Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Chữa vảy nến bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Ưu điểm của cách chữa này là có độ lành tính cao, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và khắc phục bệnh lý từ căn nguyên. Tuy nhiên, việc chữa vảy nến bằng đông y chỉ phù hợp với những trường hợp khởi phát bệnh ở mức độ nhẹ.

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y - Phương pháp an toàn hiệu quả
Chữa vảy nến bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực

Bệnh vảy nến theo quan niệm của Đông y

Vảy nến hay vẩy nến trong Đông y còn được gọi là Tùng bì tiễn, Ngân tiêu bệnh hoặc Bạch xác sang. Đây là một trong những bệnh da liễu thường bùng phát mạnh vào mùa đông, gây tổn thương trên bề mặt da ở tứ chi, da đầu hoặc thậm chí lan rộng toàn thân.

Theo ghi nhận của Tây y, vảy nến là căn bệnh ngoài da phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Căn nguyên khởi phát bệnh lý được xác định là do hoạt động rối loạn hệ thống miễn dịch và sự bất thường ở nhiễm sắc thể số 6. Khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài sẽ làm tăng nguy cơ kích hoạt những tế bào lympho T. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tăng sinh bất thường ở lớp thượng bì và gây tổn thương da.

Trong khi đó, theo quan niệm của Đông y, các triệu chứng bệnh vảy nến chính là hệ quả của phong hàn kết hợp với huyết nhiệt, lâu ngày gây uất kết trong cơ thể dẫn đến huyết táo. Tình trạng này có thể khiến làn da không được nuôi dưỡng, từ đó dẫn đến các tổn thương ở dang bong tróc vảy, viêm đỏ.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu trong kiểm soát bệnh vảy nến hoàn toàn. Theo đó, những loại thuốc Tây và các bài thuốc Đông y giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, phòng ngừa bệnh lý bùng phát trong thời gian dài, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ và rủi ro trong quá trình sử dụng. Do đó, nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng phương pháp Đông y giúp làm giảm độc tố lên thận, gan cũng như các cơ quan nội tạng.

Việc áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến kết hợp chăm sóc đúng cách có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa tái phát lâu dài và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, mới khởi phát.

Hướng dẫn chữa bệnh vảy nến bằng Đông y

Căn cứ vào mức độ các triệu chứng lâm sàng, tổn thương da, căn nguyên và đối tượng khởi phát, trong Đông y sẽ chia bệnh vảy nến thành nhiều thể bệnh. Ở mỗi thể bệnh sẽ áp dụng các bài thuốc tương ứng giúp tác động trực tiếp đến căn nguyên và kiểm soát tổn thương da hiệu quả.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh vảy nến theo Đông y theo thể bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực:

1. Chữa bệnh vảy nến thể phong nhiệt bằng Đông y

Bệnh vảy nến ở thể phong nhiệt đặc trưng bởi tình trạng các triệu chứng khởi phát đột ngột, tổn thương ở mức độ nặng và ở phạm vi rộng. Bên cạnh đó, tổn thương da do bệnh lý gây ra xuất hiện những chấm đỏ và tăng kích thước theo thời gian, bề mặt da có màu trắng đục, nhiều lớp vảy kèm theo ngứa ngáy. Các triệu chứng bệnh lý thường khu trú tại vùng mặt, đầu, tay chân, kèm hoại tử da, chấm xuất huyết.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, vảy nến ở thể phong nhiệt còn có thể dẫn đến ngứa ngáy, sốt, khô họng, lưỡi có màu đỏ sậm, rêu lưỡi màu vàng và mạch phù sác.

Đối với thể bệnh này, Đông y dùng bài thuốc Hòe hoa thang gia giảm để lương huyết và thanh nhiệt để điều trị.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu thạch cao, sinh địa, hòe hoa sống mỗi vị 40 gam, ké đầu ngựa 20 gam, địa phu tử, tử thảo, thăng ma mỗi vị 12 gam, chích cam thảo 4 gam.
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
  • Chia thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
Chữa bệnh vảy nến thể phong nhiệt bằng Đông y
Đối với thể bệnh vảy nến thể phong nhiệt, Đông y dùng bài thuốc Hòe hoa thang gia giảm để lương huyết và thanh nhiệt để điều trị

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng bài thuốc Tiêu phong tán gia giảm giúp trừ thấp, khu phong và bồi bổ khí huyết.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu đan bì, tri mẫu, kinh giới, phòng phong, sinh địa, khổ sâm, thuyền thoái mỗi vị 6 gam, hồng hoa và lăng tiêu hóa 4.5 gam, ngưu bàng và hoàng cầm mỗi vị 10 gam.
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, áp dụng đều đặn sẽ cảm nhận hiệu quả cải thiện bệnh lý.

