Cắt trĩ có đau không? Cắt trĩ bao lâu thì khỏi
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trĩ là căn bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh được chia làm 4 mức độ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp. Riêng với người mắc trĩ độ 3 trở lên, người bệnh cần được phẫu thuật cắt trĩ để điều trị. Nếu bạn đang thắc mắc cắt trĩ có đau không bao lâu khỏi thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?
Trĩ hay lòi dom là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh dãn quá mức. Trĩ được chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó trĩ nội chịu lực nén bên trong, thường có các triệu chứng sung huyết, chảy máu, sau búi trĩ, còn trĩ ngoại có các búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, bên ngoài hậu môn, dù nặng hay nhẹ thì bạn cũng không thể đẩy chúng vào bên trong được.
Bệnh trĩ cần được điều trị càng sớm càng tốt, khi ở giai đoạn đầu, việc điều trị khá đơn giản, không chỉ giúp giảm đau đớn, ngăn ngừa được các biến chứng mà chi phí điều trị cũng thấp. Thế nhưng, do tâm lý chủ quan, e ngại, hầu hết những bệnh nhân đến khám và điều trị trĩ khi các triệu chứng bệnh đã nặng, thậm chí đã xuất hiện biến chứng không thể kéo dài được nữa.
Thông thường, với người mắc trĩ độ 2 trở xuống, người bệnh không nhất thiết phải phẫu thuật cắt trĩ mà chỉ cần uống thuốc và dùng các thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị. Đối với bệnh nhân mắc trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, gây đau đớn chảy máu nhiều thì được khuyến cáo nên phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ chỉ là 1 mắt xích trong phác đồ điều trị bệnh trĩ, bởi lẽ sau khi cắt còn phải phục hồi chức năng hậu môn, điều trị dứt điểm nguyên nhân để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cắt trĩ có đau không?
Đối với bệnh nhân mắc trĩ độ 3 trở lên, cần được phẫu thuật cắt búi trĩ để tránh các biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt, nhiễm khuẩn… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Phần lớn các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ đều mang đến cảm giác đau đớn cho người bệnh, tuy nhiên mức độ đau ít hay nhiều phụ thuộc vào từng phương pháp. Cụ thể:
- Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo: Được chỉ định với người mắc trĩ độ 2 – 3, nhất là người mắc trĩ vòng. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, chỉ khoảng 30 phút, vì dùng máy khâu vòng cắt trên đường lược, nơi ít có dây thần kinh cảm giác nên ít gây đau cho bệnh nhân. Hơn nữa, thời gian xuất viện nhanh, tỷ lệ tái phát cũng chậm.
- Phương pháp cắt trĩ HCPT: Là phương pháp dùng sóng cao tần HCPT để phẫu thuật, được đánh giá là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Khi cắt trĩ bằng HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ, thậm chí không đau trong suốt quá trình thực hiện. Thời gian lành vết thương và sớm trở lại sinh hoạt bình thường cũng nhanh hơn rất nhiều.
- Phương pháp cắt trĩ Milimorn Morgan: Được chỉ định áp dụng cho người mắc trĩ độ 3 – 4 hoặc trĩ độ 2 nhưng bị chảy máu. Được đánh giá là ít gây biến chứng, trị dứt điểm được bệnh, tỷ lệ tái phát cũng thấp, tuy nhiên lại gây đau lâu và đặc biệt sẽ dễ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
- Tiêm xơ búi trĩ: Dùng cồn 700 tiêm vào gốc búi trĩ, không phải là phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nên không gây đau, hiệu quả cao. Cần kết hợp với việc uống thuốc đông dược hoặc tân dược để làm xơ teo mạch máu, tổ chức búi trĩ để búi trĩ teo nhỏ và dứt hẳn.
Cắt trĩ bao lâu thì khỏi?
Với thắc mắc cắt trĩ có đau không bao lâu khỏi thì câu trả lời còn phụ thuộc vào phương pháp cắt trĩ mà bạn lựa chọn. Thông thường, đa số các bệnh nhân sau khi cắt trĩ sẽ hồi phục sức khỏe và có thể sinh hoạt lại bình thường sau 2 – 3 tuần. Thế nhưng, có những trường hợp có người lành vết thương sau 10 – 15 ngày, có người phải đến 30 – 45 ngày mới khỏi.
Sự chênh lệch về thời gian lành vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như: chế độ chăm sóc, tình trạng sức khỏe người bệnh, phương pháp thực hiện, tay nghề của bác sĩ, sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại trong phẫu thuật… Cụ thể như sau:
1. Tình trạng sức khỏe người bệnh
Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh, mức độ tổn thương do búi trĩ gây ra mà thời gian lành bệnh ở mỗi người cũng có sự khác nhau. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch hoạt động tốt, các tổn thương không quá nghiêm trọng thì khả năng hồi phục của cơ thể cũng nhanh hơn. Trong khi đó, nếu người bệnh sức khỏe kém, thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với những người phẫu thuật cùng phương pháp tại thời điểm đó.
2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thực hiện cũng là một trong những yếu tố quyết định thời gian lành bệnh sau khi cắt trĩ, nếu bạn chọn phương pháp cắt trĩ Milimorn Morgan thì thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn so với các phương pháp khác nhưng bù lại phương pháp này ít biến chứng. Trong khi đó, các kỹ thuật cắt trĩ hiện đại như dùng sóng cao tần HCPT, phương pháp Longo, PPH… sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn các biện pháp phẫu thuật truyền thống.
Riêng với bệnh nhân sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng tia laser do mất nhiều máu hơn nên phải mất khoảng 45 ngày hoặc lâu hơn để vết thương có thể lành lại. Nhìn chung, sau 1 – 2 tuần là người bệnh có thể đi làm bình thường, sau 1 – 2 tháng nếu được chăm sóc cẩn thận thì vết thương sẽ lành hẳn.
3. Yếu tố khác
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sức khỏe có thể kể đến như:
- Chế độ chăm sóc: Một bệnh nhân có chế độ chăm sóc khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh bao giờ cũng nhanh phục hồi, ít có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng hơn các bệnh nhân khác.
- Tay nghề của bác sĩ: Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại thì quá tình cắt trĩ sẽ diễn ra thuận lợi, tránh được các biến chứng, đồng thời thời gian hồi phục cũng sẽ nhanh hơn so với các bệnh nhân khác.
Biện pháp hỗ trợ vết thương lành nhanh sau khi mổ trĩ
Như vậy, với thắc mắc cắt trĩ có đau không bao lâu khỏi hẳn bạn đã có câu trả lời phù hợp. Để thúc đẩy quá trình hồi phục, để vết thương nhanh lành, người bệnh cần chú ý đến chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi sau tổn thương. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sau khi cắt trĩ, để vết thương nhanh lành, tránh biến chứng, người bệnh cần đi lại điều độ, không nhịn đại tiện, vệ sinh sạch sẽ hậu môn, tránh vệ sinh quá lâu để không khiến hậu môn sưng phù, chảy máu
- Nên đi bộ mỗi ngày 45 phút, không đứng hay ngồi xổm quá lâu. Nên vận động nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh để không làm chèn ép lên vùng xương chậu và hậu môn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, vào những ngày đầu sau cắt trĩ, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo súp, nhớ uống nhiều nước. Cần hạn chế ăn nhiều tinh bột, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích để tránh gây phù nề niêm mạc đường tiêu hóa
- Kiêng quan hệ tình dục để tránh gây áp lực lên các cơ quan ở xung quanh hậu môn, chỉ quan hệ tình dục khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng đã hồi phục hoàn toàn
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh làm việc nặng, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài để không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Một số lưu ý trước khi mổ trĩ bạn cần nhớ
Trước khi mổ trĩ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chăm sóc búi trĩ đúng cách, thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn để tránh nhiều trùng
- Tuân theo chỉ dẫn, các chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau quá trình điều trị để giúp búi trĩ được cắt thuận lợi đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, cần uống nhiều nước, bổ sung các loại rau quả giàu vitamin và chất xơ
- Tránh ngồi đại tiện quá lâu, tránh rặn nhiều để không gây ảnh hưởng vết thương
- Trước khi phẫu thuật, cần khai báo các loại thuốc mình đang dùng, một số thuốc phải ngưng dùng vài ngày trước khi cắt trĩ
- Bệnh nhân cũng cần ngưng hút thuốc trước phẫu thuật ít nhất 2 tuần vì có thể gây cản trở quá trình chữa bệnh
- Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, thực hiện x-quang ngực, điện tâm đồ để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm
- Trước khi cắt trĩ, bệnh nhân cũng được yêu cầu nhịn ăn khoảng 6 – 12 tiếng để ruột sạch, mục đích là để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc phẫu thuật.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cắt trĩ có đau không bao lâu khỏi và cách chăm sóc giúp vết thương nhanh lành. Tóm lại, nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng thăm khám để xác định mức độ bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!