, giúp bệnh nhanh hồi phục hơn.
Nguyên liệu:
- Một nắm lá hẹ tươi
- 3 muỗng đường phèn
Cách thực hiện:
- Hẹ sau khi mua về thì bỏ đi phần hư úng, sau đó đem rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Vớt lá hẹ ra, để ráo nước rồi dùng dao cắt thành từng đoạn nhỏ bằng nhau.
- Cho tất cả lá hẹ và đường phèn vào bát, dùng đũa trộn đều lên rồi đem hấp cách thủy.
- Sau khi hẹ hấp đường phèn đã chín thì lấy ra, chờ cho bớt nóng rồi ăn cả cái lẫn nước.
- Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy được hiệu quả.
11. Chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh là phế – tâm – tỳ, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm và thoát mồ hôi nên thường được sử dụng để chữa viêm amidan, cảm mạo, sốt, ho, khô rát cổ họng,…
Còn trong Tây y, loài lá này chứa nhiều acid alpha-linolenic, citral, protein, a-pinen, perillaldehyd, limonen và dihydrocumin có khả năng cải thiện hoạt động lưu thông đường thở, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong vòm họng, giúp đẩy lùi viêm amidan hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 5 gram lá tía tô
- 5 gram hoa khế
- 5 gram hoa đu đủ đực
- 15 gram đường phèn
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực, để ráo nước.
- Sau đó cho tất cả vào chén cùng với đường phèn, trộn đều lên.
- Đem hấp cách thủy trong thời gian khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống 3 lần/ngày và bỏ đi phần bã nguyên liệu.
12. Chữa viêm amidan bằng lá cây xương sông
Lá cây xương sông trong Đông y là loại thảo dược có tính ấm, vị cay đắng và mùi hăng, có tác dụng tiêu đàm, tiêu thũng, khu phong trừ thấp, hỗ trợ tiêu hóa, thông kinh hoạt lạc. Dân gian thường sử dụng loại lá cây này để điều trị thấp khớp, đầy bụng khó tiêu, nhức răng và đặc biệt là viêm amidan.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá cây xương sông
- 10 gram lá hẹ
- 10 gram lá húng chanh
- Một ít đường phèn
Cách thực hiện:
- Đem lá cây xương sông, lá hẹ và húng chanh đi rửa thật sạch, để ráo nước.
- Sau đó dùng dao cắt nhỏ các lá này ra hoặc cho vào cối giã thật nát.
- Trộn đều phần lá vừa có với đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy trong 15 phút.
- Ngậm hỗn hợp trên vào cổ họng khi nó đã bớt nóng sẽ cải thiện được viêm amidan.
13. Chữa viêm amidan bằng rau trai
Trong Y học cổ truyền, rau trai là có tính hơi lạnh, vị ngọt nhẹ và có công dụng chống viêm, giải nhiệt, tiêu sưng rất hiệu quả. Người bị viêm amidan chỉ cần bổ sung các hoạt chất trong loài rau này đúng cách sẽ có thể đẩy lùi được tình trạng đau ngứa và sưng viêm ở cổ họng, giúp ăn uống dễ dàng và ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
- Một nắm rau trai tươi
- Một ít muối tinh
Cách thực hiện:
- Rau trai tươi sau khi bỏ đi phần hư úng thì đem đi rửa nhiều lần với nước muối để làm sạch và sát khuẩn.
- Cho rau trai tươi vào cối giã thật nát hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt và thêm vào một ít muối tinh, trộn đều hỗn hợp rồi dùng để uống trị viêm amidan.
- Nên ngậm và uống từng ngụm nhỏ khoảng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 1 tiếng.
14. Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá
Các nhà khoa học tìm thấy trong rau diếp cá rất nhiều thành phần có lợi cho người bị viêm amidan như: quercitrin, tinh dầu, khoáng toàn phần,… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như các chất kháng sinh tự nhiên, có thể giúp người bệnh kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ho và đau rát cổ họng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 300 gram rau diếp cá
- 500ml nước vo gạo (nước đầu)
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá đem đi rửa thật sạch để không còn bụi bẩn và đất cát.
- Vớt rau diếp cá ra, để ráo nước rồi cho vào nước vo gạo đã chuẩn bị.
- Đun hỗn hợp đến khi sôi thì tắt bếp, lọc lấy phần nước cốt để uống.
- Dùng mỗi ngày 2 lần và chỉ nấu vừa đủ sử dụng trong ngày, không để qua đêm.
15. Chữa viêm amidan bằng lá trầu không
Lá trầu không là loại dược liệu quý trong cả Đông y và Y học cổ truyền. Loại lá này có tác dụng rất lớn trong việc ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại đường hô hấp, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm nhanh chóng. Đồng thời nó còn giúp giảm đau rát, ngứa ngày và sưng viêm ở cổ họng, giúp tình trạng viêm amidan ngày càng cải thiện tốt lên.
Nguyên liệu:
- 5 lá trầu không tươi
- Khoảng 3 muỗng mật ong
Cách thực hiện:
- Đem lá trầu không đi rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng.
- Cho lá trầu không vào cối giã nát rồi lọc lấy phần nước cốt.
- Sau đó cho mật ong vào và dùng muỗng khuấy đều để hỗn hợp hòa tan với nhau.
- Uống đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng viêm amidan biến mất hoàn toàn thì ngưng.
16. Chữa viêm amidan bằng hoa cúc dại
Hai loại hoa cúc dại thường được sử dụng chữa viêm amidan là cúc vàng và cúc trắng. Đây là loài thực vật chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, giảm sưng tấy và làm lành tổn thương nhanh chóng. Người bệnh nếu sử dụng đều đặn và đúng phương pháp thì sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại cho cổ họng, giúp tình trạng viêm amidan sớm biến mất.
Nguyên liệu:
- 10 gram hoa cúc dại khô
- 30ml mật ong nguyên chất
- Một lượng cam thảo vừa đủ dùng
Cách thực hiện:
- Cho hoa cúc dại khô vào nồi nước và đun sôi.
- Thêm cam thảo vào, hạ nhỏ lửa và nấu thêm trong vài phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chén và chờ cho nó bớt nóng thì thêm mật ong vào, khuấy đều rồi uống.
- Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày thì chỉ sau 3 – 5 ngày cổ họng sẽ bớt đau và khó chịu.
17. Chữa viêm amidan bằng cây bồ công anh
Ngoài các cách điều trị trên thì người bị viêm amidan có thể dùng cây bồ công anh để tự chữa trị tại nhà. Nó sẽ giúp người bệnh nhân thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đồng thời sát khuẩn và đẩy lùi nhanh các triệu chứng sưng viêm và đau rát cổ họng.
Nguyên liệu:
- Một nắm cây bồ công anh
- Một ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Cây bồ công anh rửa sạch, đem ngâm trong nước muối pha loãng một lúc để diệt khuẩn, sát trùng.
- Cho cây bồ công anh và một ít muối hạt vào cối giã nát rồi lọc lấy nước cốt.
- Đem pha với nước ấm theo tỉ lệ 1 muỗng nước cốt bồ công anh thì 3 muỗng nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần thì sau vài ngày tình trạng viêm amidan sẽ thuyên giảm đáng kể.
Những điều cần thận trọng khi chữa viêm amidan bằng thuốc Nam tại nhà
Chữa viêm amidan bằng thuốc Nam là giải pháp điều trị khá an toàn và lành tính, có thể giúp cải thiện tốt các triệu chứng bệnh. Nhưng nếu không được dùng đúng cách thì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tốt nhất khi sử dụng để chữa trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Các cây thuốc Nam chọn chữa viêm amidan phải còn tươi và không bị hư hại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng cũng như là giữ nguyên được lượng hoạt chất, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người dị ứng với các thành phần trong bài thuốc nam chữa viêm amidan phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Chỉ nên dùng cây thuốc Nam chữa viêm amidan khi bệnh mới xảy ra và các biểu hiện còn nhẹ. Nếu viêm amidan đã chuyển sang mãn tính cùng với các triệu chứng nặng thì người bệnh nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.
- Nếu dùng các bài thuốc Nam trong quá trình điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây thì phải hết sức cẩn trọng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chung để tránh các tác dụng phụ không muốn xảy ra.
- Khi có các dấu hiệu dị ứng trong quá trình dùng thuốc Nam hoặc đã dùng vài ngày mà viêm amidan không thuyên giảm thì người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có hướng chữa trị phù hợp hơn.
- Chỉ nên dùng thuốc Nam với mức độ vừa phải. Tránh nôn nóng sử dụng quá liều lượng hoặc sai phương pháp sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí khiến viêm amidan ngày càng trầm trọng hơn.
Trên đây là những cách chữa viêm amidan bằng thuốc Nam an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp bệnh thuyên giảm chứ không thể trị dứt điểm hoàn toàn. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng như khô rát cổ họng, nuốt nước bọt bị đau, lưỡi trắng và chán ăn,… thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất để nhanh hồi phục lại sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!