Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 12 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch. Do đó, ba mẹ cần có các biện pháp điều trị và chăm sóc da an toàn để cải thiện tình trạng bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh.

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn
Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Biểu hiện chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Chàm tai là một trường hợp của bệnh chàm Eczema, bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Các tổn thương thường tập trung ở ống tai, vành tai hoặc phần da ở xung quanh tai. Tương tự với bệnh chàm, thể chàm tai cũng được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.

Khi trẻ sơ sinh mắc phải bệnh chàm vành tai thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Ngứa ngáy nhiều ở vành tai, khiến bé khó chịu, thường xuyên cào, kéo vành tai.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ có hiện tượng phát ban, nổi sần nếu ở giai đoạn nhẹ.
  • Từ những nốt sần ban đầu sẽ hình thành các mụn nước, các mụn nước này sẽ vỡ ra và tiết dịch.
  • Dịch tiết có thể lây lan sang các vùng da lân cận, khiến bé đau rát, quấy khóc.
  • Dịch tiết khi khô sẽ đóng vảy tiết và có xu hướng bong tróc.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Y học hiện nay vẫn chưa xác định được căn nguyên gây ra các thể chàm, bao gồm chàm vành tai ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh chỉ khởi phát ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, hoặc do ba mẹ từng bị bệnh chàm tai nên tỉ lệ con mắc phải bệnh này sẽ cao hơn.

Ngoài ra, một số tác động từ bên ngoài môi trường cũng có nguy cơ gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm tai ở trẻ và các bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Nếu mẹ dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dị ứng cao thì khi cho bé bú sẽ dễ gây ra tình trạng dị ứng ở bé

Dưới đây là một số yếu tố có nguy có gây bùng phát bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh:

Môi trường thay đổi: Môi trường bên ngoài và khi ở bên trong cơ thể người mẹ sẽ khác biệt. Do đó, sau khi được sinh ra một số trẻ sơ sinh sẽ không thích ứng được với môi trường bên ngoài, da dễ bị kích ứng và gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm.

Thời tiết khắc nghiệt: Sự thay đổi nóng lạnh thất thường của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng: Đối với các bé đang dùng sữa mẹ sẽ phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó, nếu người mẹ dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dị ứng cao thì khi cho bé bú sẽ dễ gây ra tình trạng dị ứng ở bé.

Đồng thời xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm vành tai và các bệnh ngoài da khác. Chính vì thế, nên mẹ cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh để giúp bé phát triển tốt hơn.

Các yếu tố khác: Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức cũng có nguy cơ gây ra bệnh chàm vành tai. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn sữa công thức phù hợp với trẻ.

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Các triệu chứng của bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, thường xuyên quấy khóc, ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, bú kém. Tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?
Các triệu chứng của bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé

Bệnh chàm nói chung và chàm vành tai nói riêng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo thời gian các vùng da tổn thương do chàm sẽ có xu hướng tự khô lại và bong tróc, các tế bào mới sẽ được sản sinh, khu vực da bị chàm cũng không để lại sẹo thâm.

Tuy nhiên, một số trường hợp chăm sóc da không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Khi nhận thấy các biểu hiện chàm vành tai trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các rủi ro đáng tiếc.

Điều trị chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Khi nghi ngờ bé bị chàm vành tai, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để:

  • Xác định các dấu hiệu trên vùng da tổn thương có phải bệnh chàm không.
  • Biết được nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng để áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời tránh xa dị nguyên gây bệnh.
  • Xác định được mức độ các triệu chứng do chàm gây ra.
  • Tùy vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cũng như cách chăm sóc da cho trẻ hợp lý.

Dùng thuốc Tây điều trị

Thông thường, để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây, bao gồm:

Thuốc giảm ngứa và chống dị ứng: Phenergan, Chlorpheniramine, Theralene,…Các loại thuốc này được bào chế ở dạng thuốc bôi và thuốc uống. Tùy vào tình trạng bệnh và tháng tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Thuốc bôi tại chỗ có chứa Corticosteroid: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc mỡ chứa Corticosteroid như Cidermex, Flucinar cho các trường hợp vùng da bị chàm khô. Luu ý, không bôi thuốc trên diện rộng vì có thể gây ra các dụng phụ.

Dùng thuốc Tây điều trị
Để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây

Thuốc tím (methylen 2% hoặc methyl): Thuốc có công dụng như thuốc mỡ, được chỉ định với các trường hợp vùng da bị chàm khô.

Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các loại thuốc kháng sinh nếu trường hợp bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Phần lớn, các loại thuốc kháng sinh đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc làm mềm da: Thuốc tetracycline (thuốc bôi tại chỗ cho trường hợp nhiễm trùng da), vaseline (dùng cho y học) và thuốc mỡ aureomycin,…

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bổ sung vitamin C và canxi để giảm hiện tượng tiết dịch và giảm ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương do chàm.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ cần có các biện pháp chăm sóc da cho bé phù hợp, tránh các triệu chứng của chàm vành tai trở nên nghiêm trọng gây nhiễm trùng.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ bị chàm vành tai:

Vệ sinh da tai cho trẻ đúng cách

Khi vùng da bị tổn thương của bé xuất hiện các mụn nước và tiết dịch, bạn nên tránh dùng nước thường hay nước ấm để vệ sinh cho bé. Vì có thể gây kích ứng vết thương và làm lây lan sang các khu vực da lân cận.

Ba mẹ có thể sử dụng các loại nước rửa chuyên dụng hoặc oxy già 3%, để làm sạch da cho bé, đồng thời hỗ trợ các vết thương khô lại. Sau khi vệ sinh da bé, bạn tiến hành bôi thuốc mỡ trị chàm cho bé.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân và mang bao tay cho trẻ để bảo vệ vùng da tai

Chăm sóc da vùng tai

Các triệu chứng của chàm vành tai sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, hay kéo, gãi tai khiến vùng da này bị trầy xước có thể dẫn đến viêm nhiễm. Do đó, bạn nên thường xuyên cắt móng tay, móng chân và mang bao tay cho trẻ để bảo vệ vùng da tai. Lưu ý chọn bao tay có chất liệu vải thấm hút tốt, không hầm bí da.

Chườm ấm để giảm tình trạng ngứa ngáy

Khi trẻ bị ngứa ngáy dữ dội ở vùng tai do chàm gây ra, ba mẹ có thể áp dụng chườm ấm để cải thiện cơn ngứa tạm thời cho bé. Dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô rồi chườm lên vành tai của bé.

Tránh để khăn quá nóng vì có thể gây bỏng da bé. Đây chỉ là biện pháp cải thiện tình trạng ngứa ngáy tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh lý.

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm vành tai

Các thể chàm, bao gồm chàm tai thường các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái lại nhiều lần. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị và chăm sóc da đúng cách, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh chàm vành tai ở trẻ bùng phát nhiều lần.

Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm vành tai:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên có nguy cơ kích ứng cao như: Bột giặt có chất tẩy rửa cao, xà phòng, lông động vật, phấn hoa, côn trùng có nọc độc, khói thuốc lá,…
  • Không tiêm vắc xin khi bé đang bị bệnh chàm. Ba mẹ nên thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh lý của bé.
Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm vành tai
Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm vành tai
  • Trường hợp trẻ đang dùng sữa mẹ: Người mẹ cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết giúp trẻ phục hồi bệnh tốt hơn, tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Trường hợp trẻ bị chàm vành tai đang dùng sữa công thức, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại sữa đang dùng có phù hợp với trẻ không. Từ đó, lựa chọn sữa công thức phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ nhất.
  • Nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn để sử dụng các sản phẩm phù hợp với bé, tránh gây kích ứng da và bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm và chàm vành tai.

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Khi đến độ tuổi dậy thì các triệu chứng của bệnh sẽ dần cải thiện và biến mất. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da và điều trị đúng cách có thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Do đó, khi có các biểu hiện, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Công dụng lá ổi trong chữa bệnh chàm

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Chữa bệnh chàm bằng lá ổi là mẹo dân gian đơn giản, an toàn, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ...

Chàm sữa là bệnh thường gặp, có đến 20% trẻ sinh ra mắc phải bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa: Biểu hiện, cách chăm sóc và điều trị

Chàm sữa hay lác sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, có đến 20% trẻ em sinh ra bị chàm sữa với đặc trưng là các mảng da...

Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mang lại hiệu quả

Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mang lại hiệu quả

10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng muối trắng, nghệ vàng, trà xanh, trầu không, lá khế, lá ổi, dưa leo, dầu dừa... tiết kiệm và đơn giản...

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trường hợp phổ biến của bệnh chàm, các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở nam giới có độ tuổi trung niên. Bệnh kéo...

Cách chữa chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là một trong các mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Vậy dùng lá...

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện tượng nổi mụn nước ở môi gây ra các triệu chứng đau rát, sưng môi khó chịu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn