Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Chân tay miệng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh lý dễ lây lan, chưa có thuốc điều trị nên việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tham khảo thêm về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà được tổng hợp chi tiết tại đây.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, chủ yếu là  nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71, thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện trên người lớn. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh vào thời điểm tháng 3- 5 hay tháng 9 -12.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ với tình trạng lở loét trong miệng, phát ban ở chân tay khiến bé vô cùng khó chịu

Với những trẻ bị tay chân miệng do Enterovirus 71  thường có tiên lượng rất xấu, có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sốt nhẹ, tiêu chảy, loét bên trong miệng đặc biệt là lưỡi, phát ban mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân,.. Nếu có có biện pháp kịp thời bé có thể dẫn đến các biến chứng như nôn ói, co giật, mê sáng..

Dù chủ yếu bệnh thường được gây ra bởi nhóm Coxsackievirus A16 có thể tự khỏi sau đó khoảng 7 – 10 ngày, tuy nhiên phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan. Nếu phát trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao trên 39 độ trong vòng 48 giờ không dứt, quấy khóc liên miên, khó thở, có dấu hiệu co giật nôn nhiều, da nổi vằn thì cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở gần nhất để điều trị kịp thời.

Với các triệu chứng cơ bản nhẹ hơn, phụ huynh có thể tham khảo áp dụng cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng dưới đây để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho con

Cách ly trẻ đúng cách

Tay chân miệng là căn bệnh có yếu tố lây nhiễm qua thông qua các con đường như nước bọt, mụn nước hay qua đường tiêu hóa. Các virus gây bệnh cũng có khả năng tồn tại trong môi trường rất lâu, vì thế có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với quần áo trẻ mắc bệnh.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Phụ huynh nên cách ly trẻ tạm thời để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang những người xung quanh

Do đó để đảm bảo phụ huynh nên cho bé tạm nghỉ học trong 7- 10 ngày đến khi hết bệnh hoàn toàn để tránh lây nhiễm cho những trẻ em xung quanh. Với việc nghỉ ngơi ở nhà phụ huynh cũng cần chú ý thường xuyên dọn dẹp lau dọn các vật dụng mà bé chạm phải để tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người trong gia đình.

Quần áo, tất, khăn của bé cần được giặt riêng ngay sau khi bé vừa tắm xong. Tốt hơn bạn có thể dùng các dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% để ngâm quần áo hay hoặc luộc nước sôi trước khi giặt. Các vật dụng cá nhân khác cũng cần đucợ luôn sôi trùng trùng và dùng riêng biệt như đồ chơi, bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn…

Nếu có thời gian thì phụ huynh cũng nên thay chăn ga, gối hằng ngày để hạn chế nguy cơ các virus bám vào và gây bệnh sau đó không dứt. Với phụ huynh sau khi tiếp xúc với trẻ cũng nên đi rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc thay đồ nếu cần thiết để loại bỏ các virus có thể bám vào.

Cho bé mặc đồ rộng rãi thoáng mát

Do trẻ có thể bị sốt nên mẹ cần chú ý cho con mặc đồ rộng rãi để nhiệt trong thể được tản ra tốt hơn. Nếu thất bé ra nhiều mồ hôi cần nhanh chóng lau người và đồ mới để tránh nguy cơ mồ hôi thấm ngược vào trong gây cảm lạnh.

Mẹ nên ưu tiên chọn những bộ đồ rộng, có chất vải mềm để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào các vết phát ban làm vỡ mụn hay dễ hình thành sẹo. Tuy nhiên cũng chú ý không nên cho bé mặc đồ cộc tay vì có thể bị nhiễm gió độc hoặc chan chân cọ vát vào chăn ga và các virus lây nhiễm sang các vật dụng này và tái phát lại bệnh.

Chăm sóc vệ sinh thân thể

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi cùng với các vết phát ban mụn nước khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và có thể gãi ra hình thành các vết loét trên da xấu xí. Do đó việc làm sạch cơ thể cho bé rất quan trọng, vừa là để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vừa giúp bé giảm cảm giác khó chịu đồng thời ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo trên da.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Cần cho bé tắm rửa sạch sẽ để cảm thấy dễ chịu hơn, ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo

Quan niệm dân gian xưa thường cho rằng với các triệu chứng bệnh dạng như tay chân miệng thì cần phải kiêng gió, kiêng nước. Thực tế quan niệm này không hẳn đúng hoàn toàn. Việc làm sạch cơ thể bé mỗi ngày là vô cùng cần thiết, tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách như tắm nước lạnh hay nơi có gió lớn có thể khiến tình trạng sốt của bé trầm trọng hơn.

Theo đó, phụ huynh nên tắm cho bé ngày 2 lần bằng nước ấm, không nên tắm bằng một số loại xà bông vì có thể làm da bé bị xót và viêm nhiễm nặng hơn. Chú ý nên tắm trong phòng kín gió, tắm trong thời gian ngắn và lau khô người mặc đồ cho bé nhanh chóng sau đó.

Thay vì dùng xà bông tắm phụ huynh có thể dùng một số loại tinh dầu tràm, tinh dầu sả hay một số loại thảo dược để tắm cho bé đều vô cùng tốt. Các loại thảo dược vừa an toàn trên da, lại có tính kháng khuẩn giúp cải thiện các vết loét trên da hiệu quả. Dân gian thường dùng một số thảo dược sau làm nước tắm

  • Lá chè xanh: Trong lá chè xanh có chứa các tính chất phenolic, catechin có khả năng tăng miễn dịch cho da đồng thời kháng khuẩn và loại bỏ một số virus, vi khuẩn cho da. Chất  EGCG là chất chống oxy hóa cũng có khả năng khám viêm vô cùng tốt. Do đó mẹ có thể đun nước tắm với lá chè xanh để vừa tăng tính kháng khuẩn, giảm nguy cơ các mụn nước lại giúp làm sạch da rất hiệu quả.
  • Lá rau sam: rau sam chỉ là một loại cây mọc dại ngoài vườn, có vị chua nhẹ, tính mát và có chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Dược liệu này còn được đánh giá có tính kháng khuẩn chống viêm vô cùng tốt, có thể làm các các nốt mụn nước mau lành và se các vết loét nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Có thể dùng nước nấu từ rau sam để tắm và gội đầu cho bé đều an toàn và không gây dị ứng
  • Tắm bằng lá bạc hà: Trong dược liệu này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất chống viêm giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt sẽ giúp se lại vết vết loét trên da sau khi mụn nước bị vỡ an toàn đồng thời ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm do bị các vi khuẩn khác xâm nhập. Bên cạnh việc đun làm nước tắm bạn còn có thể hãm bạc hà với nước nóng thành trà cho bé uống. Tuy nhiên với trẻ còn quá nhỏ có thể bị dị ứng hay gặp một số vấn đề với bạc hà nên cần hạn chế.
  • Lá diếp cá: tinh dầu trong lá diếp cá đã được chứng minh với khả năng tiêu viêm, giảm sưng, kháng khuẩn khá tốt. Do đó phụ huynh có thể giã nước diếp cá đun cùng nước tắm cho trẻ mỗi ngày.

Tuy nhiên cần chú ý nếu dùng các loại thảo dược để tắm cho trẻ phụ huynh cần chú ý lựa chọn các loại cây an toàn đã được rửa sạch. Tốt nhất nên ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút trước khi đun nước tắm cho trẻ để loại bỏ bụi bẩn hay các tạp chất có thể có trên lá cây.

Trước và sau khi vệ sinh hay trước khi đi ăn cơm cũng cần cho bé rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Phụ huynh nên rèn luyện cho bé thói quen tự giác này không chỉ để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng mà còn rất nhiều bệnh lý có liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn khác.

Hạ sốt cho trẻ trong trường hợp cần thiết

Với bệnh tay chân miệng thường bé không bị sốt quá cao, tuy nhiên phụ huynh vẫn nên hạ sốt cho bé để giúp bé bớt cảm thấy mệt mỏi khó chịu hơn. Do đó phụ huynh có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà để hạ sốt nhanh chóng và phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra làm suy giảm sức khỏe con nhanh chóng hơn.

Theo đó cần chú ý nếu bé chưa sốt trên 38 độ thì việc dùng thuốc là chưa cần thiết, thay vào đó phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau đây

  • Cho bé uống nhiều nước hơn: Do khi trẻ bị sốt cơ thể có xu hướng mất nước nhanh chóng da khô nóng nên bé dễ bị kiệt sức hơn. Do đó bổ sung nước sẽ vô cùng cần thiết đồng thời còn cung cấp năng lượng để bé hoạt động và vui chơi linh hoạt hơn. Chú ý nên chia ra thành các cữ uống khoa học, không uống nhiều nước cùng một lúc.
  • Chườm ấm cho trẻ: Phụ huynh có thể dùng khăn nhúng với nước ấm khoảng 40 -50 độ rồi lau cơ thể cho bé, nhất là sau khi bé vừa toát nhiều mồ hôi cần thay quần áo. Ngoài ra mẹ cũng nên đắp khăn ở các vị trí có nhiều nếp nhăn như bẹn, đùi, cổ, nách cũng giúp hạ thân nhiệt cực nhanh chóng.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để loại bỏ các virus bên trong cơ thể mà còn giúp cải thiện tình trạng viêm loét trong miệng đáng kể. Bên cạnh sử dụng các loại nước trái cây và rau củ nhiều vitamin C, phụ huynh còn có thể cho bé uống các dạng viên sủi vitamin c cũng rất dễ uống.

Một lưu ý là dùng một số nhóm thuốc hạ sốt có kháng sinh như paracetamol có thể không có tác dụng vì bệnh có liên quan đến các yếu tố virus chứ không phải vi khuẩn. Trong trường hợp bé sốt quá cao thì phụ huynh có thể sử dụng paracetamol tạm thời sau đó nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Dùng thuốc điều trị

Dù việc dùng thuốc với trẻ nhỏ là không được khuyến khích do các cơ quan nội tạng của bé lúc này chưa thực sự hoàn thiện nhưng vẫn cần sử dụng trong một số trường hợp để tránh nguy cơ biến chứng hay viêm nhiễm nặng hơn. Hầu hết phụ huynh sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da nhưng nếu có xảy ra viêm loét nặng bên trong miệng vẫn có thể phải dùng thuốc đường uống.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Bé có thể được chỉ định một số loại thuốc đường uống hay bôi để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm ngoài da

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà bao gồm

  • Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp bé sốt trên 38 độ, thường dùng nhóm acetaminophen (paracetamol), được chỉ định với liều lượng 10 – 15mg/kg để làm giảm đau hạ sốt. Thường sẽ được chỉ định mỗi liều cách nhau 4- 6 tiếng cho tới khi hạ sốt hoàn toàn. Trong trường hợp bé không dùng được các loại thuốc đường uống sẽ được dùng thuốc đặt ở hậu môn để giảm soát cơn sốt.
  • Bổ sung nước và điện giải: Bên cạnh việc uống nước lọc và các loại nước trái cây. phụ huynh có thể dùng  dung dịch oresol hoặc hydrit để bổ sung nước và điện giải nhanh chóng giúp bé phục hồi năng lượng nhanh chóng.
  • Điều trị khi bị loét miệng: Bổ sung một số loại viên uống có chứa vitamin và kẽm là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng loét miệng. Bên cạnh đó, sử dụng dung dịch Glycerin Borat để lau sạch miệng cho bé trước và sau khi ăn hoặc dùng  gel rơ miệng (kamistad; zyttee cũng giúp sát khuẩn và giảm đau cho trẻ rất hiệu quả. Bé cùng có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để sát khuẩn miệng cho bé.
  • Dung dịch khử khuẩn: như dung dịch Povidine, thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylen … để ngăn ngừa viêm nhiễm tại các vết loét ngoài da, tránh nguy cơ bội nhiễm hay để lại sẹo.

Lưu ý khi dùng thuốc, mẹ tuyệt đối không cho bé dùng các nhóm thuốc có chứa aspirin vì rất có thể gây ra hội chứng Reye  rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, nước muối nếu trên nồng độ 0,9% có thể khiến trẻ bị đau xót tại các vết lở loét trong miệng. Vì thế tốt nhất phụ huynh nên mua các loại nước muối sinh lý tại hiệu thuốc, tránh tự pha sẽ không thể định lượng chính là liều lượng.

Như đã nói, việc dùng kháng sinh trong bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gần như không có tác dụng. Vì vậy phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý dùng kháng sinh hay bất cứ các loại thuốc nào cho trẻ. Trong trường hợp muốn dùng các nhóm kháng histamin phòng chống dị ứng thì cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Trong trường hợp bé có các dấu hiệu như sốt cao lâu ngày, co giật, mê man, nôn ói nhiều cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để bé có thể nhanh chóng phục hồi năng lượng nhất có thể. Theo đó phụ huynh nên ưu tiên cho bé ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ hấp thụ và tiêu hóa để dễ ăn hơn. Đặc biệt cần hạn chế một số nhóm thức ăn có thể để lại sẹo trên vùng da bị mụn lở loét.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Do bé có thể bị lở loét trong miệng nên việc ăn uống có thể khó khăn hơn, trẻ có xu hướng bỏ ăn, chán ăn khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng hơn. Dinh dưỡng trong thời điểm này không đủ khiến sức đề kháng ngày càng yếu dễ dẫn đến biến chứng hay mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Nên ưu tiên cho bé ăn các món lỏng, mềm như cháo để bé dễ ăn và hạn chế các kích ứng tại các vết lở loét trong miệng

Theo đó, bé bị tay chân miệng nên ăn các thực phẩm sau

  • Các món ăn mềm, lỏng: Cháo, súp hay các món canh rau củ nên được ưu tiên cho bé trong thời điểm này để dễ ăn, dễ nuốt dù có bị vết loét trong họng. Phụ huynh nên băm nhỏ các nguyên liệu nấu cùng, nên nêm nếm nhẹ, không quá đậm đà để phù hợp với tình trạng bé lúc này hơn.
  • Đậu hũ: Trong đậu hũ có rất nhiều  protein và carbohydrate có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong cơ thể giúp bé khỏe mạnh hơn, Ngoài ra đậu hũ có dạng mềm, vị nhẹ nhàng nên cũng rất dễ ăn. Mẹ nên dùng các loại đậu hũ non hoặc đậu hũ trứng để nấu canh cho con, hạn chế ăn các món đậu chiên.
  • Kem: Nghe thì có vẻ khá lạ nhưng một số nghiên cứu lại cho rằng vị lạnh của kem có thể làm dịu tình trạng viêm loét khó chịu bên trong cổ họng. Tuy nhiên cần tránh xa vị socola vì có thể làm loét miệng nặng hơn.
  • Khoai tây nghiền: mẹ có thể cho thêm một ít sữa để nghiền khoai tây để đem đến món ăn vừa hấp dẫn, vừa rất tốt để phục hồi năng lượng cho bé. Các chất có trong thực phẩm này như u vitamin C, vitamin B6, magie, phốt pho, niacin (vitamin B3) cùng các axit pantothenic (vitamin B5) cũng được đánh giá cao trong phòng ngừa các vết loét miệng.
  • Các thực phẩm giàu vitamin C: cam quýt, táo, chuối hay các loại rau củ giàu vitamin C không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn giúp cải thiện tình trạng lở loét bên trong miệng vô cùng hiệu quả. Phụ huynh cũng có thể ép các thực phẩm thành nước cho ebs uống dễ dàng hơn, tăng khả năng làm mát cơ thể để nhanh làm lành các vết phát ban.
  • Uống các loại nước mát: nước dừa, nước đậu đen, nước rau má là các loại nước mát giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng làm lành các vết loét hơn.
  • Sữa: Trong trường hợp bé không ăn được thì việc cho bé uống sữa sẽ giúp bé bổ sung năng lượng tốt nhất. nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại sữa trắng nhiều hơn.

Bé bị tay chân miệng nên kiêng gì?

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng còn có rất nhiều thực phẩm mà bé nên tránh để ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo hay khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Một số thực phẩm mà bé nên hạn chế cho bé khi bị tay chân miệng bao gồm

  • Các thực phẩm khô cứng: Do bé đang bị lở loét miệng nên nếu ăn các đồ ăn có tính chất khô cứng có thể khiến các vết loét bị kích ứng và lở loét trầm trọng hơn. Trẻ khi ăn còn có thể bị đau, thậm chí có thể chảy máu hay sưng nướu nặng hơn.
  • Các thực phẩm cay nóng: Gặp các đồ ăn cay nóng sẽ khiến các vết lở loét lan ra nặng nề hơn, bé có cảm giác bị đau rát rất khó chịu.
  • Đồ ăn quá mặn: Do khi bị sốt việc ăn đồ ăn quá mặn sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Đồng thời các thực phẩm mặn cũng không thực sự tốt cho các cơ quan như gan, thận.
  • Rau muống: Với những trẻ có vết lở loét mụn nước ngoài da nhiều không nên dùng sau muống vì có thể kích ứng các tế bào làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi xấu xí trên da.
  • Các thực phẩm giàu Arginine: đây là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn khiến tình trạng lở loét trầm trọng và lâu hồi phục hơn. Chất này thường có trong một số thực phẩm như socola, đậu phộng, nho khô hay các loại hạt.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Các món ăn chiên rán nhiều, đồ ăn nhanh vừa làm bé tăng cân xấu vừa khiến tình trạng tay chân miệng trầm trọng hơn.

Một số lưu ý khác

Bên cạnh các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trên đây, phụ huynh còn cần chú ý các vấn đề sau

  • Hạn chế gãi: Dù khi bị phát ban nổi mụn nước ngoài da sẽ bé bị ngứa ngáy khó chịu và rất muốn gãi, tuy nhiên việc này không chỉ làm tình trạng phát ban lây lan mạnh hơn và còn có nguy cơ để lại sẹo khiến bé khó chịu nhiều hơn. Phụ huynh có thể hướng tới cho bé làm một việc gì có tính tập trung cao để quên đi tình trạng ngứa ngáy tạm thời.
  • Không sát trùng bằng chanh hay muối: Dân gian một số người hay dùng chanh hay muối để sát trùng các vết thương tuy nhiên điều này là rất không nên vì vừa có thể làm bé cảm thấy bị đau xót da vừa làm da tổn thương nhiều hơn. Do da trẻ còn rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương.
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ: Bố mẹ cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay nhanh chóng sau khi tiếp xúc với trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra phụ huynh cũng nên dùng bao tay cao su để giặt riêng đồ cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Phụ huynh nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở bé cần nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để làm các xét nghiệm kiểm tra và có hướng điều trị nhanh chóng nhất.

Phòng tránh trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng dù là căn bệnh có yếu tố lây nhiễm cao lại chưa có thuốc điều trị nên mỗi phụ huynh cần có phương pháp phòng tránh tử sớm. Đồng thời bệnh cũng có nguy cơ quay lại sau đó với các triệu chứng nặng nề hơn nên đề cao tinh thần ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Rèn luyện cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng là cách để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng hiệu quả

Những phương pháp để phòng tránh bệnh tay chân miệng bao gồm

  • Rèn luyện thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước, sau khi ăn và trước khi đi ngủ
  • Tắm rửa vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch mỗi ngày
  • Làm sạch không gian nhà ở xung quanh và phòng nghỉ thường xuyên
  • Hạn chế cho bé những nơi công cộng đông người hoặc cần cho bé đeo khẩu trang để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh
  • Luôn chuẩn bị theo nước rửa tay dạng khô để tiện làm sạch tay chân, loại bỏ vi khuẩn
  • Cho bé ở trong phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ
  • Thường xuyên giặt giũ, khử trùng chăn màn, giường ngủ của trẻ
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh
  • Các vật dụng cá nhân hay đồ chơi của bé cần được khử trùng thường xuyên
  • Hạn chế cho trẻ đưa tay chân lên mặt, miệng thường xuyên

Tay chân miệng ở trẻ dù là bệnh phổ biến nhưng vẫn tiềm ẩn nhưng vẫn tồn tại rất nhiều nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng được chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Cùng chuyên mục

Tăng cường tương tác với con

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ rời khỏi sự bảo bọc an toàn, thoải mái của cơ thể người mẹ. Kể từ đây, con yêu phải...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau...

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Men tiêu hóa, men vi sinh là những sản phẩm cung cấp các vi khuẩn có lợi, vitamin, enzym, axit amin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn