Bài thuốc từ cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền từ đời này sang đời khác bởi có thể có thể đem đến nhiều tác dụng cải thiện bệnh khá tốt. Kiên trì sử dụng bài thuốc này kết hợp với chế độ sinh hoạt dinh dưỡng phù hợp hơn sẽ giúp tình trạng bệnh được thuyên giảm đáng kể mà không gặp nhiều tác dụng phụ như khi dùng thuốc.
Cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến có thực sự hiệu quả?
Trong dân gian, cây Muồng trâu còn được biết đến với những cái tên khác như Muồng lác, Muồng xức lác, Cây lác, Tâng hét,.. Dù vốn có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay cây được trồng cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực miền Trung như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An và được dân gian sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh vảy nến.
Theo y học cổ truyền, Cây muồng trâu có mùi hắc, vị hơi đắng, tính mát còn lá có vị cay tính ấm. Cả hai đều có thể dùng trong chữa bệnh với tác dụng giảm ngứa, giải độc, tiêu viêm, sát trùng – những triệu chứng thường gặp trong bệnh vảy nến.
Khi sao vàng thân và các bộ phận của muồng trâu làm thuốc sắc uống hằng ngày sẽ đem đến tác dụng giải độc mát gan, nhờ đó giải quyết các bệnh lý vàng da, hắc lào và một số bệnh da liễu. Khi gan thận khỏe, các độc tố không tích trữ trong cơ thể giúp hạn chế các yếu tố gây kích ứng bệnh vảy nến đáng kể, ngăn ngừa tối đa các bệnh nấm da.
Cao làm từ cây muồng trâu còn đem đến tác dụng cân bằng chỉ số ALT và bilirubin để bảo vệ gan và các chức năng khác trong cơ thể được khỏe mạnh toàn diện. Ngoài ra dược liệu này còn tham gia vào việc điều trị và kiểm soát rất nhiều bệnh lý khác như bệnh viêm họng, viêm amidan, táo bón..giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện và dễ dàng chống lại một số yếu tố làm kích ứng bệnh vảy nến.
Các nghiên cứu hiện cũng tìm thấy hoạt chất Anthraquinones có trong cây muồng trâu có thể đem đến tác dụng ức chế bệnh vảy nến và chàm hiệu quả. Hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong thảo dược này cũng giúp ngăn ngừa các viêm nhiễm tổn thương trên da và đẩy nhanh tiến độ phục hồi các tổn thương do vảy nến hay một số bệnh da liễu khác.
Qua đó có thể thấy dùng cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến có thể đem lại những tác dụng cải thiện bệnh rất tốt, đặc biệt là khi người bệnh dùng đúng cách và kiên trì.
Những bài thuốc từ cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến
Để cải thiện tình trạng bệnh vảy nến hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo ngay những bài thuốc từ câu Muồng trâu sau
Dùng lá Muồng trâu chữa bệnh vảy nến
Lá có vị cay tính ấm, có đặc tính tiêu viêm nên có thể dùng trên những vùng da bị vảy nến mà không gây ra bất thường nào khác. Cách thực hiện bài thuốc này cũng vô cùng đơn giản, dễ làm, tiết kiệm nên được rất nhiều người sử dụng để hy vọng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Thực hiện như sau
- Chuẩn bị một nắm lá cùng đọt tươi muồng trâu đem rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hết các tạp chất bên ngoài
- Vớt dược liệu ra để ráo rồi đem xay hoặc giã để lấy nước cốt
- Dùng phần nước cốt này để thấm lên vùng da bị vảy nến vừa được làm sạch
- Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp nhanh thẩm thấu vào da
- Rửa lại nước nước ấm trong khoảng 15 phút
Bên cạnh đó, để tăng thêm tác dụng trị bệnh bạn nên kết hợp cùng một số kem trị vảy nến như KenTax. Cách thực hiện như sau
- Dùng phần nước cốt dược liệu vừa thu được trộn cùng kem trị lác KenTax với tỉ lệ 2:1
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến đã được làm sạch, chú ý massage nhẹ nhàng để da được thư giãn và thẩm thấu nhanh chóng hơn.
- Chờ hỗn hợp khô trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm
Bạn cũng có thể kết hợp với các thuốc bôi trị bệnh vảy nến khác như Nizoral Ketoconazol, Butenafine,.. Tuy nhiên nếu có ý định kết hợp với các kem đặc trị nên tham khảo thêm qua ý kiến bác sĩ bởi trong muồng trâu có thể có các chất làm tương tác với thành phần của thuốc. Hoặc để an toàn hơn bạn chỉ nên xài nước cốt từ muồng trâu, tuy cho hiệu quả chậm nhưng có độ an toàn cao hơn.
Đắp lá cây muồng trâu trị vảy nến
Trong bài thuốc này có dùng thêm muối hột nhằm tăng cường tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm. Vì vậy nếu đang có các vết trầy trước trên da bạn nên chú ý hạn chế dùng dược liệu này cho có thể gây xót, rát do có muối.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau
- Chuẩn bị một nắm lá cùng đọt tươi muồng trâu đem rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ hết các tạp chất bên ngoài
- Vớt dược liệu ra để ráo rồi đem giã với một ít muối hột
- Làm sạch vùng da bị vảy nến
- Đắp hỗn hợp lên trên trong 15- 20 phút
- Rửa lại với nước sạch
Bài thuốc giải độc mát gan với cây muồng trâu
Như đã nói, thanh lọc gan thận sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng từ đó có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng vảy nến đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát. Vì vậy bạn có thể duy trì việc uống nước sắc từ cây muồng trâu để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
Thực hiện như sau
- Dùng phần thân và lá của câu muồng trâu đã được phơi khô và rửa sạch
- Sao vàng các dược liệu cho đến khi có mùi thơm nhẹ
- Cho nước sạch vào sắc để làm thuốc
- Mỗi lầm chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để sắc uống trong ngày, tránh dùng cho ngày hôm sau.
Tắm với lá muồng trâu
Với đặc tính giải độc tiêu viêm của cây muồng trâu, bạn cũng có thể nấu nước tắm với thảo dược này để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Dùng nước tắm này hằng ngày đặc biệt với những trường hợp bệnh mới khởi phát giúp hạn chế những tổn thương kích ứng trên da hiệu quả.
Thực hiện như sau
- Dùng lượng lá cây muồng trâu vừa đủ để tắm, sau đó đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng nhằm loại bỏ các tạp chất nếu có
- Vò nát lá cây và cho vào ấm, thêm 1 – 2 lít nước đem đun cho sôi thêm khoảng vài phút
- Để tăng thêm tác dụng sát khuẩn, bạn nên cho thêm một ít muối hột
- Pha nước với nước sạch để tắm hay ngâm những vùng da bị vảy nến
- Chú ý không nên tắm quá lâu, không nên cào gãi tại các vùng da bị tổn thương vì nước muối có thể làm xót da
Pha trà cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến
Bạn cũng có thể làm trà từ quả của cây muồng trâu để uống hằng ngày giúp kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Cách này có thể dùng hằng ngày, thậm chí là dùng kéo dài sau khi hết bệnh để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Thực hiện như sau
- Dùng khoảng 5 – 20g quả muồng trâu đã được khô đem làm sạch, bỏ hạt
- Cho dược liệu vào bình thủy tinh hoặc bình trà rồi đổ thêm 1 lít nước sôi vào hãm trong 20 phút
- Dùng trà uống hết trong ngày, không nên để qua ngày hôm sau vì trà có thể bị chua hay hư hỏng không tốt.
Một số lưu ý khi dùng cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh có yếu tố mãn tính và hiện tại cũng chưa có cách nào để điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy bài thuốc từ cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến cũng chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng tạm thời, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn. Do có nguồn gốc từ thảo dược liệu hiệu quả các bài thuốc này cũng thường khá chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối người bệnh cũng nên chú ý các vấn đề sau
- Chỉ nên áp dụng bài thuốc với những trường hợp vảy nến nhẹ, với những trường hợp bệnh nặng bài thuốc sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi
- Một số đối tượng không nên sử dụng các bài thuốc từ cây muồng trâu bao gồm phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người đang bị lạnh bụng, đau bụng đi ngoài để tránh các phản ứng phụ không mong muốn
- Sử dụng nguồn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn
- Đảm bảo rửa sạch các dược liệu trước khi dùng để tránh một số tạp chất có thể còn sót lại
- Nếu đang sử dụng thuốc Tây cần tham khảo thêm với bác sĩ để tránh nguy cơ tương tác với các chất
- Không nên lạm dụng cây muồng trâu với số lượng lớn hay dùng trong thời gian quá dài
- Hạn chế dùng trên những vùng da bị lở loét quá nhiều
- Dừng thuốc ngay nếu có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó chịu
- Người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất
- Sau một thời gian sử dụng nếu không đem lại những hiệu quả cải thiện bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Bài thuốc từ cây muồng trâu chữa bệnh vảy nến vừa đơn giản dễ làm nhưng cũng đem lại hiệu quả rất tốt nếu được sử dụng đúng cách. Dù vậy để đảm bảo an toàn hơn, người bệnh vẫn nên tham khảo thêm với bác sỉ chủ trị để được hỗ trợ tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!