Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ an toàn tại nhà

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm của biện pháp này giúp cải thiện tình trạng ho kéo dài ở trẻ, dễ thực hiện, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, dùng lá hẹ chữa ho ở trẻ sơ sinh chỉ mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn khi thực hiện đúng cách và liều lượng.

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ an toàn tại nhà
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng và mang lại kết quả tích cực

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ có hiệu quả không?

Lá hẹ hay rau hẹ được biết đến là một trong những loại rau thường dùng trong chế biến các món ăn hàng ngày như lá hẹ xào thịt bò, cháo lá hẹ, lá hẹ tráng trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Bên cạnh đó, lá hẹ còn là một trong những dược liệu được tận dụng chữa trị một số bệnh lý thường gặp.

Việc sử dụng các loại thuốc chữa ho, tiêu đờm cho trẻ sơ sinh thường không được bác sĩ khuyến khích vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, nhiều phụ huynh tìm đến những mẹo chữa ho dân gian từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn, hạn chế gây kích ứng và cải thiện triệu chứng ho khan, đau họng, nghẹt mũi hiệu quả.

Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, vị cay, tác dụng tán ứ, hành khí, giải độc, tiêu sưng, giảm ho hiệu quả. Chính vì vậy, dược liệu thường được tận dụng trong một số bài thuốc chữa hen suyễn, ho, sốt, cảm cúm, đau họng. Áp dụng mẹo chữa này sau 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ho khan ở trẻ sơ sinh.

Trong khi đó, một số nghiên cứu Y học hiện đại cũng tìm thấy các thành phần hoạt chất kháng khuẩn mạnh có trong lá hẹ như saponin, odorin, sulfua và hàm lượng vitamin C có khả năng ức chế những tác nhân gây khởi phát triệu chứng ho, đau cổ họng và viêm nhiễm đường hô hấp,…

Tuy nhiên, mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ chỉ mang lại tác dụng với những trường hợp bị nhiễm virus. Nếu tình trạng ho ở trẻ ho do nhiễm khuẩn, mẹ cần sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng và lan rộng sang các khu vực lân cận.

6 Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ an toàn tại nhà

Lá hẹ là một trong những thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn cần thực hiện đúng cách với liều lượng phù hợp.

Dưới đây là một số mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ giúp cải thiện chứng ho khan, ho có đờm và một số biểu hiện đi kèm như buồn nôn, nghẹt mũi, khó thở,…

1. Lá hẹ hấp mật ong chữa ho cho bé

Công thức lá hẹ hấp với mật ong nguyên chất phù hợp với trẻ sơ sinh với vị ngọt dịu của mật ong. Mẹo chữa này không chỉ có tác dụng cải thiện chứng ho mà còn hỗ trợ giảm sưng nóng ở cổ họng, ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn và long đờm hiệu quả.

Lá hẹ hấp mật ong chữa ho cho bé
Mẹo chữa này không chỉ có tác dụng cải thiện chứng ho mà còn hỗ trợ giảm sưng nóng ở cổ họng, ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn và long đờm hiệu quả

Lá hẹ hấp mật ong có vị ngọt dịu và mùi thơm dễ chịu sẽ không gây cảm giác khó chịu ở trẻ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi. Với những trường hợp này bạn có thể thay thế mật ong bằng đường phèn chữa ho cho trẻ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá hẹ mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn
  • Thái lá hẹ thành từng khúc khoảng 3cm rồi cho vào bát cùng với 2 muỗng mật ong (hoặc một ít đường phèn)
  • Trộn đều hỗn hợp và mang đi chưng cách thủy khoảng 15 phút thì tắt bếp
  • Để nước ngội bớt thì lọc lấy phần nước lá hẹ cho trẻ uống
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Với những trẻ lớn, bạn có thể cho trẻ ăn cả lá hẹ nhằm tăng tác dụng cải thiện.

2. Công thức lá hẹ, nghệ tươi và chanh giúp giảm ho ở trẻ

Sử dụng lá hẹ, nghệ tươi và chanh không chỉ cải thiện tình trạng ho ở trẻ sơ sinh mà còn giúp khắc phục một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát cổ họng. Cả nghệ và canh đều có công dụng giảm rát cổ họng và long đờm hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng Curcumin có trong nghệ còn có tác dụng trong việc sát trùng, ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi rửa sạch rồi mang đi nướng chín, sau đó bóc sạch vỏ ngoài rồi giã nát
  • Lá hẹ sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng thì cắt thành từng khúc nhỏ, chanh rửa sạch thái thành từng lát mỏng
  • Cho tất cả dược liệu vào bát và thêm một ít đường phèn rồi trộn đều
  • Mang hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cho bé uống
  • Thực hiện mẹo chữa đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dân cải thiện

3. Chườm đắp lá hẹ chữa ho cho bé

Chườm đắp lá hẹ là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ không thể dùng các bài thuốc uống. Mẹo chữa này sẽ tận dụng tính ấm của dược liệu kết hợp với nhiệt độ cao nhằm tiêu trừ khí lạnh tấn công vào phổi.

Tuy nhiên, trong quá trình chườm lá hẹ cho bé, mẹ nên lưu ý bọc lá hẹ trong túi vải và chờ đến khi nguội bớt mới chườm lên ngực, cổ họng của bé. Việc chườm lá hẹ trực tiếp có thể khiến da bé bị bỏng và kích ứng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá hẹ mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi cho vào chảo sao nóng
  • Đến khi có mùi thơm, lá hẹ chuyển sang màu vàng thì tắt bếp
  • Dùng túi vải sạch bọc lá hẹ và đợi đến khi nguội bớt thì chườm trực tiếp lên cổ họng và ngực của trẻ.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả cải thiện tốt nhất

4. Công thức lá hẹ, hạt canh và hoa đu đủ đực chữa ho cho bé

Hoa đu đủ đực là một trong những vị thuốc nam có công dụng trị ho, tiêu đờm hiệu quả. Do đó, khi kết hợp với lá hẹ và hạt chanh không chỉ giảm ho và còn khắc phục một số biểu hiện do cảm mạo gây ra.

Công thức lá hẹ, hạt canh và hoa đu đủ đực chữa ho cho bé
Hoa đu đủ đực kết hợp với lá hẹ và hạt chanh không chỉ giảm ho và còn khắc phục một số biểu hiện do cảm mạo gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 15 gam lá hẹ, 15 gam hoa đu đủ đực, 20 gam hạt chanh
  • Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi để ráo nước
  • Cho hỗn hợp vào cối rồi giã nát, sau đó cho vào bát, thêm một chút đường phèn (mật ong) rồi mang chưng cách thủy khoảng 20 phút
  • Lọc lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần sẽ cải thiện chứng ho, ngứa họng.

5. Nước lá hẹ hấp chữa ho ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên như sổ mũi, ho,… Bởi lúc này, trẻ chưa hoàn thiện sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch nên dễ dàng bị vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công. Để cải thiện tình trạng ho ở trẻ, bạn có thể sử dụng nước lá hẹ hấp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 3cm
  • Cho lá hẹ vào bát rồi mang hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi tắt bếp
  • Chờ nước nguội bớt thì lọc lấy phần nước rồi cho bé uống

Trong lá hẹ có chứa một số chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹo chữa này có tính an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ trong quá trình thực hiện.

6. Lá hẹ kết hợp với gừng tươi chữa ho cho bé hiệu quả

Công thức lá hẹ và gừng tươi không chỉ cải thiện triệu chứng ho ở trẻ mà còn giúp làm ấm phổi, long đờm, giảm tình trạng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa . Bên cạnh đó, mẹo chữa này cũng phù hợp với những trường hợp bị ho do viêm họng, cảm lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 250 gam lá hẹ, 25 gam gừng tươi và 1 ít đường phèn
  • Hẹ sau khi rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng thì cắt thành từng khúc. Gừng rửa rửa sạch, cạo vỏ rồi thái thành từng sợi nhỏ
  • Cho tất cả các dược liệu vào bát rồi cho thêm 1 ít đường phèn vào và mang hấp cách thủy
  • Lọc lấy nước cho trẻ uống, áp dụng liên tục trong vòng 7 ngày để cải thiện triệu chứng ho

Có nên chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ?

Lá hẹ không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là vị thuốc nam được tận dụng trong các bài thuốc chữa bệnh thường gặp. Dược liệu có tính ấm, không chứa độc tố nên có tính an toàn cao và phù hợp cho nhiều đối tượng, trong đó có trẻ nhỏ.

Có nên chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ?
Trường hợp trẻ dưới 3 tuổi áp dụng mẹo chữa này có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt,…

Những bài thuốc chữa ho bằng vị thuốc này có tác dụng cải thiện với trẻ em trên 7 tuổi và người trưởng thành. Trường hợp trẻ dưới 3 tuổi áp dụng mẹo chữa này có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt,…

Bên cạnh đó, những bài thuốc chữa ho từ lá hẹ chỉ được lưu truyền được người dân áp dụng. Hiện nay vẫn chưa được minh chứng về hiệu quả cũng như độ an toàn trên phương diện khoa học. Do đó, ba mẹ cần thận trọng trước khi áp dụng thực hiện cho bé.

Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách. Trường hợp có ý định thực hiện mẹo chữa này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, trong quá trình chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, ba mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lựa chọn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Trước khi thực hiện, bạn cần ngâm dược liệu với nước muối pha loãng giúp loại bỏ những tạp chất, vi khuẩn gây gại.
  • Với những trẻ chưa đủ 2 tuổi, ba mẹ tránh sử dụng mật ong trong các mẹo chữa. Bởi lúc này đường ruột của trẻ chưa hoàn tiện sức đề kháng, việc sử dụng mật ong có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng đường phèn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Với những bài thuốc uống và thuốc đắp, cần để thuốc nguội bớt rồi mới cho trẻ uống và đắp tránh gây bỏng và kích ứng.
  • Chữa ho ở trẻ sơ sinh bằng lá hẹ có tác dụng cải thiện, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý. Do đó, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân khởi phát, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách.
  • Thông báo ngay với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy trong quá trình áp dụng mẹo chữa
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà giúp cải thiện bệnh lý như cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý,…

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho

Song song với những phương pháp điều trị ho ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau giúp kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh tái phát ở trẻ hiệu quả:

  • Chú ý giữ ấm cho trẻ khi ra đường, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh vì có thể kéo dài thời gian phục hồi bệnh. Đồng thời không để trẻ tiếp xúc với máy lạnh ở nhiệt độ thấp hoặc trước quạt máy quá lâu.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, giặt giũ chăn ga, gối, nệm của trẻ và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Thay quần áo ngay cho trẻ sau khi thực hiện các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi, tránh để mô hôi thấm vào da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho
Chú ý giữ ấm cho trẻ khi ra đường, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh vì có thể kéo dài thời gian phục hồi bệnh
  • Không tắm cho trẻ quá 10 phút/ lần. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, mẹ nên tắm cho trẻ với nước có độ ấm vừa phải và lau thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo
  • Với những trường hợp trẻ bị ho nhưng vẫn hoạt động bình thường, lúc này ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nên lưu ý quan sát tình trạng sức khỏe của con, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng ho tái phát nhiều lần. Lúc này bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành khám và điều trị đúng cách.

Trên đây là một số cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ an toàn tại nhà được nhiều phụ huynh áp dụng và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, mẹo chữa dân gian này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng cho trẻ. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường...

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có thể xuất phát từ giai đoạn bào thai và kéo dài đến khi trưởng thành nếu phụ huynh không có hướng giải...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Tăng cường tương tác với con

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ rời khỏi sự bảo bọc an toàn, thoải mái của cơ thể người mẹ. Kể từ đây, con yêu phải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn