Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu nào an toàn, ít tác dụng phụ?

Ợ chua nên uống thuốc gì? Kiêng gì cho mau khỏi

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý, phòng ngừa

5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ và lưu ý cần biết

5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản tại nhà

Cách làm giảm axit dạ dày với lối sống và chế độ ăn uống khoa học

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông Y với 9+ bài thuốc hiệu quả

Viêm dạ dày trào ngược dịch mật là gì? Cách điều trị

Trào ngược dạ dày gây viêm họng và cách xử lý

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam và những lưu ý cần biết

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là một trong những biện pháp điều trị tại nhà được áp dụng rộng rãi. Nha đam là dược liệu có đặc tính làm lành các thương tổn, dịu vùng niêm mạc dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, từ đó cải thiện chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, để mẹo chữa đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện đúng cách.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam hiệu quả không?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, đau rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa,…

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam hiệu quả không?
Trong gel nha đam chứa hoạt chất anthraquinon dồi dào. Có tác dụng kiểm soát hoạt động tiết acid dạ dày, tránh hiện tượng dư thừa

Chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống không điều độ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thừa cân béo phì, căng thẳng thần kinh,… Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Trong đó có chữa trào ngược dạ dày với nha đam có ưu điểm lành tính, đảm bảo an toàn, ít phát sinh tác dụng phụ, đồng thời hạn chế lạm dụng thuốc Tây điều trị. Nha đam có hiệu quả trong cải thiện chứng trào ngược dạ dày độ a nhờ vào các thành phần như:

  • Trong gel nha đam chứa hoạt chất anthraquinon dồi dào. Có tác dụng kiểm soát hoạt động tiết acid dạ dày, tránh hiện tượng dư thừa. Đồng thời hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
  • Hàm lượng chất xơ có trong nha đam có tác dụng thúc đẩy hoạt động nhu động ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có khả năng làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm chứng ợ chua, ợ hơi, đau rát cổ họng,…
  • Đặc biệt một số hoạt chất chống viêm có trong nha đam như chromone C-glucosyl, axit salixylic, enzyme bradykinase có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, dược liệu này còn chứa các vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất không chỉ hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa mà còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh có thể cân nhắc dùng nha đam giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày thực quản được áp dụng rộng rãi và mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ áp dụng với các trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng cách, điều này còn giảm nguy cơ phát sinh các rủi ro. Dưới đây là một số mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Sử dụng nha đam nguyên chất 

Dùng nha đam nguyên chất được xem là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn tận dụng hết các dưỡng chất của thảo dược, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh lý hiệu quả.

Sử dụng nha đam nguyên chất 
Dùng nha đam nguyên chất được xem là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị từ 1 – 2 nhánh nha đam (ưu tiên chọn nhánh tươi, lớn chứa nhiều thịt)
  • Nha đam gọt sạch vỏ, rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ chất nhờn (loại bỏ phần màu vàng gần gốc vì bộ phận này có thể gây kích ứng)
  • Cho nha đam vào máy xay nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh
  • Mỗi lần dùng lấy 2 muỗng nha đam hòa với 150ml nước ấm, uống trước bữa ăn
  • Áp dụng liên tục từ 2 -3 ngày sẽ mang lại kết quả rõ rệt

2. Công thức nha đam và mật ong nguyên chất

Mật ong là một trong những vị thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Với các thành phần như vitamin (E, B,…), chất chống oxy hóa dồi dào có trong dược liệu có khả năng kháng viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc, giảm tình trạng trào ngược dịch vị.

Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Người bị trào ngược dạ dày có thể kết hợp nha đam và mật ong nguyên chất giúp khắc phục các triệu chứng bệnh lý.

Chuẩn bị:

  • 3 nhánh nha đam tươi
  • 300ml mật ong nguyên chất

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nha đam gọt vỏ lấy phần thịt, rửa nhiều lần với nước để loại bỏ lớp nhầy
  • Cho nha đam vào máy xay nhuyễn , sau đó lọc lấy phần nước
  • Cho 300ml mật ong vào nước nha đam khuấy đều rồi cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  • Mỗi lần uống từ 30 – 50ml
  • Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 tuần, các triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ có dấu hiệu thuyên giảm

3. Nha đam kết hợp với đường phèn

Các thành phần cho đường phèn ngoài tác dụng cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp thì còn bổ sung năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose, làm giảm căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress. Và những yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.

Thực tế cho thấy, nước nha đam đường phèn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Bởi khi nấu cùng với đường phèn, các hoạt chất nha đam sẽ không mất đi. Nhờ đó, tăng khả năng bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ kháng viêm, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Nha đam kết hợp với đường phèn
Thực tế cho thấy, nước nha đam đường phèn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Chuẩn bị:

  • 1 nhánh nha đam
  • 200 gam đường phèn
  • Lá dứa
  • 2 lít nước lọc

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nha đảm gọt sạch vỏ, lấy phần thịt ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch
  • Thái nha đam thành hạt lựu nhỏ
  • Phần lá dứa rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất rồi cho vào nồi đun với nước sôi khoảng 5 phút
  • Cho đường phèn vào đun đến khi tan hết thì cho phần nha đam đã thái vào đun tiếp tục
  • Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc nha đam đường phèn giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

4. Sinh tố dừa nha đam chữa trào ngược dạ dày

Trong nước dừa có chứa các khoáng chất, vitamin, tính kiềm có tác dụng trung hòa lượng dịch vị dư thừa ở dạ dày, kiểm soát hiện tượng trào ngược, từ đó cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị. Bên cạnh đó, nước dừa còn có khả năng bảo vệ dạ dày trước sự ăn mòn của acid dịch vị, tăng cường hoạt động tiêu hóa.

Kết hợp nha đam và nước dừa ngoài tác dụng chính hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày, còn làm giảm mùi hăng của nha đam, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi uống. Ngoài ra, bổ sung sinh tố dừa với nha đam thường xuyên còn giúp bạn sở hữu một làn da căng bóng, sáng mịn.

Chuẩn bị:

  • 100 gam nha đam (phần thịt sau khi sơ chế)
  • 1 trái dừa
  • 15ml sữa đặc

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dừa chặt lấy phần nước và bỏ phần cơm dừa
  • Cho phần thịt nha đam, nước dừa và sữa đặc vào máy xay với một ít đá
  • Cho sinh tố vào ly và thưởng thức
  • Uống sinh tố dừa nha đam trong 2 – 3 tuần để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày

5. Nha đam kết hợp với nghệ chữa trào ngược dạ dày

Hoạt chất curcumin chống oxy hóa trong nghệ vàng có tác dụng trong cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, giúp trung hòa acid dịch vị, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng ức chế hoạt động vi khuẩn HP.

Nha đam kết hợp với nghệ chữa trào ngược dạ dày
Kết hợp nha đam và nghệ sẽ cải thiện chứng đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, đồng thời kiểm soát tình trạng loét viêm

Kết hợp nha đam và nghệ sẽ cải thiện chứng đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, đồng thời kiểm soát tình trạng loét viêm. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp thêm dạ thảo và cam thảo vào công thức.

Chuẩn bị:

  • 1 nhánh nha đảm tươi
  • 20 gam bột nghệ vàng
  • 6 gam cam thảo
  • 20 gam dạ thảo

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nha đam gọt sạch vỏ, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước, sau đó thái nhỏ phần thịt nha đam
  • Nghệ cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
  • Cho các dược liệu vào ấm sắc với 3 chén nước lọc
  • Sau 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 3 phần uống hết tròng ngày
  • Dùng thuốc trước bữa ăn ít nhất 10 phút để các hoạt chất trong thuốc phát huy tác dụng tốt nhất

6. Chữa trào ngược dạ dày với nha đam và nước cốt chanh

Các trường hợp bị trào ngược dạ dày được khuyến cáo không dung nạp các loại thực phẩm có tính chua, điển hình là nước chanh. Tuy nhiên, nước cốt chanh khi kết hợp với nha đam sẽ tạo thành công thức hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Công thức nha đam và nước cốt chanh có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, trào ngược dạ dày, nóng rát vùng thượng vị. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý chỉ dùng lượng nước cốt chanh vừa đủ. Trường hợp tình trạng trào ngược dạ dày nặng hoặc viêm loét dạ dày thì nên cân nhắc khi dùng nước cốt chanh.

Chuẩn bị:

  • 3 muỗng gel nha đam
  • 5 quả ổi
  • 1 quả chanh vàng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ổi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất, gọt vỏ, tách bỏ hạt rồi cho vào máy ép lấy nước
  • Chanh cắt đôi rồi vắt lấy phần nước cốt, bỏ hạt
  • Cho gel nha đam và nước cốt chanh vào nước ép ổi khuấy đều rồi cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần

7. Công thức nha đam sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho các trường hợp mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.

Công thức nha đam sữa chua
Kết hợp nha đam và sữa chua là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày được áp dụng rộng rãi

Trong thực phẩm này có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đặc biệt là probiotic. Bổ sung sữa chua mỗi ngày sẽ có hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của các hại khuẩn, cân bằng số lượng lợi khuẩn giúp bảo vệ dạ dày và đường ruột.

Kết hợp nha đam và sữa chua là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày được áp dụng rộng rãi. Công thức này còn tăng cường bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa trước các tác nhân gây hại. Thúc đẩy quá trình hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi mang đi rửa sạch, gọt vỏ rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ chất nhờn
  • Cạo lấy 2 muỗng gel nha đam rồi trộn đều với sữa chua
  • Ăn mỗi ngày 1 lần đến khi các biểu hiện trào ngược dạ dày dần thuyên giảm

Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày với nha đam được xem là biện pháp điều trị tại nhà có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, để chủ động hơn trong quá trình áp dụng, cũng như xử lý các rủi ro đúng cách, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các mẹo chữa dân gian tuy lành tính nhưng phát huy hiệu quả chậm hơn thuốc tân dược. Do đó, khi chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam, bạn cần kiên trì thực hiện để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
  • Sử dụng nước nha đam không đúng cách, dùng quá liều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như suy thận, dị ứng da, nhiễm độc gan, hạ đường huyết,… Do đó, người bệnh cần cân chỉnh liều lượng và tần suất đã được chỉ định.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày với nha đam. Bởi các thành phần trong dược liệu này có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật ở thai nhi.
Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng nước nha đam không đúng cách, dùng quá liều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như suy thận, dị ứng da, nhiễm độc gan, hạ đường huyết,…
  • Không sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày cho các trường hợp đang sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu, Digoxin, người mắc bệnh trĩ,…
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bị trào ngược dạ dày cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý nhằm giúp bệnh phục hồi nhanh chóng, đồng thời hạn chế tái phát lâu dài.
  • Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, không thể thay thế phương pháp điều trị y khoa. Bên cạnh đó, hiệu quả của các mẹo chữa còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng đáp ứng.
  • Trong thời gian áp dụng các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày với nha đam, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Bạn nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trên đây là các cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam và những lưu ý cần biết trong quá trình thực hiện. Trường hợp áp dụng các cách chữa trên sau một thời gian không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, tránh phát sinh các biến chứng nặng nề.

Cùng chuyên mục

Đầy bụng ợ hơi khó tiêu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đầy bụng ợ hơi khó tiêu thường gặp ở rất nhiều người do mắc phải một số vấn đề ở hệ tiêu hóa. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó...

Trào ngược dạ dày độ a là gì? Nặng hay nhẹ? Nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày độ A là một thuật ngữ chỉ mức độ trào ngược mới khởi phát, chưa quá nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh không được chủ quan...

Bị ợ chua nên ăn gì, kiêng gì để đẩy lùi hiệu quả?

Ợ chua là một trong những triệu chứng thường gặp cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề về trào ngược dạ dày. Những người gặp phải tình trạng này...

8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày từ thảo dược dễ kiếm

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng điều trị tại nhà mức độ an toàn cao đồng...

Trào ngược dạ dày gây khó thở và các biện pháp xử lý

Trào ngược dạ dày gây khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang suy yếu nặng nề, thậm chí có thể liên quan...

Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý

Nóng rát dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua,... khiến người bệnh ăn không ngon,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn