Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách tại nhà

Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 150 triệu trẻ em tại các nước đang phát triển mắc bệnh viêm phổi, trong đó có 11 triệu bé phải nhập viện. Hiện nay, tuy ngành y học hiện đại đã phát triển vượt bậc nhưng bệnh viêm phổi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em dưới 5 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách tại nhà. 

Đôi nét về bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp, thường xảy ra với mọi độ tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vấn đề này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nặng nề, thậm chí tử vong.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách tại nhà
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phức tạp, thường xảy ra với mọi độ tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em được phân thành 2 loại:

  • Viêm phổi thùy là tình trạng viêm nhiễm tại nhu mô của phổi, túi phế nang, ống phế nang và phế quản tận cùng. Bệnh lý này dễ xuất hiện ở trẻ em có sức đề kháng yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em có tiền sử bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thông thường, tỷ lệ mắc các vấn đề nhiễm khuẩn đường hô hấp đạt mức cao nhất vào mùa đông – xuân. Đặc biệt, bệnh viêm phổi thùy có thể dễ dàng bùng phát mạnh mẽ thành dịch tại trường học, nhà trẻ, khu chung cư.
  • Viêm phổi phế quản (viêm phế quản phổi) là tình trạng nhiễm trùng cấp ở phế quản, phế nang phổi cùng các mô kẽ. Bệnh lý này diễn tiến nhanh chóng với nhiều biến chứng khó lường. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm, viêm phổi phế quản có thể dẫn đến tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi nói chung và trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi nói riêng rất dễ bị bệnh này.

Số liệu từ những thống kê gần đây cho thấy, hàng năm, bệnh viêm phổi có thể giết chết khoảng 2 triệu trẻ em (nhiều hơn tổng số ca tử vong vì ba căn bệnh AIDS, sởi và sốt rét cộng lại). Các nhà khoa học ước tính rằng, mỗi ngày, trên toàn thế giới có đến 4300 trẻ em tử vong vì bệnh viêm phổi. 

Điều này có nghĩa là cứ 20 giây trôi qua thì lại có 1 bé tử vong bởi hiểm họa này. Hàng năm, nước ta có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ em mắc bệnh viêm phổi và thuộc nhóm 15 quốc gia có số lượng trẻ em bị nhiễm viêm phổi nhiều nhất thế giới. Khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì bệnh lý này mỗi năm.

Nguyên nhân gây bệnh

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ em, trong đó vi khuẩn phế cầu (streptococcus pneumoniae) chính là tác nhân phổ biến nhất. Loài vi khuẩn này có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp (hắt hơi, ho khan) hoặc lan truyền khi người bệnh tiếp xúc với người lành. Nếu mắc viêm phổi phế cầu, bé sẽ bị ớn lạnh, ho nhiều, sốt cao, thở nhanh, đổ mồ hôi, đau ngực, nhức cơ, mệt mỏi… Các dấu hiệu nhận biết này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. 

Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn phế cầu (streptococcus pneumoniae) là tác nhân gây bệnh viêm phổi phổ biến nhất.

Do đó, các bậc phụ huynh thường chủ quan và chỉ mua thuốc Tây để đẩy lùi triệu chứng. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng hướng. Bên cạnh vi khuẩn phế cầu, nấm, virus, sinh vật mycoplasma… cũng có thể gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em.

Triệu chứng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, thở nhanh là dấu hiệu tiêu biểu và xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng này ngay tại nhà nếu:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi thở nhanh từ 60 nhịp/phút trở lên.
  • Trẻ 2 tháng – 1 tuổi thở nhanh từ 50 nhịp/phút trở lên.
  • Trẻ 12 tháng – dưới 5 tuổi thở nhanh từ 40 nhịp trở lên.

Thêm vào đó, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi, li bì, ngủ nhiều và liên tục
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Thở nhanh, khó thở hơn bình thường (co bóp bụng để cố gắng lấy nhiều khí oxy hơn)
  • Ho khan vào thời điểm ban đầu, sau đó ho có đờm (đờm từ màu trắng chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh)
  • Đau bụng, tức ngực
  • Môi nhợt nhạt, da xanh xao
  • Bú ít hoặc bỏ bú
  • Tiêu chảy, nôn trớ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ là:

  • Sốt
  • Ho
  • Nôn ói
  • Ớn lạnh
  • Nghẹt mũi
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi, lười vận động
  • Ăn không ngon, mất cảm giác thèm ăn
  • Môi – da nhợt nhạt, đầu móng tay xám hoặc xanh
  • Thở nhanh, thở khò khè, thở rít, thở khó khăn

Khi nào bé cần nhập viện?

Không phải mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ em đều cần nhập viện. Trên thực tế, khi mắc bệnh thể nhẹ, bé có thể được thăm khám và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu phát hiện con yêu xuất hiện một trong các biểu hiện sau đây, cha mẹ nên đưa con đi bệnh viện ngay lập tức:

  • Chán ăn/bú kém, bỏ ăn/bỏ bú
  • Co giật, ớn lạnh, ngủ li bì
  • Khò khè, đau ngực
  • Sốt cao kéo dài trong 2 – 3 ngày liên tục
  • Co lõm lồng ngực là triệu chứng viêm phổi nặng. Khi bé hít vào, ⅓ phía dưới của lồng ngực lõm xuống (lưu ý sự rút lõm của phần mềm ở xương sườn và vùng trên xương đòn không phải là hiện tượng rút lõm lồng ngực)
  • Cơ thể tím tái, làn da xanh xao, nhợt nhạt, nổi vân tím toàn thân 
Khi nào bé cần nhập viện?
Khi nào bé cần nhập viện vì bệnh viêm phổi?

Các biến chứng nguy hiểm

Viêm phổi là bệnh lý đường hô hấp phức tạp, khó lường, có thể diễn tiến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, viêm phổi ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nặng nề.

  • Nhiễm trùng huyết xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tuần hoàn rồi gây ra chứng nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng. Biến chứng này thường khó điều trị, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Tràn mủ màng phổi khiến bệnh nhi hô hấp khó khăn, tăng số lượng bạch cầu và hình thành hiện tượng kháng thuốc.
  • Viêm màng não gây rối loạn thần kinh, tổn thương não bộ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp thúc đẩy bệnh viêm phổi mạn tính phát triển, gây áp xe phổi và làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Trụy tim, tràn dịch màng tim diễn ra khi bệnh viêm phổi ở trẻ em tác động xấu đến hệ tuần hoàn, khiến bóng tim to, trụy tim, tràn dịch màng tim…

Ngoài ra, vấn đề này có thể dẫn đến chứng viêm khớp, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách tại nhà

Căn cứ vào mức độ viêm phổi, đặc điểm cơ địa cùng nguyên nhân sinh bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc Tây phù hợp nhất. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý chọn mua thuốc giảm ho, thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho con tại nhà. 

Ho là một dạng phản xạ tốt với nhiệm vụ tống xuất dịch đờm và làm thông thoáng đường thở. Vì vậy, độc giả không nên cho bé yêu dùng thuốc giảm ho khi chưa tham vấn y khoa. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng không có khả năng điều trị viêm phổi. Do đó, bạn cần thận trọng khi để bé sử dụng loại thuốc này.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách tại nhà
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, cha mẹ hãy cố gắng giúp bé thoải mái nhất có thể, đồng thời khuyến khích con yêu nghỉ ngơi nhiều hơn.

Đa số trẻ em mắc viêm phổi do vi khuẩn sẽ cảm thấy khỏe hơn sau 2 – 3 ngày kể từ lúc uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số bé vẫn còn ho và mệt mỏi suốt vài tuần sau đó. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, cha mẹ hãy cố gắng giúp bé thoải mái nhất có thể, đồng thời khuyến khích con yêu nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu được chỉ định chăm sóc bé tại nhà, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Cho con ăn uống bình thường, không cần kiêng cữ khắt khe, tăng cường bổ sung thức ăn mềm nhuyễn, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ép trẻ ăn quá nhiều. 
  • Thông mũi cho con bằng nước muối sinh lý trước khi cho con ăn.
  • Nước chanh, trà gừng, hoa hồng hấp đường và tắc hấp mật ong là các thức uống rất tốt cho trẻ bị viêm mũi. 
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.
  • Nhỏ mũi hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn (natriclorid 0,9%), súc miệng với nước muối sinh lý và sử dụng thuốc uống dạng siro.
  • Dùng paracetamol theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.
  • Gối đầu cao, hút đờm dãi, cho con mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. 
  • Tích cực chườm ấm (phụ huynh cần nhúng cùi chỏ vào nước ấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp).
  • Chủ động tái khám đúng hẹn. 
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm ho, kháng sinh… vì những loại thuốc này có thể gây lu mờ triệu chứng và gây cản trở công tác chẩn đoán – điều trị. 
  • Vệ sinh mũi của trẻ bằng khăn giấy và vứt đi ngay lập tức sau mỗi lần sử dụng. Nếu dùng khăn xô, hãy đảm bảo chiếc khăn luôn sạch sẽ, thơm tho, tránh ẩm ướt và nhiễm khuẩn.
  • Tự giác dọn dẹp nhà cửa, giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, chùi rửa đồ chơi của con cẩn thận, kỹ lưỡng.
  • Thường xuyên vỗ lưng trẻ. Hành động này giúp bé dễ ho ra đờm, đồng thời kích thích quá trình tuần hoàn máu ở phổi. Phụ huynh nên vỗ lưng bé trước mỗi bữa ăn hoặc sớm nhất 1 tiếng đồng hồ sau bữa ăn (nhằm hạn chế tình trạng nôn ói). Cách tiến hành: Bạn gập bàn tay ở chỗ cổ tay, sau đó khum bàn tay lại, giữ ngón tay cái ép vào ngón trỏ, vỗ nhẹ từ bên trái sang bên phải khoảng 3 – 5 phút/bên, tuyệt đối không vỗ vào vùng xương ức, xương sống và dạ dày.
  • Khi con có dấu hiệu suy thở, li bì, co giật, tím tái, mất nước, sốt cao kéo dài… hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, hướng dẫn bé ho đúng cách cũng là bí quyết chăm sóc trẻ bị viêm phổi vô cùng hiệu nghiệm. Điều này có thể làm thông thoáng đường thở và tống khứ chất dịch từ phổi. Đối với bé nhỏ, người điều dưỡng sẽ sử dụng máy hút để loại bỏ đờm dãi của con. Đối với trẻ lớn, cha mẹ yêu cầu con ho sau khi được vỗ lưng. Nếu bé chưa ngừng ho thì bạn chưa thể vỗ tiếp. 

  • Trẻ ngồi thẳng, đầu hơi hướng về phía trước
  • Hít vào 
  • Mở miệng rồi hóp cơ bụng để ho thật mạnh, thật sâu (không chỉ ho ở cổ họng)
  • Hít vào thêm lần nữa
  • Tiếp tục ho cho đến khi con khạc toàn bộ đờm ra ngoài

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, bạn cần chủ động giúp con yêu phòng tránh vấn đề này bằng cách:

  • Đảm bảo nơi ở của con luôn sáng sủa, thoáng mát, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ trong mùa hè.
  • Vệ sinh cơ thể, răng miệng bé hàng ngày thật cẩn thận và sạch sẽ.
  • Không nấu ăn, hút thuốc ở phòng trẻ. 
  • Nhỏ mũi mỗi ngày bằng dung dịch natriclorid 0,9%. 
  • Tuyệt đối không để con tiếp xúc với người bệnh cúm, đau họng, sốt mũi, sốt virus, sốt phát ban.
  • Tiêm ngừa đầy đủ theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế về chương trình tiêm chủng mở rộng. 
  • Cập nhật lịch theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và lưu giữ cẩn thận. Các tài liệu này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa nhanh chóng nắm vững tình hình diễn biến bệnh tật của bé.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc, chơi đùa với con yêu.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng dưỡng chất, giàu vitamin, omega-3 và khoáng chất với các loại thực phẩm có lợi như: rau xanh, thịt cá, trứng sữa, các loại hạt…
  • Đối với trẻ nhỏ, người mẹ cần cho bú đều đặn trong vòng ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Sử dụng quạt máy, máy lạnh, máy điều hòa không khí một cách chừng mực, tránh lạm dụng.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng của bé (nếu có điều kiện).
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
Cha mẹ hãy vệ sinh cơ thể, răng miệng bé hàng ngày thật cẩn thận và sạch sẽ.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh về đường hô hấp khác. Nếu không được điều trị đúng cách, vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh viêm phổi ở trẻ em càng nhỏ tuổi thì càng diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy chủ động đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay trước khi bệnh tình trở nặng.

Cùng chuyên mục

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi? 10 sản phẩm tốt nhất

Bắt đầu từ tuổi thứ 2 khi bé đã ngưng sữa mẹ hẳn thì việc dùng các loại sữa là vô cùng cần thiết để có thể hỗ trợ quá...

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn