Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm của mẹo chữa này là có độ lành tính cao, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí chữa trị. Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ với lá trầu không chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Bên cạnh đó, để đạt kết quả tốt nhất bạn cần thực hiện đúng phương pháp.
Tác dụng của lá trầu không trong chữa trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng khá lành tính, không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất học tập và tâm sinh lý bởi tình trạng đau rát, khó chịu, sưng viêm và đại tiện ra máu tại vùng hậu môn. Với những trường hợp các triệu chứng bệnh trĩ mới khởi phát, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tận dụng các dược liệu tự nhiên giúp khắc phục các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nghiêm trọng.
Một số thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thường lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tân dược. Những thành phần dược tính có trong những loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ làm co búi trĩ, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tiến triển của bệnh lý. Tận dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ là một trong những cách được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Lá trầu không hay thược tương là một loại thảo dược thân leo sinh trưởng tốt ở nước ta. Vị thuốc này thường xuất hiện trong những bài thuốc dân gian và Đông y chữa các bệnh lý thường gặp. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, thược tương có tính ấm, vị hơi cay có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và hỗ trợ sát trùng, giảm đau hiệu quả.
Trong khi đó, một số nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm thấy trong lá trầu không có chứa tinh dầu betel phenol. Thành phần có tác dụng sát khuẩn và cầm máu hiệu quả. Việc tận dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ sẽ giúp làm sạch khu vực trực tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết đại hiện, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ. Hơn nữa, các thành phần hoạt chất có trong dược liệu còn giúp làm giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu hiệu quả.
Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ phù hợp với những trường hợp khởi phát bệnh ở giai đoạn 1 và 2, khi búi trĩ mới hình thành, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, cần tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa bệnh trĩ từ lá trầu không. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng bệnh lý mà bạn có thể lựa chọn những cách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 2 cách chữa bệnh trĩ với lá trầu không được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực:
1. Bài thuốc xông, ngâm rửa hậu môn với lá trầu không
Sử dụng lá trầu không đun sôi với nước và xông kết hợp với ngâm rửa vùng hậu môn là một trong những cách chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại được thực hiện phổ biến. Việc đun sôi dược liệu sẽ giúp các tinh dầu có trong lá sẽ hòa tan trong nước. Khi tiến hành ngâm rửa, những hoạt chất sẽ thấm vào da và phát huy tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số mẹo chữa giúp người bệnh tham khảo:
Sử dụng độc vị
Xông, ngâm rửa hậu môn với lá trầu không vào mỗi buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, đồng thời thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ và giảm đau hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trầu không, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 20 phút thì xả lại với nước sạch.
- Cho toàn bộ dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
- Đổ nước ra chậu đựng, sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành xông với nước lá trầu không
- Chú ý khoảng cách tránh để bị bỏng. Xông hơi đến khi nước ấm thì tiến hành ngâm rửa hậu môn
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm
Kết hợp lá trầu không với các dược liệu khác chữa bệnh
Để làm tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với một số dược liệu khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, có thành phần dược lý tương tự giúp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 trái bồ kết, 1 quả cau, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để giúp loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn.
- Lá trầu không, hạt gấc và bồ kết cho vào cối cùng với một ít muối biển rồi giã nát. Quả cau bổ thành 7 miếng nhỏ bằng nhau
- Cho tất cả thảo dược trên vào đồi đun sôi với lượng nước vừa đủ, đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu đựng
- Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn thì tiến hành xông hơi
- Đến khi nước nguội bớt thì có thể dùng nước vệ sinh hậu môn, còn phần bã đắp xung quanh hậu môn khoảng 30 phút
- Thực hiện mẹo chữa đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày giúp hỗ trợ bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất
2. Bài thuốc chườm đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả
Đắp trực tiếp dược liệu lên vùng hậu môn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý gây ra nhanh chóng, đây cũng là mẹo chữa được áp dụng phổ biến. Với cách chữa này sẽ giúp các hoạt chất có trong lá trầu không thẩm thấu nhanh chóng vào những vùng da bị tổn thương, từ đó phát huy công dụng chữa trị. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả cũng như hạn chế tình trạng viêm nhiễm, người bệnh cần vệ sinh sạch hậu môn trước khi thực hiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá trầu không tươi, mang đi rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây hại. Xả lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo
- Thái nhỏ lá trầu không rồi cho vào cối cùng với một ít muối biển rồi giã nát
- Sử dụng một chiếc khăn mỏng sạch bọc lấy dược liệu đã giãn rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch
- Hoặc bạn cũng có thể đắp trực tiếp lên hậu môn và dùng băng gạc cố định trong vòng 20 phút
- Rửa sạch lại với nước ấm và dùng khăn bông sạch lau khô
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, sau 2 tuần bạn sẽ cảm nhận các triệu chứng dần thuyên giảm
Một số lưu ý trong quá trình chữa bệnh trĩ với lá trầu không
Tận dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến bởi độ an toàn, lành tính và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn dược liệu chất lượng, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua lá trầu không chín, không bị héo úa, sâu bệnh. Bởi trong lá trầu không chín sẽ chứa thành phần dưỡng chất cao hơn, mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Sơ chế dược liệu sạch, ngâm rửa với nước muối để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn bám trên thân lá, tránh gây phản tác dụng.
- Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả như mong muốn người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
- Trường hợp kiên trì điều trị một thời gian nhưng không cải thiện bệnh lý, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phương pháp chữa trị phù hợp.
- Hiệu quả của mẹo chữa bệnh trĩ với lá trầu không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ các triệu chứng bệnh lý, khả năng đáp ứng điều trị, cơ địa. Do đó, người bệnh không nên phụ thuộc vào cách chữa này.
- Với những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, những bài thuốc chữa dân gian thường không mang lại hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị, người mắc bệnh trĩ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời hạn chế tiêu thụ các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, bia rượu, thức uống có gas,…
- Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày hỗ trợ nhu động ruột, thanh lọc cơ thể. Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần loại bỏ những thói quen xấu tác động đến bệnh lý cũng như sức khỏe tổng thể như ngồi xổm, rặn, thức khuya,…
Trên đây là 2 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được áp dụng phổ biến nhất và mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả của mẹo chữa chỉ được kiểm chứng lâm sàng. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả cũng như độ an toàn tuyệt đối trong việc chữa bệnh trĩ với lá trầu không. Để đảm bảo kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!