2. Bài thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến ở thể phong huyết táo

Theo Đông y, vảy nến ở thể phong huyết táo thường khởi phát trong nhiều năm. Thông thường, tổn thương da do thể này gây ra sẽ ít hơn so với bệnh ở thể phong nhiệt, đám tổn thương có thể gây ngứa ngáy nhẹ và có màu đỏ hồng. Bên cạnh đó, bệnh lý còn đi kèm với một số biểu hiện như lưỡi ít tân dịch, khô da mặt, rêu lưỡi hơi vàng, khô, mạch tế sác.

Đối với những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể phong huyết táo, người bệnh nên áp dụng bài thuốc kết hợp với bài thuốc ngâm rửa giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời điều hòa chức năng chuyển hóa của cơ thể:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu sinh địa, kim ngân hoa, hà thủ ô, huyền sâm, vừng đen và ké đầu ngựa mỗi vị 12 gam. Tất cả dược liệu sau khi rửa sạch thì mang sắc với lượng nước vừa đủ. Chia nước thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các vị thuốc sinh địa, ké đầu ngựa và khương hoạt mỗi vị 16 gam, huyền sâm, uy linh tiên mỗi vị 12 gam, đương quy và hà thủ ô mỗi vị 20 gam, thổ phục linh 40 gam. Các dược liệu mang sắc mỗi ngày 1 thang. Chia phần nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị tật lê, bạch tiễn bì, thảo hà xa mỗi vị thuốc 15 gam, bắc đậu căn, thục địa, đan bì, đan sâm, quy đầu mỗi vị 12 gam, xích thược, sinh địa và hà thủ ô mỗi vị 10 gam. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì sắc với lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày uống 1 thang sẽ cảm nhận cải thiện bệnh lý.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Người bệnh cần chuẩn bị hỏa tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi vị 15 gam. Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nấu. Dùng nước này để ngâm rửa và tắm mỗi ngày 1 lần để làm dịu các triệu chứng do vảy nến thể phong huyết táo gây ra.

3. Thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến thể phong hàn

Bệnh vảy nến thể phong hàn khởi phát do nhiễm mạnh và có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu – đông. Các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi những vết chấm tròn tương tự như đồng tiền hay những mảng da màu hồng, trên bề mặt da bị tổn thương xuất hiện các mụn chứa dịch dễ vỡ. Bên cạnh đó, thể bệnh này còn có thể nhận thấy thông qua biểu hiện như vùng lưỡi có màu hồng nhạt, mạch phù khẩn, rêu lưỡi có màu trắng.

Đối với những trường hợp mắc thể bệnh này, Đông y áp dụng bài thuốc có công dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết và điều doanh.

Thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến thể phong hàn
Bệnh vảy nến thể phong hàn khởi phát do nhiễm mạnh và có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu – đông
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu quy đầu, sinh địa, bạch thược, sa sâm mỗi loại 12 gam, ma hoàng và quế chi mỗi loại 15 gam. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hy thiêm, cam thảo đất, thổ phục linh, ké đầu ngựa mỗi vị 16 gam, thạch cao, sinh địa, hoa hòe mỗi vị 20 gam, cây cứt lợn 12 gam. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì sắc với lượng nước vừa đủ. Chia phần nước thuốc thành 3 phần và dùng hết trong ngày.

4. Thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến ở thể thấp nhiệt

Bệnh vảy nến ở dạng thấp nhiệt đặc trưng bởi các đốm tổn thương hình chấm tập trung ở bầu ngực, hội âm, khuỷu tay, hố mắt, bộ phận sinh dục,… Vùng da bị tổn thương thường có màu hồng xám, liên kết thành mảng lớn. Da có thể rỉ dịch màu trắng đục, ngứa nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sốt, lưỡi có màu đỏ sậm, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc Đông y Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm thường được áp dụng trong điều trị bệnh vảy nến thể thấp nhiệt giúp giải độc, hoạt huyết, thanh nhiệt, lợi thấp.

  • Chuẩn bị các dược liệu thảo hà sa và thổ phục linh mỗi loại 15 gam, trách tả và bắc đậu căn mỗi loại 10 gam, khổ sâm, hoàng cầm, phục linh, xương truật, long đờm thảo mỗi loại 6 gam, đan bì 12 gam.
  • Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
  • Chia phần nước thuốc đã sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm

5. Chữa vảy nến ở thể huyết nhiệt với thuốc Đông y

Đa số những trường hợp bị bệnh vảy nến ở thể huyết nhiệt thường mới khởi phát hoặc tái phát không lâu. Tổn thương da do bệnh lý gây ra xuất hiện những nốt sần giống đồng tiền, màu hồng tươi, kích thước không đều. Khi quan sát, bề mặt da có màu trắng đục, khô ráp, ngứa ngáy, khi chà xác hoặc cào gãi có thể gây chảy máu. Các triệu chứng bệnh lý thường khu trú ở vùng mặt, vùng đầu và tứ chi.

Vảy nến thể huyết nhiệt có thể đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như nước tiểu vàng, tiểu ít, táo bón, tâm phiền, miệng khô, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi có màu hơi vàng.

Để cải thiện bệnh lý, Đông y thường áp dụng bài thuốc Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm. Với công dụng hoạt huyết, thoái ban, giải độc, lương huyết, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

  • Chuẩn bị các dược liệu xích thược, quy vĩ, sinh địa mỗi vị 12 gam, tử thảo, đại thanh diệp, đan bì, bắc đậu căn mỗi vị 10 gam, ngân hoa và hổ trượng mỗi vị 15 gam
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm

6. Thuốc Đông y chữa vảy nến thể huyết ứ

Bệnh vảy nến thể huyết ứ thường gặp ở nhiều người. Bệnh lý đặc trưng bởi những vết ban có màu tím hoặc đỏ sẫm, kích thước không đều, bề mặt da khô ráp, trắng đục nhưng không có dấu hiệu bong da. Tuy nhiên, khi quan sát sẽ thấy vùng da bị tổn thương thường lõm hơn những vùng da xung quanh. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể gây ngứa nhẹ hoặc không ngứa.

Thể bệnh này thường đi kèm với những biểu hiện toàn thân như vùng lưỡi có màu đỏ tối, lười uống nước, rêu lưỡi có màu vàng nhạt hoặc trắng. Những trường hợp bị bệnh vảy nến ở thể huyết ứ, có thể áp dụng bài thuốc Đông y Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm nhằm hóa ứ, thông lạc tán kết và hoạt huyết hiệu quả.

Thuốc Đông y chữa vảy nến thể huyết ứ
Trường hợp bị bệnh vảy nến ở thể huyết ứ, có thể áp dụng bài thuốc Đông y Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu ô xà, nga truật, lăng tiêu hoa, xích thược, tam lăng, thỏ ty tử mỗi loại 6 gam, trần bì, thanh bì, hoàng kỳ, hương phụ mỗi loại 10 gam, đan sâm, tây thảo, trạch lan, hoạt huyết đằng mỗi loại 15 gam.
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng đều đặn để cảm nhận bệnh lý thuyên giảm.

7. Chữa bệnh vảy nến thể huyết hư với thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, vảy nến thể huyết hư khởi phát do cơ thể suy yếu, mắc bệnh lý nền trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, từ đó phát sinh những tổn thương ngoài da. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện các mảng màu trắng có thể lan rộng toàn thân, bề mặt da bị ẩm ướt, ngứa ngáy và có xu hướng bong tróc vảy.

Tổn thương da do bệnh lý gây ra đi kèm với những triệu chứng toàn thân như ăn uống kém, chóng mặt, rêu lưỡi ít, ăn uống kém, vùng lưỡi có màu hồng nhạt, mạch trầm tế, ít tân dịch. Để kiểm soát các biểu hiện bệnh vảy nến thể huyết hư, Đông y thường dùng bài thuốc Dưỡng huyết khu phong thang gia giảm giúp ích khí khứ phong, hòa doanh, dưỡng huyết.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu bạch thược, thục địa, đảng sâm, kê huyết đằng, mạch môn, huyền sâm, quy đầu, hoàng kỳ mỗi loại 12 gam, tật lê và bạch chỉ mỗi loại 6 gam, ma nhân 10 gam.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh vảy nến thể huyết hư thuyên giảm

8. Thuốc Đông y chữa bệnh lý ở thể nhiệt độc thương doanh

Vảy nến thể nhiệt độc thương doanh có xu hướng bùng phát nhanh, đột ngột và tổn thương lan rộng toàn thân. Lúc này, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện những nốt ban có màu đỏ tím, đỏ sẫm, sưng nóng, khi tác động vào thì trở nên nhạt màu, da có xu hướng bong tróc vảy. Một số biểu hiện toàn thân có thể đi kèm như sợ lạnh, sốt, cơ thể mệt mỏi, mất sức, tâm phiền, ít tân dịch,…

Theo ghi nhận của Y học hiện đại, thể bệnh này tương ứng với bệnh vảy nến toàn thân hay vảy nến đỏ da toàn toàn. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Linh dương hóa ban thang gia giảm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu sinh địa và thạch cao mỗi vị 30 gam, hoàng cầm, xích thược, đan bì, huyền sâm, liên kiều và sa sâm mối loại 30 gam, bạch hoa xà và tử thảo mỗi loại 15 gam, hoàng liên và tri mẫu mỗi loại 6 gam, linh dương giác 3 gam.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng trong thời gian dài đến khi bệnh lý thuyên giảm

9. Điều trị vảy nến do mạch xung nhâm không điều hòa

Bệnh vảy nến do mạch xung nhâm không được điều hòa thường xuất hiện ở những phụ nữa trong thời kỳ mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Thể bệnh đặc trưng bởi tổn thương da toàn thân, ban đầu xuất hiện những vết xuất huyết dần về sau chuyển thành màu trắng đục. Bệnh lý có thể đi kèm với tình trạng khô miệng, ngứa ngáy, đau nhức lưng, tâm phiền, lưỡi có màu đỏ sẫm,…

Điều trị vảy nến do mạch xung nhâm không điều hòa
Bệnh vảy nến do mạch xung nhâm không được điều hòa thường xuất hiện ở những phụ nữa trong thời kỳ mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu thục địa, sinh địa, quy đầu, dâm dương hoắc, thỏ ty tử mỗi vị 12 gam, nữ trinh tử, hạn niên thảo mỗi vị 15 gam, tiên mao, hoàng bá mỗi vị 6 gam.
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước phù hợp
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang

10. Các bài thuốc Đông y điều trị tại chỗ

Bên cạnh những bài thuốc uống theo từng thể bệnh, người bị vảy nến cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi được chiết xuất từ các dược liệu Đông y để cải thiện. Những bài thuốc điều trị tại chỗ thường áp dụng với những trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra ở phạm vi nhỏ và chưa xuất hiện viêm nhiễm.

  • Thuốc bôi dùng trong giai đoạn bệnh phát triển: Người bệnh sử dụng nhũ cao lưu hoàng ở mức 5% thoa đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh sạch da.
  • Thuốc bôi dùng trong giai đoạn ổn định: Dùng cao mềm lưu hoàng 10% hay dùng cao mềm hùng hoàng thoa mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Chuẩn bị cúc hoa dại 240 gam, mang tiêu 500 gam, khô phàn và xuyên tiêu mỗi thứ 120 gam. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun sôi với lượng nước phù hợp. Sau đó dùng nước này để ngâm/ tắm. Thực hiện mỗi ngày hoặc cạc nhật với những trường hợp bệnh vảy nến có tổn thương da lan rộng.

11. Kết hợp day bấm các huyệt vị chữa bệnh

Đông y không chỉ dừng lại ở những bài thuốc uống, thuốc bôi mà còn kết hợp bấm huyệt để kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Ưu điểm của cách chữa này là giúp đả thông kinh mạch, tăng lưu thông máu, tán ứ,… Trong trường hợp bệnh lý tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần. Người bệnh có thể kết hợp bài thuốc uống, bôi ngoài da và bấm các huyệt vị sau:

  • Khúc trì: Huyệt vị này được xác định nằm dưới nếp gấp khuỷu tay. Người bệnh gấp cánh tay vào ngực sẽ nhìn thấy huyệt ở nơi bám của ngửa dài.
  • Nội quan: Huyệt nằm ở vị trí trên cổ tay 2 thốn giữa khe gân cơ gan tay lớn và nhỏ.
  • Huyệt túc tam lý: Huyệt vị này được xác định ở bắp chân ngoài, nằm dưới đầu gối 3 thốn.
  • Thần môn: Huyệt có vị trí trên lằn chỉ ở cổ tay, vị trí lõm sát góc ngoài bờ trên của xương trụ và bờ ngoài gân cơ trụ trước
  • Huyệt phi dương: Nằm ở bắp chân, được xác định bằng cách đó từ mắt cá chân lên khoảng 7 thốn.
  • Tâm âm giao: Huyệt vị nằm ở bờ trong xương chày và cách mắt cá chân 3 thốn.

Người bệnh day ấn những huyệt vị này trong vòng 3 ngày và nghỉ 1 ngày. Sau đó tiếp tục lập lại liệu trình. Lưu ý, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp bấm huyệt và những bài thuốc uống, thuốc bôi ngoài da.

Một số lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng Đông y

Chữa bệnh vảy nến bằng Đông được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, thuốc Đông y chữa bệnh lý thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với thuốc tân dược. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ.

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế phát sinh rủi ro trong quá trình áp dụng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng Đông y
Bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị, bạn cần chủ động trong việc chăm sóc da, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa tái phát
  • Người bệnh cần lựa chọn bài thuốc phù hợp với giai đoạn tiến triển và thể bệnh. Việc lựa chọn bài thuốc không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Hiện một số bài thuốc Đông y vẫn chưa được minh chứng về hiệu quả lâm sàng cũng như độ an toàn tuyệt đối. Do đó, trước khi áp dụng bạn cần gặp thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
  • Tác dụng của thuốc Đông y phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Do đó, nếu áp dụng trong thời gian dài nhưng không nhận thấy bệnh lý thuyên giảm. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tình trạng bệnh lý.
  • Thực tế, tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe của mỗi người, thầy thuốc sẽ cân chỉnh liều lượng hoặc gia giảm các dược liệu. Để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh nên đến phòng khám Đông y uy tín để được khám và áp dụng các bài thuốc phù hợp với thể bệnh.
  • Vảy nến tuy là bệnh lý ngoài da nhưng có cơ chế khá phức tạp, tổn thương do bệnh lý gây ra có thể tiến triển, kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát nhiều lần. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, vệ sinh da đúng cách để dự phòng tái phát lâu dài.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người mắc những bệnh lý nên cần tham vấn y khoa trước khi áp dụng các bài thuốc uống để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả.
  • Với những trường hợp bị viêm khớp vảy nến, vảy nến toàn thân, vảy nến thể mủ. Người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng phương pháp y tế nhằm khắc phục các triệu chứng và tổn thương do bệnh lý gây ra. Lúc này các bài thuốc Đông y gần như không mang lại hiệu quả điều trị.

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và phản hồi tích cực bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng.

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da rất khó điều trị, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát và...

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Vảy nến móng tay là một trường hợp của bệnh vảy nến. Các triệu chứng của bệnh có thể làm thay đổi độ dày và màu sắc của móng tay....

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Bệnh vảy nến được chia thành các dạng khác nhau dựa vào mức độ và các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Dưới đây là một số hình ảnh...

móng tay bị rỗ

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Móng tay bị rỗ là tình trạng thường gặp có thể đi kèm với một số biểu hiện khác. Điển hình như móng tay dày lên, thay đổi màu sắc...

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Bệnh vảy nến là hiện tượng các tế bào da sản sinh một cách nhanh chóng, gây ra tổn thương da, đóng vảy trắng khó chịu. Bệnh có xu hướng...

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Thuốc mỡ corticoid, Retinoid, Methotrexate, thuốc sinh học,... là các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên thực tế, bác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn