“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đây là liệu pháp giúp xoa dịu tâm lý, ổn định cảm xúc, đồng thời hỗ trợ máu huyết lưu thông ổn định để đưa đến nhiều lợi ích tích cực cho cả thể chất và tinh thần.

Chữa trầm cảm bằng thiền có thực sự hiệu quả?

Không phải ai cũng có thể phát hiện bản thân đang có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực buồn bã khiến họ ngày càng trở nên u uất, mệt mỏi, tự dày vò bản thân và chẳng muốn giao tiếp với ai. Thậm chí có những người bên ngoài họ vẫn đối xử vui vẻ và gặp gỡ mọi người bình thường, nhưng khi đếm xuống những cảm xúc tiêu cực mới thực sự bùng phát khiến họ có thể tự làm đau chính bản thân mình.

Chữa trầm cảm bằng thiền
Chữa trầm cảm bằng thiền là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích để kiểm soát tâm trạng tốt hơn

Cần hiểu rằng trầm cảm là một dạng tâm bệnh nên không phải điều trị bằng thuốc là hiệu quả. Người bệnh cần được xoa dịu tâm hồn, chữa lành những trái tim đang bị tổn thương dày vò bằng cách yêu thương họ nhiều hơn. Các bác sĩ cũng thường khuyến khích người bệnh học cách cân bằng cảm xúc, thả lỏng cơ thể bằng các liệu pháp quen thuộc như ngồi thiền.

Trong Phật giáo, thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc nhằm rèn luyện tâm trí và hướng tới sự an tịnh cho tâm hồn. Trong yoga, thiền là thuật ngữ để chỉ trạng thái tập trung cao độ để tâm trí tĩnh lặng, tinh khiết nhất. Bởi vậy nên thiền còn được gọi là Dhyana trong tiếng Phạn cổ, được dịch ra là “dòng chảy của tâm trí”.

Nói chung, dù được định nghĩa theo nhiều cách nhưng mục đích chung của ngồi thiền chính là để tâm được bình an, nhẹ nhàng, làm dịu được tâm trí. Đây cũng là mục đích trong điều trị trầm cảm được bác sĩ hướng tới. Khi cảm xúc được cân bằng, giải tỏa căng thẳng, từ đó cũng xua tan được những tiêu cực, nỗi buồn đang đè nén tâm trạng của người bệnh.

Các thử nghiệm trên thực tế với nhóm người được yêu cầu thực hành 30 đến 40 giờ huấn luyện thiền định chánh niệm của  Đại học Northwestern cho thấy, có đến 20% bệnh nhân có sự cải thiện tốt hơn những người không ngồi thiền. Các triệu chứng rối loạn lo âu cũng được cải thiện. Người bệnh tìm được sự lạc quan vui vẻ hơn. Đặc biệt tỉ lệ cải thiện bệnh này tương đương với các chỉ số cải thiện bệnh khi dùng thuốc.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy thực hành thiền thường xuyên cũng giúp cải thiện sự hoạt động của một số vùng não có tác động đến chứng trầm cảm. Ví dụ như vỏ não trung gian trước trán trở nên tăng động hơn, kích thích tuyến thượng thận tiết hormone căng thẳng cortisol nhiều hơn để ức chế nỗi lo lắng sợ hãi mơ hồ của người bệnh.

Như vậy có thể chữa trầm cảm bằng thiền là liệu pháp dành cho tâm trí, giúp chữa lành những trái tim đang tan vỡ để nhanh chóng lấy lại những năng lượng tích cực hơn. Không chỉ với những người đang bị trầm cảm mà bất cứ ai cũng được khuyến khích nên học thiền để cân bằng xúc cảm và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Một số tác dụng khác của ngồi thiền giúp ích trong điều trị trầm cảm

Không chỉ là liều thuốc cho thâm hồn, thiền còn là liệu pháp cải thiện sức khỏe rất tốt. Những người bị trầm cảm thường gặp các vấn đề trong giấc ngủ, đau dạ dày, đau nhức xương khớp nên tìm đến thiền để cải thiện. Khi máu huyết được lưu thông ổn định và đưa đến các cơ quan nhiều hơn sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương tại đó.

Chữa trầm cảm bằng thiền
Thực hành thiền là liệu pháp vừa tốt cho tâm trí vừa tốt cho sức khỏe toàn diện

Các nghiên cứu cũng cho thấy thiền giúp cải thiện trí nhớ và giảm đau đầu cực kỳ hiệu quả. Thực hành thiền đúng cách thường xuyên có thể giảm đến  40% cường độ đau đầu cũng như kiểm soát cảm giác khó chịu do đau tới 57%. Tỷ lệ này thậm chí còn hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau morphine liều mạnh.

Ngồi thiền giúp bạn thả lỏng cơ thể, hấp thụ những năng lượng của vũ trụ ban tặng để trở nên mạnh mẽ và tích cực hơn. Ngoài ra đây là còn liệu pháp hữu hiệu để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tìm và đặc biệt là suy trì vẻ đẹp tươi trẻ lâu dài hơn hẳn những người không thực hành thiền. Nguyên nhân là do khi thiền bạn cần ít oxy hơn, huyết áp cũng giảm xuống, nhờ vậy mà làm chậm quá trình lão hóa hơn so với những người bình thường.

Nói chung có thể thấy thiền định thực sự là một liệu pháp tốt cho những người bị trầm cảm về cảm mặt thể chất và tinh thần. Kiên trì tập luyện đúng cách chắc chắn sẽ mang đến cho người bệnh nhiều kết quả cải thiện tốt trong tất cả các giai đoạn bệnh.

Một số lưu ý khi chữa trầm cảm bằng thiền

Bản chất của ngồi thiền đơn giản là ngồi thả lỏng và hít thở, tuy nhiên bạn không nên vì thế mà chủ quan tự học tại nhà. Khi chưa thực sự hiểu về cách thực hành của thiền tốt nhất bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các huấn luyện viên để có thể học được tư thế đúng cũng như cách kiểm soát hơi thở, tinh thần. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần quan tâm khi ngồi thiền chữa trầm cảm:

Các bước thiền cơ bản

Hai yếu tố cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong ngồi thiền chính là tư thế và hơi thở. Cụ thể bạn phải giữ lưng thẳng, hít thở sâu và đều đặn bởi điều này giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, tĩnh tâm nhất. Các bước thiền cơ bản được thể hiện như sau

Chữa trầm cảm bằng thiền
Hãy chọn lựa những vị trí yên tĩnh, nhẹ nhàng để bạn có thể tập trung tinh thần tốt nhất và tránh bị xao lãng bởi những tác động xung quanh
  • Bước 1: Tìm một nơi thật yên tĩnh. Bạn có thể chọn một góc nhà có đủ ảnh sáng, ngoài hiên hay sân vườn để hòa mình với thiên nhiên, tránh những ồn ào xô bồ, nhất là trong những lần tập đầu tiên. Sau này khi đã thực sự dung hòa với thiền định bạn thậm chí có thể giữ cho tâm tĩnh lặng dù đang ở bất cứ nơi đâu.
  • Bước 2: Trải đệm và ngồi thiền. Nên đảm bảo giữ lưng thẳng, hai chân bắt chéo, gót chân bên ngày nằm trên đùi của chân bên kia. Không dựa lưng vào bất cứ đâu nhưng vẫn cần học được cách thả lỏng bởi việc gồng người lên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tập. Đây chính là lý do bạn cần có người thầy hỗ trợ để hướng dẫn cho bạn chính xác hơn.
  • Bước 3: Hít thở sâu và đều đặn, lắng nghe âm thành từ hơi thở để cơ thể và tâm trí liên kết hoàn toàn với nhau. Nếu chưa biết cách làm thế nào để dung hòa tâm trí, bạn có thể tập trung vào một vật nhất định và nhẩm một câu nói để khích lệ bản thân. Với những người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ tới những điều tích cực, tuy nhiên hãy kiên trì và vững tâm hơn. Khi đã học được cách kiểm soát tâm trạng và suy nghĩ, bạn sẽ thấy tinh phần phấn chấn và tràn đầy năng lượng hơn rất nhiều.

Bạn nên dành thời gian 10- 15 phút mỗi ngày để thiền định. Hãy rèn luyện thói quen này trở thành một hoạt động không thể thiếu mỗi ngày, kể cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh nhằm hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Nên thực hành vào thời điểm nào?

Thực tế bạn không cần quá chú trọng vào thời điểm thiền vì mỗi thời điểm đều có thể mang đến những điều tích cực khác nhau. Chẳng hạn

  • Buổi sáng: Dành thời gian thiền vào buổi sáng giúp tiếp sức cho những năng lượng suốt cả ngày dài, đánh thức trí não để bạn minh mẫn và tỉnh táo nhất.
  • Buổi trưa: Thực hành thiền vào thời điểm này cũng giúp bổ sung năng lượng đã tiêu hao vào buổi sáng, thậm chí có hiệu quả chẳng kém một giấc ngủ trưa để bạn năng động hơn khi về chiều.
  • Buổi tối: Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, thiền định lúc này sẽ giúp bạn được thả lỏng tâm trí, thư giãn thoải mái hơn để không bị các cảm xúc tiêu cực đè nén. Cơ thể được được thư giãn để có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Khi học tập hay làm việc: Thiền định vào thời điểm này sẽ giúp tăng cường sự tập trung, tăng khả năng sáng tạo để nhanh chóng giải quyết các vấn đề khó khăn.

Vì vậy bạn có thể thực hành thiền vào bất cứ thời điểm nào bản thân có thời gian rảnh, hoàn toàn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Chỉ cần bạn cố gắng duy trì thói quen này thường xuyên thì thời điểm không phải là vấn đề quan trọng.

Một số lưu ý khi thiền định

Như đã nói, mặc dù nếu chỉ nhìn sơ qua bạn có thể nghĩ thiền định rất đơn giản nhưng hoàn toàn sai lầm. Thực hiện thiền sai cách, sai phương pháp thậm chí còn gây hại ngược lại cho cơ thể. Chẳng hạn khi bạn không biết cách thả lỏng cơ thể mà cố gắng gồng mình để lưng thẳng thì việc thiền sẽ làm các cơ bị căng cứng, hậu quả là sau đó bạn bị nhức mỏi toàn thân.

Chữa trầm cảm bằng thiền
Hãy tìm đến sự hỗ trợ của các huấn luyện viên để đảm bảo thực hiện đúng cách khi mới học thiền

Bên cạnh đó các nghiên cứu trên thực tế còn cho thấy thiền sai cách và không biết cách ổn định tâm trí thì bạn có thể bị ảo tưởng, mất động lực làm việc, cảm xúc tiêu cực hơn và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Do đó mới nói thiền không phải bộ môn đơn giản và cần có người hỗ trợ trong những lần đầu để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý lựa chọn những trang phục phù hợp khi thực hành thiền. Nên chọn những trang phục co giãn thoải mái, rộng rãi để giúp các mạch máu được lưu thông ổn định. Hạn chế những trang phục bó sát khiến cơ thể sẽ bị tê cứng sau khi thiền.

Cuối cùng, người bệnh muốn chữa bệnh trầm cảm nhất còn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học hơn. Trong những trường hợp trầm cảm trong giai đoạn nặng vẫn cần kết hợp thêm với bác sĩ để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Chữa trầm cảm bằng thiền thực sự là liệu pháp hiệu quả đã được khoa học chứng minh và khẳng định. Không chỉ những người bị trầm cảm hay mắc các bệnh tâm lý mà bất cứ ai cũng nên dành thời gian học thiền để ó thể kiểm soát tâm trí tốt hơn và hạn ché nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để việc điều trị trầm cảm có kết quả tốt hơn.

Cùng chuyên mục

trầm cảm ở nam giới

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, cả nam và nữ giới ở mọi độ tuổi. Trầm cảm ở nam giới mặc dù không...

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Người bệnh có thể thử nghiệm một...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

điều trị trầm cảm ở trung tâm NHC

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

“Gia đình tôi có 2 con gái, cháu lớn năm nay 16 tuổi đang học lớp 10 tại trường Trung học quận Đống Đa, Hà Nội, còn cháu bé mới...

trầm cảm mùa thi

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

“Trầm cảm” vốn không phân biệt đối tượng khi có ý định tấn công và tất nhiên cũng không chọn thời điểm để hạ gục “con mồi”. Trầm cảm chỉ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn