Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tháng tốt nhất từ chuyên gia

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn từ 0 – 6 tháng cực kỳ quan trọng, các mẹ nên lưu ý. Đây là giai đoạn đầu đời, bé cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng như calo, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Việc này là một bước đệm để bé phát triển khỏe mạnh về sau.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tháng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi

Mỗi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó bạn nên quan sát và ghi lại quá trình phát triển của trẻ để biết được em bé của bạn có đang phát triển tốt hay không. Đừng nên áp đặt chế độ dinh dưỡng của những em bé khác lên em bé nhà mình.

Đặc biệt, giai đoạn này tương đối nhạy cảm, cơ thể trẻ còn rất yếu. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi thấy con bạn không tăng cân. Qua đó, họ sẽ theo dõi và giúp bạn gỡ bỏ những khó khăn trong quá trình cho con bú.

Khi thấy em bé có hiện tượng tiêu chảy, nôn, không chịu uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong 1 ngày, bạn nên trao đổi ngay với chuyên gia. Đây là dấu hiệu cảnh báo việc trẻ đang gặp khó khăn trong tiêu hóa và cần được sự giúp đỡ.

Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa mẹ là hoàn hảo, không cần bổ sung thêm thực phẩm nào. Bước qua giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp những bé cần được bổ sung thêm sữa công thức và ăn dặm thêm để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Mẹ nên lưu ý những thực phẩm nạp vào cơ thể, vì giai đoạn sơ sinh bé sẽ hấp thu dinh dưỡng trực tiếp trong sữa mẹ. Vì thế, mẹ nên ăn đầy đủ chất, nghỉ ngơi, uống nhiều nước để tăng lượng sữa cho con.

Trường hợp mẹ thiếu sữa, mất sữa, không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể cho bé uống thêm sữa công thức. Nên chọn sữa đã qua kiểm định và phù hợp với trẻ để đảm bảo an toàn.

Cách tính lượng dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cung cấp 8% – 15% protein, 35% – 55% chất béo và 30% – 50% carbohydrate. Bạn hãy thử ăn những thực phẩm này trong vòng 2 – 3 ngày, cho bé bú sữa để quen dần với dinh dưỡng có trong thực phẩm đó. Theo dõi chặt chẽ phản ứng của trẻ, nếu có những dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, nôn ói nên dừng sử dụng và đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách tính lượng thức ăn cho trẻ ở giai đoạn này được tính theo công thức quy đổi lượng thực phẩm (gram) và chất lỏng (ml). Cụ thể như sau:

  • 354ml (từ nửa cốc đến 1 cốc) chất lỏng sẽ tương đương với 1 lon cocacola.
  • 237ml (1 cốc) thực phẩm tương đương như một nắm tay lớn.
  • 118ml (nửa chén) tương đương nửa nắm tay lớn.
  • 2 muỗng canh tương đương kích thước của quả óc chó.
  • 1 muỗng canh tương đương với đầu ngón tay cái tính, từ nếp gấp cuối cùng.
  • 1 muỗng cà phê tương đương với đầu ngón tay út, tính từ nếp gấp cuối cùng.

Lượng thức ăn hằng ngày cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi sẽ được quy đổi theo liều lượng sau đây:

Sữa mẹ hoặc sữa bột: Đây là thức ăn duy nhất và cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ từ khi sinh ra cho đến 4 – 6 tháng tuổi. Không nên cho bé bú thêm sữa bò hoặc các loại sữa khác cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Bởi vì, thận lúc này của bé còn yếu, không thể tiêu hóa được lượng lớn protein và khoáng chất có trong các loại sữa khác ngoài sữa mẹ và sữa bột. Tùy theo số tháng mà thể tích bé cần nạp vào sẽ khác nhau:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 532ml – 946ml
  • Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi: 828ml – 1182ml

    Cách tính lượng dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Ngoài ra, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm (sau 6 tháng tuổi), bạn có thể bổ sung thêm cho bé một số loại như:

Ngũ cốc: ¼ đến ½ cốc ngũ cốc hỗn hợp.

Trái cây: ¼ đến ½ cốc xay nhuyễn.

Nước ép: ¼ đến ½ cốc

Các loại thịt, đậu, bơ đậu phộng: 1 đến 2 muỗng canh xay nhuyễn.

Sữa chua nguyên chất: 1 đến 2 muỗng canh (chỉ nên cho bé ăn khi đạt 6 tháng tuổi).

Nước: Trẻ sơ sinh sẽ lấy nước từ trong sữa mẹ, giai đoạn 0 – 6 tháng không cần bổ sung thêm cho bé. Chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ trường hợp bé bị tiêu chảy.

Chế độ dinh dưỡng trong sữa mẹ cho trẻ từ 0 – 6 tháng

Sữa mẹ chứa hầu như toàn bộ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa mẹ. Nhưng theo nghiên cứu, thành phần có trong sữa có mức độ nhất định, và việc nạp thức ăn chỉ làm thay đổi nồng độ của một số chất dinh dưỡng mà thôi.

Nói như vậy cũng không có nghĩa bạn có thể ăn gì cũng được. Nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết, nếu cơ thể bạn không tiết nhiều sữa và cân nặng của bé không tăng thêm qua từng tháng.

Chế độ dinh dưỡng trong sữa mẹ cho trẻ từ 0 - 6 tháng
Dinh dưỡng có trong sữa mẹ quyết định sự phát triển của trẻ nhỏ

Những loại thức ăn mẹ nên cung cấp cho cơ thể để bổ sung dinh dưỡng cho con bú:

  • Chất đạm (protein): Lượng protein cần thiết mỗi ngày bạn cần nạp vào là 71g. Ăn các loại thịt như thịt nạc, thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, sữa hạt,…Nên lưu ý với đậu phộng vì có thể gây dị ứng cho trẻ. Người ăn chay cũng cần theo dõi cơ thể vì có thể trẻ sẽ bị thiếu vitamin B2, dẫn đến tình trạng trẻ bị suy nhược, nôn mửa, chậm phát triển.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Mẹ nên cung cấp carbohydrate cho bé từ trong sữa mẹ thông qua việc bổ sung vào cơ thể những thực phẩm như khoai tây, đậu hạt, ngô, các sản phẩm ngũ cốc,…
  • Rau củ và trái cây: Trái cây và rau củ cung cấp chất xơ, giúp bé ngăn ngừa táo bón. Lựa chọn thực phẩm sạch, hạn chế thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ.
  • Chất béo: Cả bạn và bé đều cần bổ sung chất béo trong chế độ dinh dưỡng. Cung cấp axit béo omega 3 có trong cá sẽ giúp não và mắt bé phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn nhiều hơn 2 khẩu phần cá mỗi tuần có thể khiến bé bị nhiễm độc thủy ngân.
  • Canxi: Đây là khoáng chất quan trọng giúp bé phát triển xương khớp. Vì thế, mỗi ngày mẹ nên cung cấp 1000mg canxi thông qua việc uống sữa bổ sung hoặc ăn những thực phẩm giàu canxi như đậu hũ, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,…
  • Vitamin D: Ngoài việc cho bé tắm nắng, bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn vitamin D có trong cá hồi, cá thu, nước cam,… để bé hấp thụ thông qua sữa mẹ. 
  • Sắt: Đây là thành phần tạo máu nên có vai trò hết sức quan trọng đối với cả mẹ và bé. Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi là thời kỳ cơ thể bé phát triển cần cung cấp đủ sắt. Vì thế, mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại thịt động vật và thực vật. Không nên uống trà.
  • Axit folic: Hợp chất này sẽ giúp ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh cho bé, đảm bảo sự phát triển bình thường. Mẹ nên bổ sung 400mg folate mỗi ngày thông qua các loại rau xanh, thịt gia cầm,…

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

Giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi đặc biệt nhạy cảm, tốt nhất mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn nếu bạn không gặp bất kỳ khó khăn gì. Đồng thời trong chế độ dinh dưỡng phải lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tháng
Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không tự ý cho con uống thêm nước khi không cần thiết.
  • Trường hợp cho bé uống sữa công thức, nên pha đúng liều lượng. Việc cho thêm hoặc bớt nước có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Sau 6 tháng tuổi có thể cho bé ăn dặm nhưng vẫn cần bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa bột cho bé mỗi ngày.
  • Mẹ vắt sữa trước hoặc bé uống sữa công thức đều cần hâm nóng lại trước khi cho bé bú. Lượng sữa bé uống còn dư không nên giữ lại. 
  • Mẹ không nên ăn những loại thực phẩm như mì tôm, đồ chiên, thức ăn nhanh, uống bia, rượu,…để đảm bảo tốt dinh dưỡng trong sữa cho bé.

Hy vọng những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi trên đây đã giúp ích được cho bạn trong quá trình nuôi con. Hãy luôn quan sát tình trạng sức khỏe của bé để có những điều chỉnh thích hợp, tạo điều kiện cho em bé của bạn phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Cùng chuyên mục

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng cách giúp con phát triển khỏe mạnh. Do đó, các ông bố, bà mẹ nên tìm hiểu những kiến thức liên...

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay thường không đáng lo ngại và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một...

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa thường được ba mẹ sử dụng trong cải thiện các vấn đề về dạ dày và đường ruột ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải ai...

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể là bình thường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào...

Review 10 Máy Tiệt Trùng Bình Sữa Tốt Nhất Mẹ Nên Mua Dùng

Máy tiệt trùng bình sữa là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm yêu thích và lựa chọn sử dụng để làm sạch, sấy khô bình sữa và những đồ dùng...

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn khỏe mạnh

Những tháng đầu đời là thời điểm mà trẻ sơ sinh có thể phát triển nhanh về cân nặng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy, thậm chí có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn