Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến thân nhiệt tăng cao đột ngột và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Tham khảo chi tiết cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết đúng cách tại nhà để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra đồng thời giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhất.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra và có nguy cơ lây nhiễm cao theo đường lây truyền từ muỗi sang người. Bệnh có thể kéo dài trong 7- 10 ngày và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những biến chứng nguy hiểm bệnh có thể gây ra như xuất huyết não, suy thận, suy tim, thậm chí với những trường hợp tử vong.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần phải có phương hướng chăm sóc tại nhà đúng cách

Hầu hết với bệnh nhân sốt xuất huyết, sau khi làm các xét nghiệm kiểm tra nếu không quá nguy hiểm sẽ được chỉ định điều trị chủ yếu tại nhà. Do đó cần đặc biệt chú ý cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết để sức khỏe nhanh chóng phục hồi nhất. Tham khảo ngay những cách chăm sóc người bệnh chính xác nhất được tổng hợp dưới đây.

Hạ sốt nhanh chóng

Một trong những vấn đề cốt lõi để điều trị sốt xuất huyết chính là hạ sốt và bù dịch. Do khi cơ thể bị sốt cao, cơ thể mất nước nhiều nên rất dễ kiệt quệ mất sức. Đồng thời người bệnh sốt cao liên tục rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não để nên hạ sốt chính là điều tiên quyết đầu tiên để cải thiện tình trạng sốt xuất huyết.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Hạ sốt là một trong những yếu tố quan trọng để có thể cải thiện bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Với người bệnh sốt xuất huyết hầu hết chỉ được dùng hạ sốt paracetamol mà không được dùng thêm các loại thuốc khác, vì vậy người bệnh cần ưu tiên hạ sốt bằng những phương pháp tại nhà đơn giản dưới đây.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để hạ thân nhiệt nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng người nóng ran, mất sức. Đồng thời việc uống nhiều nước cũng giúp tăng khả năng đi tiểu để loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Do đó người bệnh có thể tăng lượng nước lên 2,5 – 3l nước mỗi ngày tùy thể trạng cơ thể cần thiết.

Tuy nhiên cần chú ý không uống nhiều nước một lúc mà nên chia ra uống thành nhiều phần trong ngày để cơ thể được hấp thụ từ từ. Không nên uống nước đá lạnh mà nên uống nước ấm hoặc nước lọc trong nhiệt độ thường. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước trai cây, nước ép rau củ, nước diếp cá để bổ sung thêm một số chất cần thiết.

Chườm ấm

Chườm ấm cũng là cách để hạ sốt tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Bạn cùng cần dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm trong khoảng 40- 50 độ, sau đó lau trên toàn bộ cơ thể. Dùng thêm vào chiếc khăn và đắp vào các vị trí như bẹn, nách, cổ và trán cũng làm hạ thân nhiệt khá nhanh chóng.

Phương pháp này cũng giúp làm sạch cơ thể, nhất là khi bị sốt ra nhiều mồ hôi. Bạn nên thực hiện phương pháp này khi có cơn sốt cao hoặc khi cơ thể ra nhiều mồ hôi để tránh nguy cơ cơ thể nhiễm lạnh làm sốt cao hơn và dễ gây ra biến chứng.

Bù nước bù khoáng

Bệnh cạnh đó, khi sốt cao cơ thể cũng mất nước và khoáng trầm trọng. Tuy nhiên với bệnh này việc truyền dịch không được khuyến khích nhiều. Do việc truyền dịch không đúng thời điểm có thể dẫn tới nguy cơ tái hấp thụ dịch, làm thừa dịch và gây ra biến chứng phù phổi, cô đặc máu thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Người lớn thường có nguy cơ tử vong cao lớn chính là do nguyên nhân này.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại các lượng nước đã mất cho cơ thể

Vì vậy với người bệnh sốt xuất huyết, nên ưu tiên bù nước bù khoáng bằng các loại nước tự nhiên để cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng nhất. Cụ thể bạn có thể tham khảo các loại nước sau

Uống dung dịch oresol

Dung dịch oresol là chế phẩm giúp bù nước bù khoáng vô cùng tuyệt vời có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Sản phẩm có thể thay thế nước và chất điện giải để dùng trong các trường hợp tiêu chảy hay sốt xuất huyết độ I, II, III để cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng hơn.

Tuy nhiên chú ý chỉ nên dùng oresol  với một liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn trên sản phẩm, tranh lạm dụng dùng quá nhiều có thể gây ra một số biến chứng như hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp do dư thừa lượng canxi. Trong trường hợp này cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Nước dừa

Nước dừa có chứa hàm lượng natri, kali, canxi và magiê cực cao giúp bù lại chất điện giải cho cơ thể đáng kể, đồng thời hàm lượng calo trái dừa cung cấp là đến  48 calo cho 250ml nước giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước dừa cũng có ưu điểm có vị dịu nhẹ tự nhiên rất dễ uống, đặc biệt với những người đang bị sốt cao mệt mỏi như người sốt xuất huyết.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Nước dừa giúp cung cấp một lượng khoáng chất quan trọng và cần thiết cho những người bị sốt xuất huyết

Những người bị tiêu chảy, mất sức do sốt xuất huyết cũng nên dùng nước dừa nhiều hơn nhưng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc. Chú ý bạn nên dùng dạng nước dừa tự nhiên nguyên chất, hạn chế pha thêm đường hay dùng các loại nước đóng hộp.

Sữa

Sữa là thực phẩm vừa giúp bù nước vừa giúp bổ sung điện giải vô cùng tuyệt vời mà ít người biết đến. Hàm lượng các chất điện giải có trong sữa bò như  canxi, natri và kali vô cùng dồi dào đồng thời lại giúp bổ sung carbohydrate và protein cần thiết cho cơ thể lúc này.

Với những người đang trong tình trạng đau nhức mê man, mệt mỏi khắp người việc uống sữa cũng giúp cung các dưỡng chất cần thiết để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh sữa bò thì việc sử dụng sữa đậu nành có thể giúp cải thiện các chứng đau nhức cơ bắp thường gặp ở những người sốt xuất huyết nhanh chóng.

Nước ép dưa hấu

Với vị ngọt mát tự nhiên, nước ép dưa hấu chính là sản phẩm tuyệt vời nhất để cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó hàm lượng kali, magie, canxi,  phốt-pho còn giúp bù nước bù khoáng cho cơ thể cực kỳ hiệu quả. Hàm lượng L-citrulline trong dưa hấu còn giúp tăng cường lưu thông oxy đi khăp cơ thể.

Bạn cũng nhớ chú ý nên dùng trực tiếp nước ép dưa hấu tự nhiên để dùng cho người sốt xuất huyết. Nếu tự nhà làm thì nhwos mua dưa hấu ở những cửa hàng trái cây uy tín để phòng tránh một số tạp chất có thể ẩn chứa bên trong.

Mặc quần áo thoáng mát

Khi bị sốt xuất huyết, thân nhiệt tăng cao khiến người bệnh có cảm giác vô cùng nóng nực. Cùng với việc ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể có thể bị nhiễm lạnh nếu không được lau khô kịp thời. Do đó trong chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, bạn nên ưu tiên mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng máy, hút ẩm tốt để cơ thể được tản nhiệt tốt hơn.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh mặc các bộ độ rộng rãi, thấm hút để nghỉ ngơi thoải mái hơn

Tốt nhất sau khi vừa lên cơn sốt cao bạn nên nhanh chóng lau khô người và thay đồ mới, hạn chế mặc lại đồ bị ẩm ướt khiến mồ hôi thấm ngược lại cơ thể. Chú ý nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát tự nhiên, tránh để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào cơ thể sẽ làm cơn sốt tăng cao và nguy hiểm hơn.

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Người bị sốt xuất huyết thường cảm thấy mệt mỏi, nhạt mồm nhạt miệng nên không muốn ăn uống. Điều này sẽ càng làm cơ thể suy nhược nhanh chóng hơn và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Người bị sốt xuất huyết ăn gì?

Do khả năng tiêu hóa và ăn uống của người bệnh đang không ổn định, vì thế cần ưu tiên các món ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ nhất. Cụ thể người bệnh sốt xuất huyết nên ăn các thực phẩm sau

  • Cháo, súp: Đây là nhóm thực phẩm vừa có thể đảm bảo các yếu tố mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ lại còn có thể giúp bổ sung nước đáng kể. Người bệnh nên ưu tiên các loại cháo như cháo gà cháo bí đỏ, cháo thịt heo.. Chú ý nêm nếm nhạt hoặc vừa, không nếm quá nhiều gia vị.
  • Món nhiều nhiều đạm: Người bệnh này thường có nhu cầu protein cao hơn bình thường để có thể phục hồi năng lượng và loại bỏ nguồn gốc gây bệnh nhanh chóng nhất. Theo đó, trứng, tôm cua, thịt bò, một số loại cá chính là nhóm thực phẩm mà người bệnh không nên bỏ qua,
  • Nhóm thực phẩm nhiều vitamin C: Bổ sung nhóm chất này để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, hạn chế sự phá hủy mà các vi khuẩn gây ra bên trong cơ thể giúp người bệnh phục hồi sớm hơn bình thường. Vitamin c thường có nhiều trong các loại trái cây như cam quýt, bưởi hay một số loại rau xanh, củ quả.
  • Các thực phẩm giàu sắt: khi bị sốt xuất huyết, lượng tiểu cầu có xu hướng giảm nghiêm trọng đồng thời tình trạng xuất huyết có thể xảy ra nên người bệnh nhìn vô cùng xanh xao thiếu sức sống. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt sẽ tham gia vào quá trình tạo màu tốt giúp người bệnh nhìn hồng hào và tràn trề sức sống hơn. Các thực phẩm giàu sắt như nho khô, thịt bò, gan, củ cải đường, lựu, ngũ cốc và một số loại hạt.
  • Nước chanh: Nước chanh không chỉ giàu vitamin c còn còn có khả năng kích thích vị giác giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn. Kết hợp nước chanh ấm cùng mật ong vào buổi sáng trước khi ăn còn giúp tăng khả năng thải độc ra khỏi cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
  • Đu đủ: Dân gian thường ép nước lá đu đủ làm bài thuốc trị sốt xuất huyết, sốt rét cực kỳ hiệu quả và đơn giản. Nước này có tác dụng làm tăng lượng tiểu cầu trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cực kỳ hiệu quả. Ăn quả đu đủ cũng cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho người bệnh.
  • Các loại rau xanh: Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường chất xơ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn mà còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Hàm lượng canxi cao trong một số loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ còn giúp cải thiện tình trang đau nhức cơ bắp đáng kể.
  • Gừng: Chất men  chất men zingibain trong gừng có tác dụng như một chất giảm đau tự nhiên có thể làm thư giãn và giảm đau nhức cơ bắp.
  • Nước đậu đen rang: nấu nước đậu đen rang để sử dụng giúp người bị sốt xuất huyết thanh lọc cơ thể và nhanh chóng loại bỏ các virus, vi khuẩn ra bên ngoài và phục hồi sức khỏe.
  • Trái cây và nước ép trái cây: Người bệnh nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm này để cơ thể được bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng nhất.
  • Tăng lượng đường đơn giản: Nếu người bệnh có xu hướng thèm ngọt nên ưu tiên các chất ngọt tự nhiên như  mật ong, trái cây, mía hạn chế dùng quá nhiều các loại đường tinh luyện.

Người bệnh nên cần bằng các yếu tố dinh dưỡng trên đây ít nhất trong suốt thời gian điều trị để sức khoẻ được phục hồi nhanh chóng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Tuy nhiên vẫn cần nhớ ưu tiên chế biến các thực phẩm thành món ăn dưới dạng mềm, lỏng như cháo hay canh rau củ. Nên ưu tiên nêm nếm thanh đạm, tránh ăn quá mặn hay quá ngọt đều không tốt.

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên tăng cường bổ sung, chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, bạn nên chú ý hạn chế một số thực phẩm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. bao gồm

  • Đồ ăn sẫm màu: Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm có các dạng màu đỏ, đen hay nâu. Không phải do có nguy hiểm mà để tránh gây nhầm lẫn với tính trạng xuất huyết ra máu có thể xảy ra và bị phân biệt nhầm lẫn giữa máu và thức ăn. Do đó người bệnh cần hạn chế các thực phẩm như socola, cà phê, huyết lợn, củ dền…
  • Thức ăn cay nóng: Các thực phẩm này chưa bao giờ là tốt với sức khỏe, ngoài ra nó còn có thể gây ra các hiện tượng như khó tiêu, kích thích dạ dày và làm thân nhiệt khó giảm hơn bình thường. Nhóm thực phẩm này cũng có thể khiến tình trạng đau nhức cơ bắp nặng nề hơn.
  • Thực phẩm nhiều protein: Mặc dù bổ sung protein là vô cùng cần thiết những tránh lạm dụng quá mức bởi nó có thể tạo ra một lượng nhiệt lớn, khiến người bệnh khó hạ sốt nếu ăn quá nhiều trong một thời điểm.
  • Tổ yến: Những người bệnh thường có xu hướng ăn tổ yến khi bị bệnh nhưng điều này không được áp dụng cho những người bị sốt xuất huyết. Do tổ yến có tính hàn, ngọt nên được đánh giá khoogn phù hợp cho những người mắc các triệu chứng liên quan đến sốt hay viêm nhiễm.
  • Trà: uống trà pha đặc không chỉ kích thích thần kinh gây mất ngủ, mệt mỏi mà còn có thể làm tăng huyết áp và nhiệt độ cơ thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn quá mặn: khi cơ thể đang trong tình trạng mất nước, việc sử dụng đồ quá mặn sẽ càng làm hút nước nhiều hơn. Đồng thời các món ăn mặn cũng làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng như thận, gan hay dạ dày.
  • Đồ uống ngọt: Đồ uống quá ngọt cũng có thể khiến cơ thể bị nóng lên, ngoài ra các tế bào máu trắng đảm nhiệm việc tiêu diệt vi khuẩn sẽ chậm chạp khiến thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn. Do đó cần tránh xa các thực phẩm như nước ngọt đóng chai, trà sữa hay tự pha các món nhiều đường tinh luyện
  • Thực phẩm nhiều chất béo xấu: Các dạng thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều lần không chỉ khô cứng, khó tiêu hóa mà còn làm cản trở khả năng hạ nhiệt của cơ thể nhiều hơn.
  • Rượu, bia và các chất kích thích: với tình trạng sức khỏe không ổn định như người bệnh sốt xuất huyết cần tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm này vì có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết trong hay biến chứng rất cao.

Lưu ý khi tắm gội

Khi bị sốt xuất huyết nhiều người thường có xu hướng kiêng tắm gội vì sợ bị trúng gió độc hay nhiễm lạnh khiến bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên điều này là không cần thiết vì người bệnh khi bị sốt ra nhiều mồ hôi khiến da dẻ nhớp nháp khó chịu nên cần phải tắm rửa sạch sẽ để cơ thể thoải mái nhất mới có thể nghỉ ngơi và khỏe mạnh.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh nên tắm với nước ấm để cơ thể được sạch sẽ và thoải mái hơn

Tuy nhiên việc tắm nhiều sẽ không được khuyến khích. Tốt nhất người bệnh chỉ nên tắm 1 ngày/ 1 lần, còn lại nếu có nhu cầu làm sạch người có thể dùng khăn nhúng nước ấm lau người như phía trên. Chú ý thêm một số vấn đề sau

  • Nên tắm nhanh chóng ở nơi kín gió, hạn chế ngâm nước, kể cả nước ấm hay tắm quá lâu
  • Tắm bằng nước ấm với nhiệt độ vừa phải, tránh tắm bằng nước lạnh
  • Kỳ cọ cơ thể nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh vì có thể kích ứng tình trạng chảy máu dưới da tại các vị trí như hai cẳng chân, mặt trong cánh tay hay đùi
  • Sấy khô tóc ngay khi vừa gội đầu xong
  • Có thể kết hợp tới với các loại tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả hay nấu nước tắm cùng sả, tía tô cùng một số dược liệu khác.

Theo dõi thân nhiệt thường xuyên

Do việc chăm sóc người sốt xuất huyết đều được thực hiện tại nhà mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ nên bạn cần chú ý kiểm tra thân nhiệt thường xuyên hơn bằng nhiệt kế để có thể kiểm soát từng giai đoạn của bệnh. Bạn có thể theo dõi thân nhiệt khoảng 1-2 tiếng một lần.

Trong trường hợp người bệnh sốt cao không dứt trong 1- 2 ngày liên tiếp dù đã dùng mọi biện pháp thì cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hạn chế gãi ngứa

Nếu trong quá trình chăm sóc sức khỏe, bạn có cảm giác bị ngứa ngáy thì có thể đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy bệnh đang tiến triển rất tốt, bệnh đang bước vào giai đoạn phục hồi. Nhưng hãy cố gắng hạn chế chạm hay gãi vào các vị trí bị ngứa vì có thể làm xước da, mưng mủ, chảy dịch và để lại sẹo xấu xí trên da.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Hạn chế gãi ngứa để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra

Thay vào đó hãy luôn cố gắng giữ da thật sạch sẽ, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng nếu làm xước da. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá khó chịu ngứa rát, có thể dùng một số phương pháp đơn giản như sau

  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống viêm khá tốt vừa có thể ức chế cơn ngứa ngáy vừa ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm trên da hiệu quả. Bạn có thể bôi một lớp mỏng lên các vùng da bị ngứa hay pha dầu dừa để tắm đều có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy khác tốt.
  • Dùng nha đam: Thảo dược này vừa có tính mát vừa chứa hàm lượng Axit gamma linolenic có thể làm dịu các kích ứng trên da hiệu quả giúp da mau lành hơn.
  • Dầu oliu: bạn có thể pha nước tắm với hỗn hợp nước ấm, muối và dầu oliu vừa giúp kháng khuẩn chống viêm vừa giúp giảm ngứa ngáy do sốt xuất huyết rất tốt.
  • Dùng thuốc: Trong trường hợp bị ngứa ngáy quá mức bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc như Loratadin, Clorpheniramin, Telfast… để ức chế cơn ngứa, tuy nhiên thường không được khuyến khích. Đồng thời thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ hay chóng mặt nhẹ.

Tái khám đúng hẹn

Sốt xuất huyết thường chỉ kéo dài sau 7- 10 ngày, tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải tiến hành việc tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp bạn kiểm tra được các chỉ số bên trong cơ thể về lượng máu, tình trạng các cơ quan nội tạng hay đã loại bỏ hết virus chưa, từ đó có phương pháp tăng cường sức khỏe phục hồi hoàn toàn phù hợp.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm hoàn toàn có nguy cơ tái phát, do đó bên cạnh việc chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết bạn còn cần chuẩn bị các phương pháp phòng tránh căn bệnh này. Thực tế việc phòng tránh bệnh này vô cùng đơn giản và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Cụ thể cách phòng bệnh sốt xuất huyết như sau

  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nơi ở sạch sẽ để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi
  • Phát quang bụi rậm, cây cối cao rậm rạp quanh nhà
  • Loại bỏ các lu, chậu, bình nước hay các vật dụng có thể chứa nước làm nơi cho muỗi sinh sản
  • Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài hoặc khi lao động ngoài vườn
  • Mắc màn khi ngủ
  • Dùng một số loại thuốc trị muỗi hay tinh dầu để bôi cho trẻ nhỏ
  • Thực hiện nghiêm túc việc xịt khử trùng phòng muỗi tại địa phương
  • Thường xuyên dọn dẹp các khu vực như gầm giường, gần tủ quần áo
  • Diệt muỗi và lăng quăng thường xuyên

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết đúng cách sẽ giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng có thể xảy ra. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?

Sốt xuất huyết có ngứa không? Bị ngứa khi nào?

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh lý này đi kèm các biểu hiện chóng mặt, sốt cao, xuất huyết dưới da, ngứa ngáy và phát ban....

Sốt xuất huyết có được gội đầu, có được tắm không, tắm thế nào đúng cách là thắc mắc chung của nhiều người

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Giải đáp

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng...

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa...

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn