Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Có đáng lo?

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là loại chàm rất thường gặp, tình trạng này thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bé. Nhưng sẽ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, khiến bé trở nên tự ti. Hầu hết các trường hợp bị vết chàm xanh sẽ tự khỏi khi trưởng thành.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Có đáng lo?
Hầu hết các trường hợp bị vết chàm xanh sẽ tự khỏi khi trưởng thành

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là gì?

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bớt Mông Cổ hoặc bớt Ota. Màu sắc của vết chàm thường có màu xanh đậm, một số trường hợp chuyển sang màu xám nhạt. Kích thước của chúng thường đa dạng xuất hiện trên cơ thể của trẻ, kích thước vết chàm xanh thường có đường kính vài centimet, không có ranh giới rõ ràng và phẳng với bề mặt da của bé.

Vết chàm xanh thường xuất hiện trên da bé ngay khi chào đời, tình trạng này khá phổ biến đối với nhóm trẻ sơ sinh ở Châu Á, Châu Phi, khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông. Theo các thống kê có đến ¾ trẻ sơ sinh ở những khu vực này có vết chàm xanh ngay từ lúc sinh ra. Tuy nhiên, hiện tượng này lại hiếm gặp ở những trẻ sơ sinh Châu Âu.

Ngoài ra, vết bớt xanh này thường xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn bé gái, mặc dù tỷ lệ chênh lệch này không quá cao. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải được nguyên do dẫn đến sự chênh lệch này.

Nguyên nhân dẫn đến vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh

Vết chàm xanh không phải Mụ Bà đánh hay mẹ bầu thừa sắt

Nhiều người thường tin rằng vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là do Mụ Bà đánh vì bé nghịch ngợm. Tuy nhiên, sự lý giải này vẫn lưu truyền trong Dân gian và không có căn cứ khoa học thuyết phục nên không thể lý giải tình trạng này ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, một số người lại cho rằng vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là do trong thời kỳ mang thai mẹ bầu dung nạp thừa lượng sắt. Lượng khoáng chất không được hấp thụ hết được, dư thừa nên tích tụ trên da của bé.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, chuyên gia đã bác bỏ giả thuyết này. Tình trạng dư thừa lượng sắt không thể hình thành vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân dẫn đến vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là do các tế bào sắc tố tăng sinh quá mức

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh do tăng sinh tế bào sắc tố da

Theo các nhà khoa học, vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh có liên quan đến Melanocytes. Đây là các tế bào sắc tố nằm ở lớp biểu bì của da. Trong quá trình phát triển của thai nhi, các tế này chuyển từ trung tâm hệ thần kinh xuống lớp biểu bì. Và có xu hướng biến mất sau khi thai nhi được 20 tuần tuổi.

Tuy nhiên, trường hợp những tế bào sắc tố này không di chuyển lên tầng trên cùng của da và không biến mất thì sẽ dẫn đến hình thành vết chàm xanh.

Bên cạnh đó, khi các tế bào sắc tố tập trung quá nhiều ở lớp hạ bì, chúng sẽ tạo thành vết chàm xanh ngay khi bé chào đời. Nói một cách khác, hiện tượng vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là do các tế bào sắc tố tăng sinh quá mức.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bé và cũng không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ ở trẻ. Điều quan trọng là ba mẹ cần chắc chắn rằng đây có phải là bớt Ota hay không.

Vì có một số loại chàm hoàn toàn lành tính nhưng có một số loại chàm gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi trên da của trẻ sơ sinh xuất hiện vết bớt, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra xem vết bớt là vô hại hay nguy hiểm và có các biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bé, bạn cũng nên chú ý đến vết bớt xanh, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường về màu sắc hay kích thước. Lúc này bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp vết bớt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như u máu hang (gây chảy máu âm ỉ hay hay dữ dội), bớt rượu rang đỏ, bớt cà phê sữa.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh là thể chàm lành tính trong tất các các trường hợp của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Vết chàm xanh không gây ra các biến chứng nguy hiểm cũng không cần can thiệp y khoa. Hiện tượng này sẽ dần biến mất khi trẻ trưởng thành. Theo thống kê,có khoảng 70% các trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm xanh đều tự khỏi.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Theo thống kê,có khoảng 70% các trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm xanh đều tự khỏi

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm xanh cần phải điều trị kịp thời. Đó là khi nhìn thấy vết chàm có xu hướng tăng kích thích trong thời gian ngắn, màu sắc chuyển sang đậm hơn, vùng da bị chàm có dấu hiệu rỉ dịch và viêm da. Đa phần các trường hợp này không phải là chàm xanh mà có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Trên thực ít rất xảy ra trường hợp này.

Cách xử lý vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu vết chàm có kích thước lớn và xuất hiện trên mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, khiến bé mất tự tin về ngoại hình của mình.

Đối với các trường hợp này, ba mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện phương pháp xóa vết chàm xanh bằng tia laser. Các liệu pháp can thiệp ngoại khoa này hiện có rất nhiều địa chỉ thực hiện, tuy nhiên bạn nên lựa chọn bệnh viện lớn, uy tín để tránh các rủi ro cũng như đảm bảo hiệu quả mà phương pháp mang lại.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên lưu ý vì có nhiều biện pháp điều trị chàm xanh ở trẻ sơ sinh bằng tôm hay các nguyên liệu tự nhiên. Các chuyên gia không khuyến khích áp dụng các biện pháp này vì không có cơ sở khoa học, hiệu quả của nó cũng gây ra nhiều tranh luận.

Làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng, vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện các liệu pháp này cho trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kỳ mẹo điều trị nào tại nhà để tránh tình trạng kích ứng da bé, dẫn đến vết chàm xanh bị viêm nhiễm.

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, và có xu hướng biến mất hoàn toàn khi trẻ trưởng thành mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám để xem có phải vết chàm xanh hoặc là biểu hiện các bệnh lý nghiêm trọng. Từ đó sẽ có các biện pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là bệnh da liễu ít phổ biến. Các triệu chứng của bệnh khởi phát chủ yếu do sự xâm nhập và phát triển của virus...

Bệnh chàm nước – Triệu chứng và các biện pháp điều trị

Bệnh chàm nước là một trường hợp của bệnh chàm eczema với đặc trưng là nổi mụn nước và ngứa ngáy. Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm...

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem Dexeryl ngoài công dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa thì còn có tác dụng dưỡng da và cải thiện triệu chứng một số bệnh ngoài da thường gặp....

Chàm da đầu - Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm

Chàm da đầu – Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm

Chàm da đầu là bệnh da liễu mãn tính, các triệu chứng của bệnh gây đỏ da, tiết dầu và bong tróc vảy trên bề mặt da. Bệnh lý này...

Chàm thể tạng là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng (Atopic eczema) là một dạng viêm da mãn tính có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh chỉ gây thương tổn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn