Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Cắt trĩ có nguy hiểm không? Có nên phẫu thuật cắt trĩ?

Trĩ là căn bệnh xuất hiện do sự giãn, căng phồng quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm phía trên hoặc dưới đường lược trong hậu môn. Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ và phẫu thuật cắt trĩ là sự lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Nếu bạn đang thắc mắc cắt trĩ có nguy hiểm không, khi nào nên phẫu thuật cắt trĩ thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Cắt trĩ có nguy hiểm không?

Cắt trĩ là phương pháp trị bệnh trĩ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đa số các trường hợp cắt trĩ đều an toàn, không gây nhiều nguy hiểm và được thực hiện ngoại trú ( nghĩa là người bệnh không cần nằm viện để theo dõi). Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự nâng cao trong trình độ của đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật cắt trĩ ngày một tiến bộ với thời gian thực hiện nhanh chóng, ít đau, ít gây biến chứng nếu người bệnh thận trọng trong khâu chăm sóc hậu phẫu thuật.

Cắt trĩ có nguy hiểm không, có đau không, khi nào nên thực hiện cắt trĩ là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân
Cắt trĩ có nguy hiểm không, có đau không, khi nào nên thực hiện cắt trĩ là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Cắt trĩ là một trong những phương pháp hữu hiệu khi các lựa chọn điều trị khác không mang lại hiệu quả.  Được coi là giải pháp giúp điều trị an toàn, là một mắt xích quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ vì sau khi cắt, người bệnh phải đặc biệt chú ý trong chế độ chăm sóc để tránh biến chứng, đề phòng bệnh tái phát. Bệnh trĩ cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện, tuyệt đối không nên vì tâm lý e ngại mà tự điều trị tại nhà. Nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Có nên phẫu thuật cắt trĩ? Khi nào thì cắt

Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh đem đến nhiều bất tiện và phiền toái cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt. Với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Người bệnh chỉ cần điều trị sớm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên vận động,..sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.

Đối với những người bị bệnh trĩ ở mức độ nặng, kích thước của búi trĩ lớn, sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay đẩy vào, hậu môn đau rát, chảy máu khi đi tiêu. Khi đó, thời gian điều trị lâu dài và khó khăn hơn. Khi bệnh ở mức độ này, phẫu thuật cắt trĩ được cân nhắc lựa chọn do có nhiều vấn đề phát sinh.

 Cắt trĩ chỉ áp dụng cho những trường hợp:

  • Bệnh nhân bị trĩ nội độ 3, độ 4 có búi trĩ to, sa ra ngoài không thể ấn vào được
  • Trĩ ngoại độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẽn mãn tính, thường xuyên chảy máu, đau rát.
  • Trĩ hỗn hợp với búi trĩ lớn, sa ra ngoài, gây chảy máu và đau đớn ở người bệnh

Cắt trĩ giúp loại bỏ những búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, khôi phục vùng cơ hậu môn, đồng thời cải thiện sự bền vững của các mao mạch ở tầng sinh môn. Thông thường, thời gian cho một ca cắt trĩ ngắn và thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận sẽ gây ra một số ảnh hưởng và biến chứng cho người bệnh. Vì vậy cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ, bên cạnh đó việc chăm sóc hậu phẫu thuật cũng đóng một vai trò quan trong.

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay

Như vậy, với thắc mắc cắt trĩ có nguy hiểm không thì câu trả lời là không, đây là phẫu thuật có mức độ khó không cao, kết hợp với trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật một cách an toàn, nhanh chóng mà không gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ an toàn, được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng việc kết hợp đồng thời giữa máy cắt và khâu nối. Nguyên lý hoạt động đó là kéo búi trĩ trở về trị trí ban đầu, sau đó thực hiện cắt và khâu phần mạch máu để làm búi trĩ co và nhỏ lại. Phương pháp này ít gây cảm giác đau đớn sau khi phẫu thuật và giúp hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT: Phương pháp này dựa trên nguyên lý trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào để làm đông và thắt nút mạch máu, sau đó cắt bỏ búi trĩ bằng dao điện. Hậu phẫu thuật ít hoặc  không gây đau cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng Laser: Cắt trĩ bằng Laser sử dụng nguyên lý khuếch đại quang hoặc nhằm tiêu diệt các mô tế bào của búi trĩ nhờ vào nhiệt lượng của ánh sáng. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng các chùm tia Laser tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các búi trĩ, giúp loại bỏ chúng một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn. Phương pháp này được xem xét đối với những bệnh nhân trĩ nội trĩ ngoại ở mức độ 3 và 4.
  • Phẫu thuật bằng phương pháp cắt trĩ PPH: Phương pháp này dựa trên nguyên lý hoạt động của máy khâu, loại bỏ búi trĩ bằng cách thực hiện mở lỗ hậu môn rồi dùng một loại máy đặc thù để cắt bỏ lớp niêm mạc hậu môn trực tràng bị phình ra và chặn động tĩnh mạch ở cuối trực tràng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với người bị trĩ nội độ 3, 4 và trĩ vòng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan: Là phương pháp cắt trĩ bằng cách cắt riêng từng búi trĩ một và để lại ở giữa các búi trĩ cầu da niêm mạc và khâu lại. Phương pháp này thường được thực hiện đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp, trĩ nội độ 3, 4 có hoặc không có tắc mạch và trĩ nội độ 2 chảy máu nhiều, đã điều trị nội khoa nhưng thất bại.
  • Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp triệt mạch trĩ. Là phương pháp phẫu thuật khâu thắt động mạch nuôi búi trĩ và khâu treo búi trĩ nhờ vào hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler. 
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại, ít gây biến chứng và nguy hiểm cho người bệnh
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại, ít gây biến chứng và nguy hiểm cho người bệnh

Một số biến chứng sau phẫu thuật cắt trĩ

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ngày càng hiện đại, mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp đem đến nhiều rủi ro và biến chứng hậu phẫu thuật:

  • Nếu không được chăm sóc tốt hậu phẫu thuật thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ và hậu môn
  • Một số biến chứng khác có thể kể đến như bí tiểu, nứt hậu môn, hẹp hậu môn, đại tiện không tự chủ,…tuy nhiên, những biến chứng này rất ít xảy ra, một phần còn phụ thuộc vào kỹ thuật, trình độ của bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật cũng như việc chăm sóc hậu phẫu thuật

Một số lưu ý sau khi cắt trĩ để tránh rủi ro

Việc chăm sóc sau khi cắt trĩ là rất quan trọng để đảm bảo không gặp rủi ro sau này, vì thế người bệnh cần lưu ý:

Để tránh rủi ro sau cắt trĩ, bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc và lối sống
Để tránh rủi ro sau cắt trĩ, bạn nên cẩn thận trong khâu chăm sóc, chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống
  • Chú ý vệ sinh hằng ngày: ngâm và rửa vết thương bằng nước ấm, chú ý lau khô vùng hậu môn bằng khăn sạch và dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm, giảm sưng và giúp kích thích tế bào mới.
  • Chú ý vận động: sau khi phẫu thuật cắt trĩ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể để tránh đau rát.
  • Không quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến vết thương cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và nghỉ ngơi một cách khoa học cũng là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hậu phẫu thuật có được kết quả tốt.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cắt trĩ có nguy hiểm không, khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bạn đang mắc trĩ ở mức độ nặng, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, không nên vì tâm lý e ngại mà chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của căn bệnh này.

Cùng chuyên mục

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ thường được dân gian truyền tai nhau vừa có hiệu quả, vừa an toàn mà lại không có quá nhiều tác dụng phụ. Thực...

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

"Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến...

Bà bầu bị sa búi trĩ

Bà bầu bị sa búi trĩ và các biện pháp khắc phục an toàn

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng như khó đẻ thường, tâm lý, sức khỏe cũng suy giảm nhiều. Cần nhanh chóng phát...

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Hay phải cắt?

Có thể nói rằng, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và là nỗi khổ của rất nhiều người. Chính vì điều này khiến cho rất nhiều...

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2 xuất hiện khi búi trĩ có xu hướng tăng kích thước, sa xuống ống trực tràng. Các biểu hiện điển hình của bệnh lý ở...

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh trĩ, lúc này các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, rất khó nhận biết

Bệnh trĩ nội độ 1: Dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh thường gặp ở người ăn uống không khoa học, người già, phụ nữ mang thai,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn