Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Đừng bỏ qua những thực phẩm này

6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt

Xét nghiệm vi khuẩn HP: Những điều bệnh nhân cần biết

CLO Test là gì? Tất tần tật về Clo-Test trong xét nghiệm Hp

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân ưu tiên áp dụng. Do sử dụng thuốc tân dược có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, cũng như vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao. Thay thế vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Nam, vừa tiết kiệm được chi phí mà lại rất an toàn và hiệu quả.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori có dạng xoắn ốc, tồn tại trong cơ quan tiêu hóa, đặc biệt nó có thể sinh sống trong môi trường axit ở dạ dày. Chúng thường đi vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, qua các thiết bị nội soi, y khoa chưa vô trùng,…

Vi khuẩn HP xâm nhập gây rối loạn hệ thống tiêu hóa, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột. Khi được chẩn đoán dương tính với loại hại khuẩn này, bệnh nhân sẽ được chỉ định các biện pháp khắc phục.

Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, các phương pháp dân gian từ thuốc Nam đã và đang được nhiều người áp dụng. Bởi vì, nó không chỉ an toàn, hiệu quả, mà chi phí điều trị cũng được giảm thiểu đáng kể.

Trên thực tế, y học hiện đại hiện nay vẫn chưa thật sự công nhận loại cây nào có thể đặc trị được hại khuẩn HP. Tuy nhiên, đa số các bài thuốc Nam đều được dân gian sử dụng, kiểm chứng là có cải thiện được tình trạng bệnh lý do chủng vi khuẩn này gây ra.

Dược tính trong các loại thảo mộc thiên nhiên có lợi ích ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, hỗ trợ loại bỏ chúng theo thời gian. Biện pháp này có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc như khi sử dụng thuốc tây y.

Chữa vi khuẩn HP bằng lá khôi tía
Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc tân dược

Nhưng cũng phải đề cập, việc điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Nam sẽ mất nhiều thời gian, do dược tính trong thảo dược yếu hơn các loại tân dược khác. Chính vì thế, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp:

  • Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn chưa phát sinh những tổn thương thực thể, chưa ảnh hưởng dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ở thể nhẹ, chỉ mới xuất hiện dấu hiệu viêm dạ dày, nhưng không sử dụng được thuốc tây y.
  • Được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc tân dược để tăng hiệu quả điều trị. Trường hợp này chỉ thực hiện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện có thể gây ra tương tác thuốc nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc Nam sau khi đã điều trị khỏi bằng thuốc Tây, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm và giúp cơ thể phục hồi những tổn thương.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được cho là biện pháp dễ dàng thực hiện, an toàn, tuy nhiên vẫn sẽ còn một số hạn chế nhất định. Chính vì thế, để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân thấy có triệu chứng khác thường trên cơ thể, trước hết cần được thăm khám y tế để xác định được chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Nếu bạn đang quan tâm đến cách chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam, có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

1. Chữa vi khuẩn HP bằng lá khôi tía

Cây lá khôi (Ardisia silvestris) hay còn được gọi với tên là cây độc lực, lá đơn tướng quân, lá khôi nhung,…Loại cây này được dân gian sử dụng để chữa đau bụng, đau dạ dày. Phổ biến ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Lá khôi cũng được Đông y công nhận là một loại thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Do trong lá khôi có thành phần kiềm tính cao, tác dụng trung hòa được lượng axit có trong dạ dày, ức chế hoạt động sống của vi khuẩn HP.

Tương tự, theo Tây y, loại cây này được nghiên cứu có chứa tanin và glucosid, công dụng nổi bậc trong việc chống viêm, thu nhỏ vết loét, giúp vết thương trong dạ dày và tá tràng cải thiện nhanh chóng. 

Những thành phần kháng viêm có trong lá khôi còn giúp người bệnh giảm đau, điều hòa dịch vị trở về mức bình thường, cải thiện chứng ợ chua, giảm nóng rát thượng vị hiệu quả. Người bệnh dễ tiêu hóa, có thể ăn ngon, ngủ ngon.

Chữa vi khuẩn HP bằng lá khôi tía
Lá khôi tía giúp tiêu diệt vi khuẩn HP

Cách sử dụng lá khôi tía như sau:

Cách 1: Uống nước lá khôi tía

  • Sử dụng 20g lá khôi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Có thể phơi khô để sử dụng dần, mỗi lần sắc chỉ cần rửa lại với nước sạch một lần nữa/
  • Mỗi ngày nấu cùng với nước, uống như uống trà.
  • Người bệnh nên áp dụng đều đặn để thấy được kết quả.

Cách 2: Kết hợp khôi tía với thảo dược khác

  • Sử dụng 10g lá khôi tía, cùng với nhân trần, khổ sâm mỗi loại 12g, lá chút chít 10g g.
  • Nguyên liệu phơi khô, tán thành bột.
  • Sử dụng 30g cho mỗi lần uống, pha bột với nước sôi để nguội rồi thưởng thức.
  • Đều đặn mỗi ngày để loại bỏ được vi khuẩn HP.

2. Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây

Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây đã được lưu truyền từ xa xưa trong dân gian. Trong lá của loại cây này có chứa flavonoid có tác dụng giảm đau, phục hồi nhanh chóng những tổn thương, có thể điều trị các bệnh lý do hại khuẩn gây ra.

Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây
Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây

Thông thường, sử dụng chè dây chỉ lấy lá còn non, phơi khô, hãm như hãm trà để uống hàng ngày. Nó không chỉ là bài thuốc chữa vi khuẩn HP mà còn giúp người bệnh an thần, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày.

Theo y học cổ truyền, loại cây này đã được nghiên cứu và công nhận có khả năng ức chế và tiêu diệt chủng vi khuẩn HP gây hại trong cơ quan tiêu hóa, làm se vết loét hiệu quả. Hiện nay, chè dây được sử dụng phổ biến trong việc điều trị một số bệnh lý dạ dày cho nhiều bệnh nhân.

Cách sử dụng lá chè dây:

  • Lá chè dây 30g – 35g rửa sạch, hãm với nước sôi uống như trà mỗi ngày.
  • Liều lượng tốt nhất sử dụng 60g – 70g cho 1 ngày, chia ra phần để hãm.
  • Thời gian uống tốt nhất là vào bữa sáng trước khi ăn, sau đó có thể sử dụng tiếp tục cho đến hết ngày.

3. Chữa vi khuẩn HP bằng lá dạ cẩm

Lá dạ cẩm cũng là một loại cây được sử dụng phổ biến để chữa vi khuẩn HP. Loại cây này có tên khoa học là Oldenlandia Eapitellata Kuntze, dân gian gọi là cây đất lượn, loét mồm.

Lá cây có vị đắng, giúp giải nhiệt, thải độc, đặc biệt còn giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Không những thế, nó còn được sử dụng để giảm hàm lượng axit dư thừa trong dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, cải thiện những vết loét do hại khuẩn gây ra cho dạ dày – tá tràng.

Chữa vi khuẩn HP bằng lá dạ cẩm
Không chỉ hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, lá dạ cẩm còn có tác dụng chữa lành những vết thương bên trong dạ dày

Các cách sử dụng phổ biến như sau:

Cách 1:

  • Dùng khoảng 20g đến 40g lá cẩm, rửa sạch.
  • Sắc chung với 500ml nước cho đến khi còn ⅔ thì tắt bếp.
  • Nước thuốc chia thành 2 phần uống trong ngày, trước bữa ăn.
  • Áp dụng đều đặn trong 10 ngày sẽ thấy cơ thể cải thiện hiệu quả.

Cách 2:

  • Dùng 300g dạ cẩm cùng với 900g đường.
  • Đun nguyên liệu chung với nước cho đến khi thành cao hoặc siro.
  • Uống hàng ngày khoảng 20g lá cẩm, liên tục trong 30 ngày.

Cách 3:

  • Dùng 20g đến 40g dạ cẩm khô tán thành bột nhuyễn.
  • Sau đó đun với nước để uống như trà hàng ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần, đặc biệt là khi bị đau dạ dày, uống trước bữa ăn để giúp dịu cơn đau.

4. Chữa vi khuẩn HP bằng lá mơ

Lá mơ được dân gian sử dụng để giảm cảm giác khó tiêu, chướng bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi và đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, lá mơ còn có ích trong việc cầm máu, nhanh lành vết loét, tiêu độc và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Chữa vi khuẩn HP bằng lá mơ
Chữa vi khuẩn HP bằng lá mơ

Tuy nhiên, do vẫn chưa được khoa học nghiên cứu cụ thể nên trước khi sử dụng lá mơ bệnh nhân cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Một số cách phổ biến đã được dân gian thực hiện như sau:

Cách 1: 

  • Sử dụng 40g lá mơ tươi, rửa sạch để cho ráo nước.
  • Giã nát lá mơ sau đó cho thêm một chút nước sôi để nguội, ép lấy nước và chia thành 2 lần uống.
  • Uống mỗi ngày để chữa vi khuẩn HP.

Cách 2:

  • Sử dụng 1 nắm lá mơ cùng với 3 quả trứng gà.
  • Rửa sạch lá mơ nón, thái nhỏ rồi trộn với trứng gà.
  • Chiên chín như bình thường, ăn với cơm.
  • Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe.

5. Chữa vi khuẩn HP bằng lá cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc hay còn gọi là cây con khỉ, có công dụng chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Loại cây này đã được y học hiện đại nghiên cứu có chứa sterol, coumarin, carotenoid, cùng với một lượng đường khử có tác dụng kháng khuẩn, nấm và phục hồi vết thương, tan sẹo lồi,…

Chữa vi khuẩn HP bằng lá cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP

Chính vì tác dụng trên, lá cây hoàn ngọc được dân gian sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét do chúng gây ra. Có 3 cách thực hiện như sau:

Cách 1:

  • Sử dụng 5 – 6 lá cây hoàn ngọc, rửa sạch sau đó ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Để ráo nước, nhai lá hoàn ngọc với một ít muối tinh khiết rồi nuốt.
  • Thực hiện đều đặn trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn HP phục hồi đáng kể.

Cách 2: 

  • Dùng 20g – 25g lá cây hoàn ngọc, rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát.
  • Chắt lấy nước cốt, có thể pha thêm một ít nước lọc, mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
  • Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tuần, giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày.

Cách 3: Sử dụng lá hoàn ngọc như rau ăn kèm món ăn hoặc nấu canh hàng ngày.

6. Chữa vi khuẩn HP bằng nghệ

Nghệ là thảo dược thiên nhiên được tin dùng trong điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày. Không chỉ là một nguyên liệu tạo màu cho nhiều món ăn, loại củ này còn chứa chất chống oxy hóa curcumin cực mạnh có tác dụng kháng viêm, thức đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, nhanh lành vết thương.

Không những thế, củ nghệ còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, một số loại nấm, virus, hoặc ký sinh trùng gây bệnh đối với cơ quan tiêu hóa, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.

Chữa vi khuẩn HP bằng nghệ
Nghệ là loại thảo dược thiên nhiên tuyệt vời đối với dạ dày

Chính vì những lợi ích này, nghệ được dân gian sử dụng để tiêu diệt hại khuẩn, cải thiện chất lượng niêm mạc, se vết loét và chặn đứng những nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra. Một số cách sử dụng bệnh nhân có thể tham khảo:

Cách 1:

  • Sử dụng 2 muỗng tinh bột nghệ, pha với 300ml nước ấm + 3 muỗng cà phê mật ong.
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi uống như trà mỗi ngày 2 lần.
  • Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách 2: Nếu bệnh nhân đã xuất hiện những tổn thương bên trong dạ dày. Có thể sử dụng tinh bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 3:3, trộn đều rồi ăn trực tiếp, mỗi ngày ăn 2 lần trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Cách 3: Sử dụng nghệ để chế biến món ăn. Cách này không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.

Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn và có hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng do hại khuẩn gây ra, đồng thời còn tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.

Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam
Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Tuy nhiên, như đã đề cập, phương pháp này vẫn có một số hạn chế nhất định, vì là thảo dược thiên nhiên nên không thể sánh với dược tính mạnh có trong thuốc tân dược. Chính vì thế, khi áp dụng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nguyên liệu sử dụng cần được làm sạch để hiệu quả điều trị được tốt nhất.
  • Một số loại thuốc Nam đã được nghiên cứu, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng liều lượng và chọn loại thảo dược sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Không tự ý kết hợp tân dược với thuốc Nam để tránh tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là cách được nhiều người áp dụng hiện nay. Qua bài viết, hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên quan sát những thay đổi của cơ thể, nếu gặp phải bất ổn, cần đi khám y tế ngay để được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là bệnh lý phổ biến. Các triệu chứng của bệnh nếu không được khắc phục kịp thời không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày phổ biến nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày phổ biến nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn HP được chỉ định trong điều trị những bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori. Thông thường, phác đồ...

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp: Triệu chứng và phác đồ điều trị

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp: Triệu chứng và phác đồ điều trị

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP đặc trưng bởi các biểu hiện buồn nôn, đau thượng vị, khó tiêu, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, rất nhiều trường...

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp (H.pylori) là một chủng vi khuẩn có thể tồn tại trong môi acid dạ dày dày của con người. Theo thống kê có khoảng 200 loại vi...

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn sẽ có mức...

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Vi khuẩn HP kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn có sự biến đổi cấu trúc và tạo ra kháng thể, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc kháng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn