Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất

Phụ nữ có thai luôn cần được cung cấp đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính vì thế, các mẹ bầu cần điều chỉnh khẩu phần ăn uống mỗi ngày sao cho hợp lý. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất trong bài viết sau đây.

Chế độ dinh dưỡng tác động đến bà bầu như thế nào?

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là điều quan trọng nhất. Bởi lẽ, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cả người mẹ và thai nhi đều được đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt. Theo đó, trong suốt khoảng thời gian thai kỳ, dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học nhất vì nó mang tính quyết định đến cân nặng và sự phát triển trí não của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng tác động đến từng giai đoạn của bà bầu như thế nào?
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là điều quan trọng nhất.

Có thể nói thời kỳ trẻ còn trong bào thai thì dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn uống mỗi ngày của người mẹ. Chính những chất dinh dưỡng này sẽ đi vào máu, qua nhau thai và tới cung cấp cho thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ sẽ giúp cơ thể có một sức đề kháng tốt, không dễ mắc bệnh và có đủ sức khỏe để sinh con, hơn nữa còn giúp các mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.

Bên cạnh một ăn uống phù hợp, kết hợp với vận động và nghĩ ngơi hợp lý còn giúp thai nhi phát triển tối ưu hơn, thai phụ có đủ điều kiện sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc cho bé. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn trong thai kỳ, cụ thể vấn đề này cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng tháng để đảm bảo đạt được giá trị dinh dưỡng cao.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất

Nhu cầu về dinh dưỡng cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kỳ đều có sự phân chia không giống nhau. Bởi lẽ, thời điểm từ lúc thai nhi mới bắt đầu hình thành cho đến lúc lớn lên đều đòi hỏi cung cấp những dưỡng chất khác nhau. Vì thế, bà bầu nên chú ý ăn uống như sau:

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ được coi là khoảng thời gian phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Đây là khoảng thời gian hệ thống thần kinh của bé bắt đầu phát triển, não và tủy sống hình thành song song với quá trình hoàn thiện tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Để bé phát triển toàn diện nhất, cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nếu không có thể sẽ dẫn đến tình trạng bé bị dị tật, suy dinh dưỡng,…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất
Trong 3 tháng đầu thai kỳ được coi là khoảng thời gian phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu đầy đủ và khoa học, người mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất sau đây:

  • Protein: Thai phụ trong giai đoạn này cần cung cấp khoảng 85 – 90g protein/ngày cao hơn mức bình thường 10 – 15g/ngày. Đây là dưỡng chất quan trọng để đảm bào sự phát triển nhanh chóng của các mô bào thai, đồng thời, nó còn giúp tăng cường mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường việc sản sinh lượng máu cần thiết để đảm bào cho sức khỏe của mẹ và bé. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá, đậu, trứng, sữa, thịt gà, thịt bò nạc, thịt heo,…
  • Sắt: Mẹ bầu cần được bổ sung 36 – 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa hiệu quả dấu hiệu thiếu máu. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào vào thực đơn mỗi ngày qua các thực phẩm như: thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Bên cạnh đó, thai phụ cũng có thể bổ sung thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vitamin A, C: Thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau có màu xanh thẫm hoặc các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ. Vitamin C thì cần được bổ sung để ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh và giúp hệ xương của bé phát triển tốt hơn, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả vào bữa ăn đề cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
  • Canxi và vitamin D: Cả 2 thành phần này đều có vai trò rất tốt cho quá trình hình thành xương khớp cho thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm 2 hoạt chất này qua các loại thực phẩm như trứng, tôm, cá, sữa, rau xanh đậu đỗ. Đồng thời, bạn cũng có thể tắm nắng vào buổi sáng sớm để bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Axit folic: Đây là hoạt chất giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Vì thế, mẹ bầu đừng quên bổ sung Axit folic qua các loại thực phẩm như thịt gia cầm, rau có màu xanh thẫm, các loại ngũ cốc,…
  • Năng lượng: Trong giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi đòi hỏi người mẹ cần phải cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cần thiết. Vì vậy, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung mỗi ngày từ 2300 – 2400 kcal.

Ngoài ra, mẹ bầu nên kiêng khem thêm một số thực phẩm để tránh việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Cụ thể như:

  • Dứa
  • Cua
  • Nha đam
  • Hạt mè
  • Gan động vật
  • Đu đủ xanh
  • Chùm gây
  • Chế phẩm từ sữa tuyệt trùng
  • Thực phẩm tươi sống
  • Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá cơm, cá rô phi, cá hồi,…
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Giảm lượng muối có trong thực đơn hằng ngày.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng. Vì thế, mẹ bầu nên lưu ý chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhằm hạn chế hiện tượng buồn nôn giúp cho việc ăn uống trở nên ngon miệng và dễ dàng hơn. Thai phụ cũng nên kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm mà thai nhi phát triển nhanh chóng nhất. Lúc này, bé bắt đầu phát triển về khung xương và chiều cao nên rất cần tăng cường đáp ứng nguồn dinh dưỡng để cung cấp được năng lượng đầy đủ từ mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất
Thai phụ trong 3 tháng giữa thai kỳ đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin A để cung cấp cho cả mẹ và bé sức đề kháng khỏe mạnh.

Trong giai đoạn này, mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng như sau:

  • Chất béo: Chất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, bên cạnh đó nó còn giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Mẹ bầu có thể bổ sung chất béo qua các thực phẩm như: mỡ động vật, dầu mè, mỡ cá,…
  • Chất đạm và chất xơ: Cả hai chất đều cần thiết cho quá trình hình thành bào thai, nhau thai và các mô cơ thể từ mẹ. Vì thế bạn nên bổ sung đầy đủ 2 chất này qua các thực phẩm như: ngũ cốc, khoai lang, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.
  • Vitamin B1: Có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt lợn, rau, các loại hạt đậu và một số loại cá,…
  • Vitamin D: Đây là chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ cơ thể bà bầu hấp thụ các loại canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ thống xương. Đồng thời, nó giúp làm giảm các nguy cơ dẫn tới hạ canxi gây co giật, loãng xương,… Mẹ bầu có thể bổ sung hoạt chất này qua các loại thực phẩm như trứng, bơm sữa, gan cá,…
  • Vitamin A: Thai phụ trong 3 tháng giữa thai kỳ đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin A để cung cấp cho cả mẹ và bé sức đề kháng khỏe mạnh. Một số thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này bao gồm lòng đỏ trứng, sữa, thịt, rau có màu xanh đẫm,… Đối với thành phần này, bạn nên bổ sung dựa theo chỉ định của bác sĩ, bởi lẽ việc tiêu thụ quá liều lượng vitamin A có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
  • I-ốt: Phụ nữ mang thai rất cần được bổ sung hoạt chất này vào thành phần dinh dưỡng mỗi ngày vì nếu thiếu i-ốt có thể sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra chậm phát triển về trí tuệ, cân nặng thấp và mắc các dị tật bẩm sinh. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung lượng i-ốt cần thiết qua cá biển, rong biển, muối ăn,…
  • Sắt: Bà mẹ mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ nên chú ý bổ sung thêm các vi chất từ sắc để hạn chế tình trạng thiếu máu, thai chết lưu, sinh non hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau khi sinh. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như nghêu, sò, ốc, ngủ cốc, đậu đỗ,… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng viêm uống bố sung sắc theo chỉ định của bác sĩ kéo dài đến sau sinh 1 tháng.

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích, tránh hít phải khói thuốc từ những người xung quanh ở nơi công cộng. Đồng thời, việc ăn uống nên hạn chế các gia vị cay, chua như tiêu, ớt, giấm, tỏi vì chúng có thể gây ra đau dạ dày, trĩ và táo bón.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Những tháng cuối trong thai lỳ là thời gian thai nhi phát triển mạnh mẹ nhất về cân nặng và trí não. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bầu vào 3 tháng cuối sẽ giúp cho thai nhi phát triển một cách hoàn thiện nhất. Đồng thời, nó cũng giúp cho bà bầu có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất
Bổ sung canxi giúp làm hạn chế tình trạng chuột rút, đau xương khớp và điều trị táo bón.

Theo đó, bà bầu nên lưu bổ sung các chất dinh dưỡng như sau:

  • Omega-3: Bổ sung hoạt chất này trong 3 tháng cuối của giai đoạn thai kì là vô cùng cần thiết giúp phát triển trí não của bé tốt hơn. Bạn có thể bổ sung chất này từ các loại thực phẩm có chứa các chất béo tự nhiên như hạt óc chó, hạt chia, hạt dẻ cười,…
  • Sắt và canxi: Bổ sung sắt qua các thực phẩm như thịt đỏ, bí, khoai tây,… trứng giúp bổ máu, máu lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt thiếu máu. Bên cạnh đó, bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như sữa, đậu trắng,… giúp làm hạn chế tình trạng chuột rút, đau xương khớp và điều trị táo bón.
  • Chất đạm: Hoạt chất giúp cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho mẹ nuôi thai nhi, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt gà, thịt heo, cá, tôm,…
  • Photpho và i-ốt: Có nhiều trong các loại thực phẩm như mộc nhĩ đen, tảo đỏ, rong biển, sứa, đậu tương, đậu phụ, xương đầu động vật, cá, trai biển,…

Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính để giúp hạn chế tình trạng ăn quá no gây chướng bụng. Đồng thời, nên bổ sung thêm nhiều canxi để hệ xương phát triển mạnh mẽ hơn, cùng với đó là thúc đẩy quá trình sản xuất sữa của người mẹ thuận lợi hơn.

Trên đây gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn chuẩn nhất. Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bổ sung được các vi chất cần thiết trong quá trình mang thai. Bên cạnh việc ăn uống, các chuyên gia còn khuyên bạn nên kết hợp với sinh hoạt lành mạnh và hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi hoàn hảo nhất.

Cùng chuyên mục

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

Thai mấy tuần thì hết nghén? 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Thai mấy tuần thì hết nghén sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể trạng và cơ địa của mẹ bầu. Thông thường,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

5 Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe, an thai

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau từ chế độ ăn uống hằng ngày. Một trong những món ăn được khuyên...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 2 luôn làm cho các mẹ bầu vô cùng lo sợ. Nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ thì điều...

Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được cung cấp nhiều khoáng chất khác nhau, đặc biệt là vitamin. Đây là cách để người mẹ bổ sung dinh dưỡng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn