7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Bệnh rối loạn tiền đình tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị. Bên cạnh phương pháp y tế, cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà. Đây là cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tại nhà

Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình thuộc hệ thần kinh nằm phía sau 2 bên ốc tai, bao gồm 2 bộ phận chính là nhân tiền đình và đường dẫn truyền. Tiền đình có chức năng chính là duy trì tư thế, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất cứ động tác nào thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo nhằm giúp giữ thăng bằng cơ thể.

Rối loạn tiền đình đề cập tới tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về mặt tư thế. Từ đó gây ra các cảm giác chóng mặt, hoa mặt, ù tai, buồn nôn. Hội chứng này bao gồm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây rối loạn tiền đình vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Điển hình như:

  • Nhiễm vi khuẩn hay virus ở tai
  • Rối loạn tuần hoàn máu tác động tới não hoặc tai
  • Chấn thương ở đầu
  • Vấn đề tuổi tác
  • Tiền sử bệnh chóng mặt

Người bị rối loạn tiền đình rất dễ bị chóng mặt, mất ngủ, mất ý thức, đi lại khó khăn… Các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu chúng thường không nghiêm trọng nên khiến nhiều người chủ quan.

Trên thực tế, bệnh rối loạn tiền đình nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều hệ quả. Đặc biệt là tiềm ẩn nhiều biến cứng như làm tăng nguy cơ trầm cảm, dễ bị té ngã hay nguy cơ tai biến, đột quỵ. Thậm chí nhiều trường hợp còn đe dọa đến cả tính mạng.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Như đã đề cập, bệnh rối loạn tiền đình nếu không sớm can thiệp điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Ngoài tổn hại sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống thì còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Song song với các phương pháp điều trị, cần chú ý đến việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh.

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà bao gồm một số vấn đề sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Riêng với người bệnh rối loạn tiền đình thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp là rất cần thiết. Bởi đây là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc và điều trị bệnh.

chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiền đình
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Trên thực tế, một số loại vitamin từ thực phẩm lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe. Đồng thời làm giảm một số triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Phải kể đến như:

  • Vitamin B: Giúp làm giảm chóng mặt. Loại vitamin này có nhiều trong thịt gia cầm, rau bina, chuối, quả bơ, hải sản, đậu khô…
  • Vitamin C: Được tìm thấy nhiều trong trái cây họ cam quýt, đu đủ, dâu tây, cà chua… Ngoài ra, một số loại rau củ như củ cải trắng, bông cải xanh, bắp cải, rau lá màu xanh đậm… cũng rất giàu vitamin C.
  • Vitamin D: Làm giảm triệu chứng xơ cứng tai xảy ra phổ biến ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Vitamin D có nhiều trong cá, trứng, sữa…
  • Folate: Dưỡng chất này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh.

Ngoài ra, khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh rối loạn tiền đình cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo cân bằng dưỡng chất trong từng bữa ăn.
  • Ưu tiên các thực phẩm tươi, sạch, tăng cường rau củ quả cho bữa ăn lành mạnh.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày.
  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế mỡ động vật và thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Hạn chế dùng muối, đường khi chế biến món ăn. Tốt nhất bên ăn nhạt.
  • Không uống rượu bia hay thức uống có chứa chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.

Người bệnh rối loạn tiền đình cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cả trong và sau quá trình điều trị. Bởi đây là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp ngăn ngừa triệu chứng của bệnh tái phát. Nếu gặp khó khăn trong việc thiết lập chế độ ăn uống, hãy tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để được giúp đỡ.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Bệnh rối loạn tiền đình thường gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó khăn khi di chuyển… Lúc này tốt nhất bệnh nhân nên được nghỉ ngơi. Tuyệt đối không cố gắng đi lại bởi rất dễ bị té ngã và gặp những rủi ro nguy hiểm khác.

Khi được nghỉ ngơi, lưu lượng máu tuần hoàn sẽ dần ổn định trở lại. Từ đó các triệu chứng rối loạn tiền đình cũng sẽ dần dần lắng xuống. Khi cơ thể dần cân bằng trở lại thì người bệnh mới nên bắt đầu ngồi dậy và từ từ di chuyển.

nghỉ ngơi khi bị rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình nên dành thời gian nghỉ ngơi để làm giảm triệu chứng

Bên cạnh những người cao tuổi thì nhóm người trẻ làm việc văn phòng cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình. Giải pháp hữu ích là cần giảm bớt thời gian nhìn liên tục vào máy tính. Đồng thời không nên ngồi một chỗ quá lâu. Trong các trường hợp cần thiết thì sau khoảng 20 – 30 phút nên đứng dậy di chuyển hoặc phóng tầm mắt nhìn ra ngoài.

Ngoài ra, những người bị rối loạn tiền đình cần tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột. Đặc biệt là động tác xoay cổ ra sau, nên chú ý xoay cả vai. Đồng thời thực hiện động tác thật chậm rãi. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng thiếu oxy đột ngột gây chóng mặt, choáng váng.

3. Tránh căng thẳng

Căng thẳng, stress kéo dài không chỉ làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình mà còn khiến cho triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Do đó, khi mắc phải hội chứng này, người bệnh cần chú ý tránh căng thẳng. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà cần thực hiện tốt.

Ngoài dành thời gian nghỉ ngơi thì người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Đọc sách và tạp chí
  • Nghe nhạc
  • Ngồi thiền
  • Trò chuyện với người thân
  • Tắm nước ấm

Người bệnh cần đảm bảo đi ngủ sớm (trước 23 giờ) và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày, đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ ban đêm. Ngoài ra, người bệnh không nên làm việc quá sức, tốt nhất chỉ làm đối đa 8 tiếng/ ngày.

4. Lên kế hoạch tập thể dục

Tập thể dục được cho là yếu tố rất quan trọng trong kế hoạch chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Trên thực tế, tập luyện đều đặn và đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Hơn nữa, tập thể dục còn là giải pháp hữu hiệu để nuôi dưỡng thể trạng khỏe mạnh. Tập luyện giúp làm giảm căng thẳng, stress, kích thích tuần hoàn máu cũng như quá trình trao đổi chất.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Người bệnh rối loạn tiền đình nên kiên trì hoạt động thể chất phù hợp mỗi ngày

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Điển hình như bài tập Romberg, bài tập lắc lư hai bên, bài tập lắc lư trước sau… Đây đều là các bài tập tại chỗ rất dễ thực hiện.

Ngoài ra, có thể cân nhắc thực hiện các bài tập yoga nếu thể trạng cho phép. Bởi bộ môn yoga luôn chú trọng tới nhịp thở và điều hòa cơ thể. Từ đó giúp ích cho tuần hoàn máu cũng như hoạt động của não bộ và các cơ quan khác.

Lưu ý:

  • Kiên trì tập luyện thường xuyên và thực hiện các bài tập đúng cách.
  • Thời gian tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày.
  • Cần khởi động kỹ trước khi bước vào các bài tập.
  • Không nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2 giờ.
  • Với các bài tập khó cần sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.

5. Tái khám đúng lịch hẹn

Tái khám đúng lịch hẹn cũng là vấn đề mà người bị rối loạn tiền đình cần đặc biệt quan tâm. Điều này giúp bác sĩ kiểm tra và xác định rõ tiến triển của bệnh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

Trên thực tế, đã có không ít trường hợp người bệnh nhận thấy triệu chứng rối loạn tiền đình có xu hướng giảm nên chủ quan trong tái khám theo lịch hẹn. Điều này có thể gây gián đoạn quá trình điều trị. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh rối loạn tiền đình thì bạn cần hết sức chú ý. Ngoài nhắc nhở người thân của mình ăn uống, sinh hoạt điều độ thì còn cần chú ý nhắc nhở họ đi tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà. Đây là yếu tố rất quan trọng với quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Do đó cả người bệnh và những người thân trong gia đình đều cần nắm rõ để đảm bảo thực hiện tốt. Người thân có nhiệm vụ giúp đỡ, nhắc nhở người bệnh cả trong và sau quá trình điều trị.

Cùng chuyên mục

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

bài tập chữa rối loạn tiền đình

10 bài tập chữa rối loạn tiền đình giúp cải thiện hiệu quả

Thường xuyên thực hành các bài tập phù hợp có thể giúp hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình. Ngoài làm giảm triệu chứng của bệnh thì tập thể...

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn