Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Chữa bệnh chàm bằng Đông y với bài thuốc hay

Là bệnh lý ngoài da mạn tính, bệnh chàm được đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, hồng ban, nổi mụn nước… Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, chữa bệnh chàm bằng Đông y là giải pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Tìm hiểu chữa bệnh chàm bằng Đông y
Tìm hiểu chữa bệnh chàm bằng Đông y

Quan niệm y học cổ truyền về bệnh chàm

Vốn là một dạng viêm da nông với xu hướng phát triển mạn tính và tái phát thường xuyên, bệnh chàm có cơ chế hình thành tương đối phức tạp, liên quan chặt chẽ với rối loạn chức năng cơ địa, rối loạn chức năng nội tạng, yếu tố xúc tác nội sinh, ngoại sinh và yếu tố di truyền.

Căn bệnh này thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với côn trùng, nấm mốc, lông chó mèo, hóa mỹ phẩm hoặc lúc họ mệt mỏi, căng thẳng, dị ứng thức ăn. Các tác nhân này sẽ trực tiếp kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamin bằng cách tác động lên tế bào lympho. Đây chính là nguồn gốc của các triệu chứng ngoài da khó chịu của bệnh chàm.

Đông y quan niệm, bệnh chàm hình thành khi yếu tố thấp nhiệt hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến uất kết và tổn thương da. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ hiện tượng huyết tráo (rối loạn chức năng tạng phủ) hoặc tỳ hư thấp trệ, vì vậy, nhiều loại độc tố đã tích tụ ở tầng thượng bì và gây ra viêm nhiễm.

Căn cứ vào nguyên nhân hình thành cùng biểu hiện lâm sàng, Đông y phân chia bệnh chàm thành 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính, với 4 thể riêng biệt (thể thấp nhiệt, thể phong nhiệt, thể tỳ hư thấp trệ và thể tỳ hư huyết tráo). Đối với mỗi thể bệnh, thầy thuốc sẽ áp dụng một số bài thuốc tương ứng để đẩy lùi triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Chữa bệnh chàm bằng Đông y với bài thuốc hay

Những bài thuốc Đông y dưới đây được nghiên cứu, bào chế phù hợp với đặc điểm của từng thể bệnh riêng biệt. Trước khi dùng thuốc, độc giả cần xác định thể bệnh chính xác bằng cách theo dõi biểu hiện và quan sát tổn thương trên về mặt da.

Chữa bệnh chàm bằng Đông y giai đoạn cấp tính

Là giai đoạn đầu của bệnh chàm, chàm cấp tính bao gồm nhiều dấu hiệu khởi phát đột ngột như: ngứa ngáy đi kèm đau rát, nổi ban đỏ, ẩm ướt tại vùng da tổn thương… Y học cổ truyền chia chàm giai đoạn cấp tính thành hai thể là chàm cấp tính thể thấp nhiệt và chàm cấp tính thể phong nhiệt.

  • 6 bài thuốc Đông y chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt

Chàm cấp tính thể thấp nhiệt xuất hiện khi hai yếu tố nhiệt và thấp kết hợp với nhau, gây ra tình trạng uất kết, dẫn đến tổn thương làn da. Khi mắc thể bệnh này, bệnh nhân sẽ cảm thấy làn da nổi đỏ và hơi ngứa. Sau khoảng vài phút bùng phát triệu chứng thực thể, da bạn bắt đầu hình thành mụn nước, nổi cục, chảy dịch, thậm chí lở loét.

Ngoài những tổn thương có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, bệnh chàm cấp tính thể thấp nhiệt còn kèm theo một số biểu hiện toàn thân như: miệng khát, lưỡi đỏ nóng, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc trắng nhạt, sưng hạch, sốt cao, nước tiểu vàng…

6 bài thuốc Đông y chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt
Bài thuốc Đông y chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt có công dụng thanh nhiệt, hóa thấp.

Để thanh nhiệt, hóa thấp, độc giả có thể kết hợp uống thuốc và bôi thuốc sau:

Bài thuốc bôi: Chuẩn bị xuyên tâm liên và ngũ bội tử với liều lượng bằng nhau. Đem tán hai dược liệu thành dạng bột mịn, trộn đều với một chút dầu mè. Vệ sinh vùng da tổn thương thật cẩn thận. Nhẹ nhàng bôi thuốc lên vị trí cần điều trị 3 – 4 lần/ngày.

Bài thuốc uống 1: Chuẩn bị 4g bạc hà, 8g phục linh, 8g bạch tiễn bì, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g khổ sâm, 12g mộc thông, 12g ngưu bàng tử, 16g sinh địa và 16g xa tiền. Sắc kỹ tất cả vị thuốc. Uống 1 thang/ngày.

Bài thuốc uống 2: Chuẩn bị 8g trần bì, 12g hậu phác, 12g phục linh, 12g trư linh, 12g bạch tiễn bì, 16g trạch tả và 20g nhân trần. Sắc kỹ toàn bộ dược liệu. Dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc uống 3: Chuẩn bị 20g bồ công anh, 20g kim ngân hoa, 20g ké đầu ngựa, 20g cam thảo đất, 20g cỏ mần trầu, 20g kinh giới, 20g thổ phục linh và 100g sài đất. Sắc kỹ toàn bộ vị thuốc với 1 lít nước cho đến khi nước thuốc cô cạn còn 300ml. Trẻ em uống 20ml/lần/ngày, người lớn dùng 40ml/lần/ngày.

Bài thuốc uống 4: Chuẩn bị 8g hoạt thạch, 12g khổ sâm, 12g hoàng bá, 12g ké đầu ngựa, 12g hạ khô thảo, 16g kim ngân hoa, 16g thổ phục linh và 20g nhân trần. Sắc kỹ tất cả dược liệu. Uống 1 thang/ngày.

Bài thuốc uống 5: Chuẩn bị 12g hoàng cầm, 12g phục linh, 12g hoàng bá, 12g bạch tiễn bì, 16g đạm trúc diệp, 20g sinh địa, 20g kim ngân hoa và 20g hoạt thạch. Sắc kỹ toàn bộ vị thuốc. Dùng 1 thang/ngày.

  • 4 bài thuốc Đông y trị chàm cấp tính thể phong nhiệt

Bệnh chàm cấp tính thể phong nhiệt thường gặp hơn bệnh chàm cấp tính thể thấp nhiệt. Tình trạng này được đặc trưng bởi các triệu chứng bùng phát ồ ạt và xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể (gần như toàn thân). Lúc này, vùng da tổn thương sẽ hơi đỏ, nổi mụn nước, chảy dịch khi cào và ít loét hơn chàm cấp tính thể thấp nhiệt.

Bạn có thể thanh nhiệt, trừ thấp, sơ phong bằng cách:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 6g thuyền thoái, 8g tri mẫu, 12g mộc thông, 12g kinh giới, 12g khổ sâm, 12g ngưu bàng tử, 12g phòng phong, 16g sinh địa và 20g thạch cao. Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng, lấy 8 – 12g (tùy vào độ tuổi) hòa vào nước ấm. Uống 2 lần/ngày (sáng – tối).

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 4g bạc hà, 8g phục linh, 8g bạch tiễn bì, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g khổ sâm, 12g mộc thông, 12g ngưu bàng tử, 15g tri mẫu, 16g sinh địa, 16g xa tiền và 40g thạch cao. Sắc kỹ toàn tất cả dược liệu. Dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị 4g cam thảo, 6g thuyền thoái, 8g sài hồ, 8g long đởm thảo, 8g hoàng cầm, 8g sài hồ, 8g chi tử, 12g trạch tả và 12g sinh địa. Sắc kỹ tất cả vị thuốc. Uống 1 thang/ngày.

Bài thuốc 4: Chuẩn bị 6g thuyền thoái, 8g mộc thông, 12g sinh địa, 12g kinh giới, 12g khổ sâm và 12g kê huyết đằng. Sắc kỹ tất cả dược liệu. Chia thành 3 phần bằng nhau, uống khi bụng đói. Dùng 1 thang/ngày. Có thể kết hợp bài thuốc 4 này với bài thuốc bôi ngoài trị bệnh chàm cấp tính thể thấp nhiệt.

Chữa bệnh chàm bằng Đông y giai đoạn mạn tính

Là giai đoạn tiến triển của chàm cấp tính, chàm mạn tính được đặc trưng bởi triệu chứng khô da, ngứa ngáy và da dày sừng. Đông y chia chàm mạn tính thành 2 thể là tỳ hư huyết táo và tỳ hư thấp trệ.

  • 2 bài thuốc Đông y trị chàm mạn tính thể tỳ hư huyết táo

Biểu hiện của bệnh chàm thể tỳ hư huyết táo là vùng da tổn thương bị dày sừng, thâm sạm hoặc nâu đỏ, cộm ngứa (có thể xuất hiện mụn nước), đầy bụng, rêu lưỡi trắng và ăn không ngon.

Bài thuốc rửa: Chuẩn bị 100g kinh giới tươi và 100g lá vối tươi. Rửa sạch vị thuốc. Nấu sôi nguyên liệu với một lượng nước vừa đủ. Ngâm rửa vùng da tổn thương bằng dung dịch này hàng ngày.

Bài thuốc uống: Chuẩn bị 8g xuyên tâm liên, 12g thương truật, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g kê huyết đằng, 12g phòng phong, 16g thục địa, 16g kinh giới và 16g sinh địa. Sắc kỹ toàn bộ thảo dược, chia thành nhiều phần bằng nhau. Dùng thuốc khi đói.

  • 4 bài thuốc Đông y trị chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ

Bệnh chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ thường chậm khởi phát triệu chứng ngứa ngáy và dát hồng trên da. Theo thời gian, các tổn thương trên da sẽ bắt đầu cộm dày, bong tróc hoặc nứt nẻ. Ngoài ra, thể bệnh này cũng đi kèm triệu chứng mệt mỏi, đầy bụng, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng…

Bài thuốc uống: Chuẩn bị 6g xuyên tâm liên, 8g hậu phác, 8g trạch tả, 8g trần bì, 12g bạch truật (sao), 12g thương truật (sao), 12g thổ phục linh và 16g ý dĩ nhân. Sắc kỹ tất cả vị dược liệu, chia thành 3 phần bằng nhau. Uống khi đói.

Bài thuốc rửa 1: Chuẩn bị 30g xà sàng tử và 30g lá khổ sâm. Sắc kỹ hai vị thuốc với 1 lít nước cho đến khi thuốc cô lại còn 500ml. Ngâm rửa vùng da cần điều trị 2 – 3 lần/ngày bằng dung dịch này.

Bài thuốc rửa 2: Chuẩn bị 30g khổ sâm và 30g thủy xương bồ. Sắc kỹ hai nguyên liệu với 1 lít nước cho đến khi thuốc cô lại còn 500ml. Ngâm rửa vùng da cần điều trị 2 – 3 lần/ngày bằng dung dịch này.

Bài thuốc rửa 3: Chuẩn bị 30g ké đầu ngựa, 30g xuyên tâm liên và 30g xà sàng tử. Sắc kỹ tất cả dược liệu với 1 lít nước cho đến khi thuốc cô lại còn 500ml. Ngâm rửa vùng da cần điều trị 2 – 3 lần/ngày bằng dung dịch này.

4 bài thuốc Đông y trị chàm mạn tính thể tỳ hư huyết trệ
Bài thuốc Đông y trị chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ

4 món ăn hỗ trợ cách chữa bệnh chàm bằng Đông y

Với căn nguyên phức tạp, bệnh chàm mang tính chất dai dẳng và dễ dàng tái phát. Do đó, bên cạnh việc thoa bôi và uống thuốc, các lương y khuyến khích bệnh nhân tăng cường dung nạp 4 món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây:

Cháo đậu đỏ râu bắp

Món ăn này có công dụng kiện tỳ, thanh nhiệt và hành thủy, rất phù hợp với những người bệnh chàm thể thấp nhiệt.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g râu bắp, 15g đậu đỏ và 30g hạt ý dĩ
  • Rửa sạch nguyên liệu
  • Cho tất cả vào nồi với một lượng nước vừa đủ
  • Nấu thành cháo mịn
  • Ăn 1 lần/ngày trong 7 – 8 ngày liên tục

Cháo táo tàu dâu tằm

Với tác dụng dưỡng khuyết, thanh tâm, nhuận phế, khu phong và tư bổ can thận, món cháo này rất thích hợp với những người bị chàm thể phong nhiệt.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10 trái táo tàu, 30g bách hợp, 30g dâu tằm và 100g gạo lứt
  • Rửa sạch táo tàu, dâu tằm và bách hợp
  • Nấu kỹ các vị thuốc với một lượng nước vừa đủ
  • Lọc bỏ bã, vo gạo
  • Ninh nhừ gạo lứt với dung dịch vừa thu được
  • Thưởng thức 1 lần/ngày trong vòng 5 – 10 ngày

Cháo hoa sen

Cháo hoa sen giúp thanh nhiệt, lợi thấp và phù hợp với mọi thể bệnh chàm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 bông sen mới nở, 15g đường phèn và 100g gạo nếp
  • Rửa sạch bông sen
  • Vo sạch gạo nếp
  • Nấu gạo chín nhừ với một lượng nước vừa đủ
  • Thêm bông sen và đường phèn
  • Ăn 1 lần/ngày thay bữa sáng

Cháo bạch truật – nhân sâm

Bạch truật và nhân sâm là loại dược liệu quý giá. Món ăn này có thể lợi thủy, bổ trung, kiện tỳ, rất thích hợp với những người bị bệnh chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3g nhân sâm, 10g bạch truật, 100g bạch linh, 100g gạo lứt và một lượng đường trắng vừa đủ
  • Nấu nhừ phục linh, nhân sâm, bạch truật, lọc lấy nước, loại bỏ bã
  • Vo gạo, nấu thành cháo với lượng nước sắc vừa thu được
  • Bổ sung chút đường trắng, khuấy đều
  • Chia cháo thành 2 phần bằng nhau
  • Thưởng thức vào buổi sáng và buổi tối

Một số lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng Đông y

Những bài thuốc trên chủ yếu tận dụng dược tính của các loại thảo dược thiên nhiên để đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, hạn chế tổn thương và ngăn ngừa bệnh lý tái phát. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách, độc giả có thể bị phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy… Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý:

  • Một số bài thuốc Đông y chưa được khoa học kiểm chứng mức độ an toàn và chứng minh hiệu quả lâm sàng. Do đó, hãy tham vấn y khoa kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
  • Bệnh nhân cần tích cực điều trị, chăm sóc da cẩn thận và duy trì lối sống lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Người đọc chỉ chọn mua dược liệu tại các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín.
  • Bạn tuyệt đối không áp dụng những bài thuốc trên cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Phương pháp chữa bệnh này sẽ chậm phát huy công dụng. Hơn nữa, hiệu quả điều trị phụ thuộc phần lớn vào cơ địa mỗi người. Nếu bệnh lý bùng phát mạnh mẽ, hãy đi thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh xa các dị nguyên như: côn trùng, nước hoa, xà phòng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm dễ gây dị ứng, đồng thời ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, hạn chế căng thẳng và tập luyện thể dục điều độ.

Cùng chuyên mục

Bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh chàm môi là một bệnh da liễu xuất hiện trên khu vực môi miệng phổ biến ở nhiều người. Dù bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng...

Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay và các biện pháp điều trị

Bệnh chàm khô đầu ngón tay khiến da bị bong tróc nứt nẻ và vô cùng đau nhức ngứa ngáy nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa...

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ghẻ chàm hóa là một trường hợp tiến triển của bệnh ghẻ, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng nếu không có các biện pháp điều trị...

Chàm sữa là bệnh thường gặp, có đến 20% trẻ sinh ra mắc phải bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa: Biểu hiện, cách chăm sóc và điều trị

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, có đến 20% trẻ em sinh ra bị chàm sữa với đặc trưng là các mảng da...

Công dụng lá ổi trong chữa bệnh chàm

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Chữa bệnh chàm bằng lá ổi là mẹo dân gian đơn giản, an toàn, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ...

Bệnh Eczema ở trẻ em - Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da bã tiết,...Để...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn