Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và 5 cách thực hiện hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Mặc dù chưa được khoa học nghiên cứu cụ thể nhưng cách chữa này được áp dụng tương đối phổ biến vì có độ an toàn cao, dễ thực hiện, chi phí thấp và có khả năng kiểm soát cơn đau có mức độ nhẹ.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là cách trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Lá lốt và tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm

Lá lốt (tất bát) là cây thuốc nam quen thuộc. Với vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu thực, trừ thấp, khu phong và hành khí, thảo dược này thường được dùng để trị ăn uống khó tiêu và các chứng bệnh gây đau nhức xương do nhiễm phong hàn. Trong đó, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là mẹo trị bệnh được áp dụng phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm (cơ quan giữa 2 đốt sống) bị thoái hóa, dẫn đến hiện tượng bao xơ nứt rách khiến cho nhân nhầy tràn ra bên ngoài. Lượng nhân nhầy thoát vị chèn ép lên dây chằng, dây thần kinh, mạch máu và làm phát sinh cơn đau. Hơn nữa, hiện tượng thoát vị còn khiến cấu trúc cột sống mất cân bằng, từ đó làm giảm khả năng vận động và độ dẻo dai của cơ thể.

Tác dụng giảm đau của lá lốt không chỉ được lưu truyền trong phạm vi y học cổ truyền mà đã được nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu, alkaloid và một số hoạt chất như piperine, piperolin,… trong thảo dược này có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến cơ quan tổn thương.

Như đã biết, máu mang oxy cùng với dưỡng chất tuần hoàn đến các cơ quan để đảm bảo hoạt động sống, hỗ trợ phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Do đó với cơ chế này, các bài thuốc từ lá lốt có thể tăng tốc độ phục hồi đĩa đệm, từ đó hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và làm lành các mô đĩa đệm bị thoái hóa.

Không chỉ có tác dụng tăng tuần hoàn máu, lá lốt còn được chứng minh có đặc tính tiêu viêm và kháng khuẩn mạnh. Do đó sử dụng các bài thuốc từ thảo dược này còn có thể tiêu trừ virus, vi khuẩn có hại tích tụ trong cơ thể.

So với sử dụng tân dược, các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Hơn nữa, mẹo chữa này hoàn toàn không xảy ra hiện tượng phụ thuộc và có chi phí thấp hơn rất nhiều so với dùng thuốc Tây.

5 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt dễ thực hiện

Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc, có độ an toàn, lành tính và chi phí thấp. Để giảm đau do thoát vị đĩa đệm, nhân dân thường sử dụng lá lốt chườm đắp cùng với muối hạt, giấm, ngải cứu hoặc có thể dùng các bài thuốc uống để gia tăng hiệu quả.

Dưới đây là 5 cách dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến:

1. Chườm đắp lá lốt và muối hạt

Chườm đắp lá lốt và muối hạt là cách chữa đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng phổ biến. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc này có thể giảm nhẹ cơn đau do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối và đau nhức do thay đổi thời tiết. Muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng thanh tâm, tả hỏa và dẫn thuốc vào kinh mạch. Do đó, kết hợp muối cùng với lá lốt giúp tăng hiệu quả kháng viêm và giảm đau.

Hơn nữa, kết hợp muối cùng với thảo dược còn giúp giữ nhiệt độ túi chườm lâu hơn, tăng khả năng hấp thu tinh dầu và dưỡng chất. Nếu thực hiện đều đặn, bài thuốc này có thể giảm nhẹ cơn đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Chườm đắp muối hạt và lá lốt giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện tình trạng tê cứng và nhức mỏi cột sống

Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và muối biển:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi (có thể dùng cả thân, rễ) và 1 nắm muối biển tươi
  • Cho tất cả vào chảo, sao nóng đến khi dược liệu khô và dậy mùi thơm thì tắt bếp
  • Cho nguyên liệu vào túi và chườm lên vùng đau nhức
  • Chườm từ 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần

Để tránh tình trạng bỏng rát và kích ứng da, nên bọc khăn vải ở ngoài túi chườm. Khi nhiệt độ giảm bớt, có thể chườm trực tiếp để thuốc đi sâu vào kinh mạch giúp tăng hiệu quả giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.

2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và ngải cứu

Ngải cứu là cây thuốc nam quen thuộc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Thảo dược này được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các chứng bệnh thường gặp ở nữ giới như kinh nguyệt không đều, bế kinh, động thai, tử cung lạnh gây đau bụng kinh,… Ngoài ra, ngải cứu còn được dùng phối hợp với lá lốt trong bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc chườm đắp từ lá lốt và ngải cứu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, khứ ứ, tán phong hàn và chỉ thống (giảm đau nhức). Nếu chườm đắp thường xuyên, vùng cột sống sẽ giảm mức độ cơn đau, hạn chế tần suất tê cứng cột sống, cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, xơ hóa.

cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Bài thuốc từ lá lốt và ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau nhức

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu và 1 nắm lá lốt tươi
  • Ngâm rửa dược liệu với nước sạch, để cho ráo nước và cắt nhỏ
  • Cho tất cả vào chảo, sao nóng đến khi dược liệu khô và tỏa mùi hương
  • Đem tất cả nguyên liệu cho vào túi vải, sau đó chườm đắp lên vùng cột sống bị đau nhức trong 15 – 20 phút (có thể sao nóng và chườm thêm 2 – 3 lần nếu cần thiết)
  • Thực hiện bài thuốc 2 lần/ ngày (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi ngủ)

3. Bài thuốc chườm đắp từ lá lốt và giấm

Ngoài bài thuốc chườm với muối, nhân dân còn kết hợp chườm lá lốt với giấm. Tương tự như các bài thuốc chườm đắp khác, bài thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, tăng tuần hoàn máu và giảm viêm.

Ngoài tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, bài thuốc này còn giúp giảm đau do thoái hóa khớp, thấp khớp, thoái hóa cột sống và đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, người cao tuổi bị đau mỏi xương khớp do thời tiết thay đổi cũng có thể áp dụng bài thuốc chườm từ lá lốt và giấm để kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi (nên dùng cả thân và rễ), giấm vừa đủ
  • Rửa sạch lá lốt, để ráo nước và giã nát
  • Sau đó cho vào nồi đun với giấm cho ấm
  • Cho hỗn hợp vào túi vải và chườm đắp lên vùng đau nhức 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút và có thể sao nóng lại, chườm thêm 2 – 3 lần nếu cần thiết

4. Bài thuốc uống từ lá lốt

Ngoài các bài thuốc chườm đắp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Trong trường hợp cơn đau có mức độ trung bình và không thuyên giảm hoàn toàn khi áp dụng các bài thuốc chườm đắp, bệnh nhân nên kết hợp cả thuốc uống và thuốc dùng ngoài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Bệnh nhân cũng có thể áp dụng bài thuốc uống từ lá lốt và một số dược liệu tự nhiên khác

Một số bài thuốc uống từ lá lốt có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Bài thuốc 1: Dùng củ cốt khí, dây đau xương và rễ cỏ xước mỗi thứ 8g, rễ lá lốt 8 – 12g. Rửa sạch dược liệu, sau đó cho vào ấm, thêm nước vào và sắc lấy nước uống. Ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi cơn đau và các triệu chứng đi kèm thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị dây chìa vôi, hàng lực, độc lực, rễ lá lốt, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà, cỏ xước mỗi thứ 12g. Rửa sạch dược liệu, cho tất cả vào ấm và sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn ngày 1 thang cho đến khi cơn đau thuyên giảm thì ngưng.
  • Bài thuốc 3: Dùng lá lốt, cây xấu hổ và cỏ xước, đem sao vàng và bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần dùng 10 – 15g mỗi vị đem sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày.

5. Bổ sung các món ăn từ lá lốt

Không chỉ là cây thuốc quý, lá lốt còn là loại rau ăn có hương vị thơm ngon. Do đó ngoài việc áp dụng các bài thuốc uống và thuốc chườm đắp từ thảo dược này, bệnh nhân cũng có thể bổ sung một số món ăn từ lá lốt để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Bổ sung một số món ăn từ lá lốt để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, nên chế biến lá lốt cùng với các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như cua, cá, ốc, rau xanh, ếch,… để hỗ trợ kiểm soát cân nặng, phục hồi và tái tạo đĩa đệm bị tổn thương. Tuy nhiên khi ăn uống, cần tránh dùng món ăn có quá nhiều muối và dầu mỡ vì có thể kích thích phản ứng viêm khiến cột sống đau nhức dữ dội.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. So với sử dụng tân dược, mẹo chữa này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu thực hiện thường xuyên, các bài thuốc từ lá lốt có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và một số triệu chứng đi kèm.

Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc này đều phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. Thực tế cho thấy, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt với những trường hợp bệnh mới phát, cơn đau có mức độ nhẹ và chưa phát sinh các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh.

Hơn nữa, mặc dù được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân nhưng hiệu quả giảm đau của lá lốt chưa được nghiên cứu cụ thể trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào các mẹo chữa dân gian. Thay vào đó, nên kết hợp đồng thời với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý dùng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm

Dùng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm là cách chữa đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Bên cạnh các bài thuốc từ lá lốt, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe
  • Không nên phụ thuộc quá mức vào mẹo chữa từ lá lốt và các thảo dược tự nhiên khác.
  • Tránh áp dụng các bài thuốc dùng ngoài trong trường hợp da có vết thương hở lớn, nhiễm trùng, lở loét,… Bên cạnh đó, cần hạn chế thực hiện bài thuốc chườm đắp nếu thoát vị đĩa đệm gây sưng đỏ, nóng rát nhiều. Bởi nhiệt độ nóng có thể làm nghiêm trọng hiện tượng sưng đỏ và khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn.
  • Ngưng sử dụng bài thuốc nếu có các triệu chứng dị ứng như buồn nôn, nôn mửa, ngứa cổ họng, đau bụng, nổi mề đay và phát ban.
  • Người bị táo bón, nhiệt miệng không nên sử dụng các bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt.
  • Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị, bệnh nhân nên thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh như mang vác nặng, ngồi quá lâu, thừa cân – béo phì,…
  • Tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm lành mạnh như thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega 3,… để phục hồi tổn thương ở đĩa đệm, đốt sống và cải thiện độ chắc khỏe của cột sống.
  • Tập thể dục thường xuyên là biện pháp giảm đau và cải thiện chức năng cột sống hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên dành từ 3 – 5 buổi/ tuần để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có thể giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên bên cạnh việc áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần thay đổi thói quen xấu, tập thể dục thường xuyên và ăn uống điêu độ để kiểm soát tiến triển của bệnh.

Cùng chuyên mục

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biểu hiện và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm những bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh tuy...

thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh về xương khớp thường gặp hiện nay thường do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương chất khiến người bệnh chịu...

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

"Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?" là thắc mắc được nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị bệnh lý. Bởi tình dục được xem...

13 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, cải thiện bệnh

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến xương khớp tiềm ẩn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Với các tình trạng bệnh cấp...

10 Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh sử dụng thuốc uống, bệnh nhân cũng có thể áp dụng bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tự nhiên. Thực hiện các...

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền? Mức độ hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của con người nếu không được phát hiện và chữa trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn