Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi khả năng vận động trong thời gian ngắn để người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khoẻ bình thường.

Người thoái hóa khớp nên ăn thế nào để phòng bệnh hiệu quả?

Những người bị thoái hoá khớp thường bị những cơn đau nhức tại gối hành hạ, việc gập duỗi chân cũng khó khăn và di chuyển phát ra tiếng lục cục gây ra rất nhiều bất tiện. Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có nguy cơ dẫn đến bại liệt, người bệnh mất khả năng vận động và luôn cần đến sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh về xương khớp thường gặp và cần nhiều thời gian để có thể điều trị dứt điểm

Điều trị thoái hoá khớp thực sự là một còn đường dài, không phải ngày một ngày hai là có thể khỏi được. Đồng thời bệnh thường rất dễ tái phát, đặc biệt với những người mắc bệnh đến những giai đoạn nặng cần phải phẫu thuật thì khả năng phục hồi 100% như ban đầu hầu như là rất khó. Do đó sau điều trị nếu người bệnh không thay đổi lối sống thì bệnh có nguy cơ trở lại rất cao.

Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến thoái hoá khớp chính là do sụn khớp bị thiếu chất, đặc biệt là canxi khiến mật độ xương bị loãng nên dễ bị bào mòn và tác động bởi các yếu tố bên ngoài khác dẫn đến lão hoá sớm. Đồng thời việc ăn uống kém khoa học cũng là nguyên nhân khiến xương khớp ngày càng bị phá huỷ mục rộng hơn.

Trong điều trị và phòng tránh bệnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi những loại thuốc điều trị hay giảm đau thường chỉ được chỉ định trong một thời gian ngắn bởi nó có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ toàn diện. Trong khi đó thực phẩm là thứ bất cứ ai cũng cần bổ sung hằng ngày và có thể đưa đến rất nhiều dưỡng chất bổ sung để giúp hệ thống xương khớp chắc khoẻ hơn.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Đảm bảo nguyên tắc ăn uống khoa học thông minh chính là cách để cải thiện và phòng tránh thoái hóa khớp hiệu quả nhất

Vì vậy nguyên tắc cần đảm bảo trong chế độ ăn cho người thoái hoá khớp chính là tăng cường bổ sung thêm canxi để xương khớp khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra còn cần bổ sung thêm một số chất như vitamin D, Vitamin C hay các Collagen để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và sự linh hoạt của sụn khớp.

Mặt khác, người bệnh cần phải loại bỏ các thực phẩm có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất cần thiết cùng các thực phẩm tàn phá xương khớp từ bên trong. Kèm theo đó là một chế độ ăn thật khoa học và lành mạnh để hỗ trợ giảm cân trong trường hợp cần thiết. Do đó khẩu vị của người bệnh cũng có thể bị thay đổi theo.

Bạn có thể tham khảo các chế độ ăn Eat Clean thay thế gạo thường bằng gạo lứt, tăng cường rau xanh, hạn chế gia vị rất phù hợp cho những người bị thoái hoá khớp và người cần giảm cân.

Thực tế tạo lập các chế độ ăn cho người thoái hóa khớp không hề khó, tuy nhiên cần có sự kiên trì của người bệnh vì cần phải chú ý rất nhiều vấn đề. Thực hiện kiên trì các chế độ dinh dưỡng  lành mạnh này kết hợp với lối sống khoa học chính là các điều điều trị và phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả nhất.

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh người có sức khoẻ tốt thì mới có thể tiếp nhận được các phương pháp điều trị y khoa dù là dùng thuốc, vật lý trị liệu hay can thiệp ngoại khoa. Do đó mục đích của việc thay đổi chế độ ăn cho người thoái hóa khớp không chỉ để hỗ trợ quá trình phục hồi của xương mà còn để tăng cường sức khoẻ, từ đó có thể kiểm soát và điều trị bệnh nhanh chóng nhất.

Người bị thoái hoá khớp nên ăn gì?

Người bị thoái hoá khớp nên tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp và hỗ trợ giảm đau, tăng cường sự linh hoạt của sụn khớp đáng kể.

Sữa giúp tăng cường canxi và dưỡng chất

Sữa là nguồn dưỡng chất được khuyến khích dùng hằng ngày cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh về xương khớp như thoái hoá khớp. Các loại sữa không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn có rất nhiều dưỡng chất khác cần thiết như protein, vitamin D,….để phục hồi sức khoẻ hiệu quả.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Trong sữa có rất nhiều canxi và các dưỡng chất cần thiết cho những người bị thoái hóa khớp

Ưu điểm của thực phẩm này chính là cực kỳ dễ hấp thụ. Khi người bệnh gặp những cơn đau nhức tại xương khớp thường không muốn ăn uống gì, do đó uống sữa sẽ bổ sung phần nào lượng dưỡng chất mỗi ngày để cơ thể có thêm năng lượng hoạt động và điều trị bệnh tốt hơn. Canxi và các khoáng chất khác trong sữa cũng giúp cho xương chắc khoẻ và nhanh phục hồi hơn.

Tham khảo một số loại sữa tốt cho người bệnh thoái hoá khớp như sữa bò, sữa dê, các loại sữa hạt dành cho những người bị dị ứng đạm bò.. Với các trường hợp thoái hoá nặng nên sử dụng các loại sữa công thức để cơ thể được hấp thụ các thành phần dưỡng chất tối ưu hơn.

Thực phẩm giàu canxi

Như đã nói phái trên, canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành hệ thống xương khớp. Thiếu chất này chính là nguyên nhân khiến xương ngày càng hư hao và dễ bào mòn. Mặc dù việc bổ sung canxi qua thực phẩm thường hấp thụ chậm hơn các loại thuốc hay sữa, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tăng cường bổ sung hoạt chất này để mau chóng cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Một số thực phẩm giàu canxi như

  • Phô mai, sữa chua: đây là chế phẩm từ sữa bò nên hàm lượng canxi cũng vô cùng cao. Trung bình 28g phô mai có thể đáp ứng đến 20% nhu cầu canxi hằng ngày còn trong 100g sữa chua cũng chứa đến 110mg canxi. Tuy nhiên với những người đang trong chế độ cần giảm cân thì nên hạn chế thực phẩm này hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm đã được tách béo.
  • Cua đồng: Trong 100g thịt cua đồng có chứa đến 5048 mg canxi, lượng canxi lớn vô cùng cần thiết cho những người bị thoái hoá khớp gối.
  • Ốc: Hàm lượng canxi trong ốc cực kỳ cao có thể đáp ứng từ 50- 100% nhu cầu canxi cần thiết của mỗi người.
  • Rong biển: Trong 100g rong biển cũng có thể đáp ứng 16% nhu cầu canxi hằng ngày.
  • Các loại đậu: đậu nành, đậu rồng đều là những loại hạt có chứa hàm lượng canxi cực kỳ cao, thậm chí có thể tương đương sữa bò.

Như vậy có thể thấy các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao thường nghiêng về nhóm thực vật hải thuỷ sản nhiều hơn. Cũng có nghĩ việc bổ sung nhiều thịt chưa chắc đã đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của những người bị thoái hoá khớp. Để tìm hiểu nhiều hơn về các thực phẩm giàu canxi bạn có thể tham khảo thêm với các chuyên gia dinh dưỡng.

Các loại rau có màu xanh

Không chỉ với những người bị thoái hoá khớp mà bất cứ cũng đều được khuyến khích bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng bằng ngày. trong thực phẩm  này không chỉ chứa hàm lượng chất xơ cao tốt cho hệ tiêu hoá mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết khác giúp phục hồi chức năng của hệ thống xương khớp.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Rau xanh không chỉ là thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa mà còn cung cấp rất nhiều canxi và các khoáng chất cần thiết đến cho xương

Cụ thể như một số loại rau xanh được đánh giá cực kỳ tốt cho hệ thống sụn khớp như sau

  • Rau có màu xanh đậm: như diếp cá, tỏi tây, cải xoăn… thường các loại rau này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, magie, canxi vô cùng dồi dào để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng thoái hoá cuat xương khớp. diếp cá, tỏi tây, cải xoăn…
  • Rau bina: không chỉ có các canxi cao, ngoài ra nó còn có flavonoid có khả năng chống viêm, Osteocalcin giúp duy trì canxi ở mức ổn định cho xương khớp. Loại rau này cũng có hàm lượng protein cao để tăng cường sức khoẻ cho người bệnh đáng kể.
  • Bông cải xanh: trong thực phẩm nào có chứa Sulforaphane – chất có khả năng đẩy lùi quá trình thoái hoá sụn khớp, giảm sưng viêm nên giảm đau nhức rất hiệu quả.
  • Cải xoăn: Trong mỗi khẩu phần cải xoăn cung cấp đến 14% nhu cầu canxi cần thiết hằng ngày.

Bên cạnh dùng để chế biến món ăn, bạn còn có thể kết hợp rau xanh với một số loại trái cây để làm nước ép hay sinh tố cũng vô cùng tốt.

Cà rốt chứa nhiều beta carotene

Beta carotene là một chất chống oxy hóa cực mạnh có thể  giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn thương tại khớp đồng thời giúp giảm đau và phòng tránh sưng viêm tại sụn khớp hiệu quả. Ngoài ra hàm lượng canxi trong cà rốt cũng được đánh giá khá cao, khoảng 48 mg canxi trong 100g cà rốt. Nhờ đó hỗ trợ khả năng phục hồi tại các hệ thống xương khớp bị tổn thương đáng kể.

Ngoài ra do lượng calo có trong cà rốt rất nhỏ, chỉ khoảng 25 calo vì vậy cực kỳ phù hợp cho những người bị thoái hoá khớp gối đang phải kiểm soát cân nặng. Dùng thực phẩm này để nấu ăn hay làm nước ép đều vô cùng ngon miệng và hấp dẫn.

Các thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C bên cạnh tác dụng làm tăng sức đề kháng thì còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sụn. Thiếu chất này chính là nguyên nhân khiến sụn yếu, dễ bị bào mòn, hư tổn và thoái hoá. Vitamin C cũng được coi là là chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp chống viêm, ngăn chặn tình trạng sưng khớp đáng kể.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như:

  • Ổi: trong 100g ổi có đến 228,3 mg vitamin C cần thiết, cao hơn cả các loại trái cây như cam, quýt
  • Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi: trong 100g các loại trái cây có chứa khoảng 60mg vitamin C
  • Dưa lưới: có chứa 40mg vitamin C trong 100g.

Bên cạnh đó sử dụng các loại trái cây này cũng giúp ích rất nhiều để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bị các yếu tố khác xâm nhập trong quá trình đang điều trị bệnh.

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là chất béo không thể thiếu trong chế độ ăn cho người thoái hóa bởi nó đem lại rất nhiều tác dụng đặc biệt. Nó không chỉ kích thích quá trình tái tạo lại các tổn thương của sụn khớp mà còn giúp ức chế các cytokine và enzyme – chất gây tổn thương sụn khớp, đồng thời ngăn chặn tình trạng sưng viêm diễn ra tại đây.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Thực phẩm giàu omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và phục hồi các tổn thương ở sụn khớp cho người bệnh

Tuy được đánh giá là chất béo nhưng hầu như Omega 3 không gây ra tác dụng tăng cân nên rất tốt cho những người bị thoái hoá khớp phải kiểm soát trọng lượng. Thường nhóm chất này thường có trong các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm… Tuy nhiên nên chú ý sử dụng loại cá sống, không dùng cá đóng hộp hay cá dạng khô vì thường được tẩm ướp nhiều muối không tốt cho xương.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là chất vừa tham gia vào quá trình phục hồi các tổn hương tại mô sụn nhưng cũng đồng thời hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn. Thiếu chất này khiến cơ thể hấp thụ được rất ít lượng canxi cần thiết khiến việc điều trị bị chậm chạp không như mong muốn. Do đó cần đặc biệt chú ý bổ sung vitamin D song song với canxi trong chế độ ăn cho người thoái hóa khớp.

Các thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao như trứng, cá tuyết, cá mòi, tôm cua… Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm canxi qua việc tắm nắng hằng ngày. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là từ 7-9h sáng và 4-5 h chiều.

Nước hầm xương

Trong quá trình ninh, các dưỡng chất có trong xương động vật cũng sẽ tiết ra hết khiến nước hầm này rất giàu dinh dưỡng. Các nghiên cứu còn cho thất trong nước này có chứa nhiều chondroitin và glucosamine giúp cấu thành sụn khớp, ngoài ra hàm lượng collagen cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp cũng rất dồi dào.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Các món canh xương hầm không chỉ thơm ngon mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho hệ thống xương khớp

Người bệnh nên dùng các nước hầm từ sụn sườn bò, xương sườn lợn hay các loại xương ống… Có thể bổ sung thêm một số loại củ quả như cà rốt, củ cải trắng để tăng cường thêm dưỡng chất. Nhớ chú ý hạn chế nêm nếm quá nhiều.

Các loại gia vị

Các loại gia trị không chỉ giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn góp phần hỗ trợ điều trị các chứng thoái hoá khớp cực kỳ hiệu quả. Các thực phẩm này sẽ giúp làm giảm cơn đau, tê cứng khớp đồng thời giảm sưng viêm ở khớp gối. Cụ thể:

  • Tỏi: trong loại gia vị quen thuộc này có chứa diallyl disulfide có khả năng chống lại các enzyme phá hoại sụn khớp. Các chất chống viêm trong tỏi cũng khá cao nên có thể làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu.
  • Gừng: sử dụng gừng không chỉ làm giảm sưng viêm mà còn có thể giảm đau nhanh chóng thông qua các cách đơn giản như uống trà gừng.
  • Hạt tiêu, ớt lá lốt: có tác dụng giảm đau khớp, chống viêm, tiêu sưng tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều.

Một số thực phẩm khác

Các thực phẩm cũng được đánh giá cực kỳ tốt nên bổ sung thêm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để những người bị thoái hoá khớp có thể khắc phục bệnh tốt hơn bao gồm

  • Các loại ngũ cốc, hạt nguyên chất chưa qua tẩm ướp
  • Sử dụng các loại chất béo lành mạnh thay cho dầu mỡ hằng ngày như dầu ô liu, bơ thực vật, dầu dừa, các loại hạt
  • Thực phẩm nhiều Bioflavonoid như hành tây, việt quất, dâu tây, .. sẽ đem đến tác dụng tương đương kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Người bị thoái hoá khớp nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung còn có rất nhiều thực phẩm khác sẽ làm cản trọ khả năng hấp thụ chất của cơ thể đồng thời phá huỷ các sụn khớp. Điều này khiến cho việc điều trị ngày càng không có hiệu quả thậm chí còn có thể trầm trọng hơn, người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau nhức làm sức khoẻ suy giảm nhanh chóng.

Các thực phẩm mà người bệnh nên tránh xa trong khi điều trị thoái hoá khớp bao gồm

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê dù được đánh giá là rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên lại không phù hợp với những người đang điều trị bệnh thoái hoá khớp. Do trong các thực phẩm này có quá nhiều protein và cholesterol trên sẽ làm sưng viêm trầm trọng hơn tại các sụn khớp. Từ đó các cơn đau nhức cũng trở nên nặng nề hơn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.ư

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Nhóm thiitj đỏ dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại không thực sư phù với chế độ ăn cho người thoái hóa khớp hiện tại

Bên cạnh đó với những người điều trị thoái hoá khớp bằng cách phương pháp can thiệp ngoại khoa nếu dùng các loại thịt đỏ ngay sau đó sẽ khiến cho các tổn thương tại đây bị thành sẹo xấu xí. Vì vậy tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm này mag nên thay thế bằng các loại thịt trắng khác như thịt gà, thịt vịt hoặc các. protein từ thực vật.

Đường, carbohydrate

Nhiều người thường có thói quen nêm thêm đường vào các món ăn hằng ngày hoặc thường xuyên uống các loiaj nước ngọt có ga, tuy nhiên điều này sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm khớp trầm trọng hơn. Đây cũng chính là các nguyên nhân phá hủy sụn khớp tiềm ẩn mà không nhiều người hay biết.

Lượng đường này cũng sẽ gây tăng cân, tăng mỡ khiến cho tăng các áp lực lên sụn gối nhiều hơn. Từ đó các triệu chứng bệnh cũng nặng hơn khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì thế, người bệnh đang điều trị thoái hoá khớp gối hoặc đang trong giai đoạn phòng bệnh cần hạn chế các loại đồ uống có ga, trà sữa hay các món ăn chứa lượng đường lớn như bánh quy, bánh ngọt. Nếu cần dùng đường bạn nên thay thế bằng các loại đường giảm cân hay mật ong để hạn chế các tác động xấu đến hệ thống xương khớp.

Thực phẩm chiên

Các món ăn chiên xào không chỉ gây tăng chân nhanh chóng, gây mỡ xấu mà còn khiến cho các triệu chứng đau sụn khớp nguy hiểm hơn. Do các thực phẩm này có chứa nhiều chất béo bão hoà nên sẽ làm tăng cholesterol và gây ra các phản ứng xấu trong xương. Sử dụng các thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng sưng, viêm, thoái hóa khớp ngày một gia tăng.

Các thực phẩm mà người bệnh cần tuyệt đối tránh xa như các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, cá viên chiên, xúc xích chiên, khoai tây chiên..

Các món ăn vặt

Ăn vặt là thói quen của rất nhiều người, tuy nhiên thực chất thói quen này không hề tốt chút nào. Các loại đồ ăn vặt như snack, bim bim, bánh quy đều được sản xuất với rất nhiều các chất bảo quản bên trong. Đồng thời các sản phẩm cũng được tẩm rất nhiều đường hoặc muối đều không tốt cho hệ thống của xương khớp.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Trong các món ăn vặt thường chứa lượng đường hoặc muối rất cao sẽ làm phá hủy hệ thống xương khớp trầm trọng hơn

Nếu muốn ăn vặt bạn nên thay thế bằng các loại hạt , trái cây hay sữa chua sẽ tốt hơn của những người bị thoái hoá khớp.

Thực phẩm quá mặn

Muối là chất cần thiết cho bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Ăn mặn thường xuyên sẽ làm phá huỷ hệ thống xương khớp nhanh chóng. Đồng thời việc ăn mặn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh thận, gan hay có thể liên quan đến cả hệ thống tiêu hoá.

Do đó với chế độ ăn cho người bị thoái hoá nên hạn chế ăn bên ngoài mà nên tự nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng gia vị nêm nếm phù hợp nhất. ngoài ra cung cần hạn chế ăn các món ăn vặt, đồ khô, đồ ăn bán sẵn đóng gói bởi cũng các thực phẩm này thường chứa lượng muối rất cao để bảo quản thực phẩm lâu hơn.

Dầu ngô, dầu cọ

Không hẳn tất cả các loại dầu thực vật đều là tốt. Điển hình như các loại dầu ngô dầu cọ thường có chứa axit béo omega-6 rất cao sẽ làm cho tình trạng sưng viêm tại sụn khớp thêm nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh không nên sử dụng các loại dầu này trong bữa ăn hằng ngày.

Bột mì trắng

Bột mì trắng có trong rất nhiều các thực phẩm hằng ngay như bánh mì, cá viên, hotdog, mì tôm… Tuy nhiên các dạng bột mì tinh chế này lại có thể gây ra các phản ứng viêm bên trong sụn khớp, nhất là với những người thoái hoá khớp thì tình trạng này càng trầm trọng hơn.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Các món ăn được làm từ bột mì tinh luyện có thể khiến cơn đau nhức xương nặng nề hơn

Rượu, thuốc lá và các chất kích thích

Các sản phẩm trên đây đều không hề tốt cho sự hoạt động của các cơ quan nội tạng và có thể gây ra rất nhiều tác động xấu đến hệ thống xương khớp. Sử dụng các chất này sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng, biểu hiện bằng tình trạng sưng viêm và đau nhức nặng nề tại các sụn khớp bị tổn thương.

Một số chú ý trong cho chế độ ăn cho người thoái hóa khớp

Có thể nói rằng chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc rút ngắn thời gian điều trị và phòng tránh bệnh tái phát. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng ổn định, người bệnh nên tham khảo thêm với các bác sĩ điều trị hay các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất tốt nhất cho sức khoẻ.

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp
Tự nấu ăn tại nhà sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát được các gia vị và dinh dưỡng cần thiết cho chế độ ăn uống hằng ngày

Tốt nhất người bệnh nên ưu tiên việc ăn uống tại nhà để có thể đảm bảo kiểm soát lượng đường, muối và gia giảm các chất phù hợp. Đặc biệt với những người cần phải giảm cân thì việc tự nấu ăn sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn.

Do chế độ ăn uống cần thay đổi khá nhiều đặc biệt về khẩu vị nên trong thời gian đầu người bệnh có thể cảm thấy không quen, nhất là với những người cần đổi thói quen từ ăn mặn thành ăn nhạt hơn. Tuy nhiên nếu thực sự kiên trì áp dụng được các chế độ dưỡng chất này lâu dài sẽ không chỉ giúp điều trị thoái hoá khớp mà còn tăng cường sức khoẻ lâu dài vô cùng tốt đồng thời hạn chế được rất nhiều bệnh lý khác.

Tuy nhiên cần chú ý răng, chỉ bổ dưỡng chất qua thực phẩm chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh ở một mức độ nào đó chứ không thể hoàn toàn điều trị bệnh được. Do đó người bệnh còn cần kết hợp thêm bổ sung canxi và khoáng chất qua các dạng thực phẩm chức năng để cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Đừng quên tập các bài tập phù hợp với sức khoẻ để nhanh chóng phục hồi khả năng vận động.

Với những chia sẻ trên đây về chế độ ăn cho người thoái hóa khớp, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy đến khám bệnh sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu để điều trị đơn giản nhanh chóng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Cùng chuyên mục

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng lượng dịch...

thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh...

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương....

Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Mòn sụn khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, dẫn đến hiện tượng khớp đau nhức và giảm khả năng vận động. Đây là dấu hiệu ban...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn