Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bài thuốc từ cây lá bỏng chữa loét dạ dày theo dân gian

Cây lá bỏng chữa loét dạ dày là bài thuốc đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời do thực sự đem lại hiệu quả tốt, cách làm đơn giản mà lại cực kỳ an toàn. Thực hiện các bài thuốc đúng cách kết hợp với chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh khó chịu nhanh chóng.

Bài thuốc từ cây lá bỏng chữa loét dạ dày có thực sự hiệu quả?

Cây lá bỏng hay còn được dân gian gọi là cât trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn.. được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đây là dạng cây lâu năm, lá có phiến dày, bên trong chứa nhiều nước, có răng cưa hai bên mép, mọc đối xứng hai bên. Trước đây người ta thường dùng loại cây này để chữa bỏng rất hiệu quả nên được gọi luôn là cây lá bỏng.

cây lá bỏng chữa loét dạ dày
Cây lá bỏng chữa loét dạ dày là bài thuốc được dân gian sử dụng nhiều vì đem lại kết quả tốt

Dân gian thường dùng toàn thân cây để trị bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là dùng lá do có chứa rất nhiều hoạt chất có ích. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc quy vào kinh can và đem đến tác dụng tiêu viêm, tiêu thũng, sinh cơ, chỉ thống, giảm đau, tiêu độc rất tốt. Bởi thế dân gian thường tận dụng để chữa bỏng, chữa mụn nhọt, giải rượu, giảm đau nhức xương khớp hay dùng trong điều trị viêm loét dạ dày.

Các nghiên cứu hiện đại cũng tìm ra rất nhiều hoạt chất có ích trong cây lá bỏng, bao gồm

  • Acid malic là hoạt chất rất tốt cho da, ngoài ra nó còn giúp giảm mệt mỏi, giảm các triệu chuuwnsg lien quan đến lão hóa
  • Acid citric giúp đem đến tác dụng kháng viêm mạnh để hạn chế các tổn thương trong niêm mạc. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy Acid citric có thể gây ra cảm giác đầy hơi ở một số người bị bệnh dạ dày nhưng trong cây lá bỏng hàm lượng của nó khá nhỏ nên không quá ảnh hưởng.
  • Bryophilyn là chất có khả năng kháng khuẩn cực mạnh, có thể loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh dạ dày như vi khuẩn HP.
  • Các glucosid flavonoic: Bao gồm quercetin 3-diarabinosid hay kaempferol 3-glucosid
  • Một số hợp chất phenolic: Chẳng hạn như acid p-cumaric hay p-hydroxeybenzoic…
  • Một số hoạt chất khác: Oxalic, Isocitric..

Do đó có thể thấy các thành phần của cây lá bỏng có thể đem đến tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày khá tốt, đặc biệt nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP. Sử dụng cây lá bỏng đúng cách có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, hỗ trợ làm lành các vết loét ở niêm mạc, giảm tình trạng nóng rát, ợ hơi đáng kể.

Đặc biệt do làm lượng nước lớn có trong cây lá bỏng cũng là yếu tố giúp cải thiện bệnh rất nhiều. Bổ sung đầy đủ lượng nước sẽ đẩy nhanh tiến độ đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch, giảm ợ hơi ợ nóng đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Kiên trì dùng bài thuốc từ lá bỏng mỗi ngày sẽ giúp sức khỏe mạnh chóng phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất.

Các bài thuốc từ cây lá bỏng chữa loét dạ dày

Các bài thuốc từ cây lá bổng vừa đơn giản, vừa dễ làm. Bạn có thể tìm sẵn thấy các dược liệu này tại quanh nơi ở hoặc tìm mua với mức giá rất rẻ. Thực hiện đúng cách giúp tiết kiệm tối đa chi phí điều trị các bệnh dạ dày cho người bệnh.

Sắc nước lá bỏng

Bài thuốc từ cây lá bỏng chữa loét dạ dày bằng cách sắc nước uống hay xay nhuyễn lấy nước cốt uống vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Thời gian thực hiện không quá lâu để người bệnh có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.

cây lá bỏng chữa loét dạ dày
Sắc hoặc xay nhuyễn lá bỏng lấy nước hằng ngày giúp cải các triệu chứng đau bụng khó chịu do viêm loét dạ dày

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 50g lá bỏng đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Rửa sạch tay rồi vò nát lá bỏng, đem sắc với nước
  • Nấu nước đên khi đặc lại thì tắt bếp
  • Chia thuốc thành hai phần dùng hết trong ngày, nên dùng ngay khi còn ấm

Ăn lá bỏng

Người bệnh cũng có thể ăn trực tiếp lá bỏng để hấp thụ hết các dưỡng chất có trong dược liệu. Tuy nhiên vị lá bỏng có thể hơi lạ và khó ăn với một số người nên không phải ai cũng có thể sử dụng.

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 40g lá bỏng đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Đun một nồi nước sôi, sau đó cho lá bỏng đã rửa sạch qua chần sơ, không chần quá chín mềm
  • Dùng ăn hết trong ngày

Lá bỏng và su hào

Trong su hào có chứa rất nhiều đạm, chất xơ, nước cùng rất nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe khác giúp cơ thể mau chóng phục hồi sau những tổn thương do viêm loét dạ dày. Các nghiên cứu còn cho thấy các dưỡng chất trong củ su hào có thể hỗ trợ quá trình thanh lọc máu và thận đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hóa. Kết hợp cùng cây lá bỏng sẽ đem đến một bài thuốc tuyệt vời giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị khoảng 30g củ su hào 30g cây thuốc bỏng
  • Các dược liệu đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Su hào gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn cả hai dược liệu
  • Lọc lấy nước cốt để uống mỗi ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày đáng kể.

Bài thuốc cây lá bỏng chữa loét dạ dày bị tiêu chảy

Đau dạ dày đi ngoài lỏng hay tiêu chảy cũng là triệu chứng xuất hiện ở nhiều đối tượng khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó dùng ngay bài thuốc từ lá bỏng kết hợp với một số dược liệu khác để cải thiện tình trạng này nhanh chóng giúp sức khỏe ổn định hơn.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị Lá bỏng 40g, cỏ seo gà và lá mơ lông sử dụng 20g mỗi loại, cam thảo đất 16g
  • Các dược liệu đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Các dược liệu đem sắc lấy nước uống thay trà
  • Dùng mỗi ngày 1 thang tỏng 3- 5 ngày liên tiếp để cải thiện các triệu chứng nhanh nhất

Dùng lá bỏng chữa mất ngủ

Tình trạng đau dạ dày thường xuất hiện nhiều hơn về đêm khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu, lâu dần có thể hình thành rối loạn giấc ngủ và khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Do đó sử dụng các bài thuốc từ lá bỏng sẽ giúp người bệnh ngủ sâu và ngon hơn, từ đó sức khỏe cũng ổn định hơn nhiều.

cây lá bỏng chữa loét dạ dày
Nhai lá bỏng cùng một ít muối sẽ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn, không bị các cơn đau làm phiền

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 40g lá bỏng đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Nhai sống lá bỏng hoặc có thể nhai cùng vài hạt muối để tăng tính sát khuẩn
  • Ngậm bã lá bỏng một chút rồi nuốt
  • Thực hiện trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.

Một số chú ý khi dùng cây lá bỏng chữa loét dạ dày

Bài thuốc từ cây cây lá bỏng chữa loét dạ dày chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, không mang tính chất điều trị bệnh hoàn toàn. Đồng thời do có chiết xuất từ thảo dược nên hiệu quả bài thuốc cũng khá chậm, vì thế chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát, tránh dùng cho các trường hợp viêm loét dạ dày nặng.

Bên cạnh đó hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, không phải ai cũng đem đến hiệu quả như nhau. Người bệnh sau sử dụng khoảng 1 tuần nếu không thấy hiệu quả bệnh cải thiện nên tham khảo các bài thuốc khác, tránh phụ thuộc vào các bài thuốc này quá nhiều.

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối, người dùng nên chú ý một số vấn đề sau

  • Đảm bảo rửa sạch hoàn toàn dược liệu trước khi dùng để ngăn ngừa các bụi bẩn và tạp chất còn sót lại, tránh để đi vào cơ thể gây nguy hiểm
  • Nếu kết hợp dược liệu với vị thuốc Đông y thì nên tạm dụng thuốc Tây y vì có thể gây tương tác giữa các chất
  • Những người bị sỏi thận nên cân nhắc không lạm dụng cây lá bỏng vì trong thành phần của dược liệu có chứa lượng acid citric nhỏ và có thể làm tăng tính trạng bệnh
  • Dừng thuốc ngay nếu có các triệu chứng như nôn mửa, dị ngứa, nổi mày đay..
  • Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để bồi bổ sức khỏe

Cây lá bỏng chữa loét dạ dày là bài thuốc tuy đơn giản nhưng có thể đem lại hiệu quả khá tốt mà người bệnh nên tham khảo thêm. Kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ chính là cách tốt nhất để người bệnh mau phục hồi sức khỏe và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là bệnh gì?

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Theo một thống kê gần đây cho thấy trong tổng số các trường hợp bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ người bệnh do nhiễm khuẩn HP chiếm đến...

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc bờ cong nhỏ bị viêm, loét do tăng tiết axit dịch vị quá mức. Nguyên nhân...

Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm dạ dày mạn tính là bệnh lý tương đối nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều...

Chán ăn, nhức đầu, đau thắt bụng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc (lớp lót) đường tiêu hóa bị viêm do các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh...

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột cấp là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, buồn nôn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn