Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Dạ Dày Đỗ Minh chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày HP có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi lẽ, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần phải uống rất nhiều loại thuốc khác nhau và một trong số đó hay mắc phải các triệu chứng khó chịu ở vùng bụng. Chính những tác dụng phụ không mong muốn này đã gây ra hiện tượng đau dạ dày sau khi dùng thuốc. 

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết

Mặc dù các loại thuốc Tây có tác dụng điều trị bệnh khá tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể mang đến những tác dụng phụ cho cơ thể. Đặc biệt, nó sẽ gây đau dạ dày trầm trọng nếu như bạn sử dụng sai cách.

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Thuốc Tây có tác dụng điều trị bệnh khá tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể mang đến những tác dụng phụ cho cơ thể

Để hạn chế được tình trạng này, bạn nên tìm hiểu những cách sau đây:

Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ

Khi thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế, bạn nên khai báo với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình một cách đầy đủ. Đặc biệt là khi bạn đã gặp qua tình trạng đau dạ dày sau khi uống thuốc. Có thể đưa cho bác sĩ các đơn thuốc bạn đã từng sử dụng qua để bác sĩ gia giảm hoặc thay đổi một số loại phù hợp với bạn. Ngoài ra, bạn cần báo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc để có các phương án điều trị hiệu quả hơn.

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Nên khai báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, đặc biệt là khi bạn đã gặp qua tình trạng đau dạ dày sau khi uống thuốc.

Tránh những loại thuốc có nguy cơ gây đau dạ dày

Một số loại thuốc Tây có thể sẽ tác động một số chất lên các tế bào bên trong cơ thể, từ đó sẽ gây tình trạng kích thích dạ dày, làm giảm chất nhầy, từ đó làm lớp niêm mạc của dạ dày phải chịu tổn thương. Nếu bạn không khắc phục sớm vấn để này sẽ khiến vùng niêm mạc của dạ dày ngày càng suy yếu đi, tạo ra các ổ loét, thậm chí là xung huyết dạ dày nghiêm trọng.

Cụ thể, các loại thuốc có thể gây tác dụng không muốn lên dạ dày như sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (Aspirin): Thuốc này được dùng khi người bệnh sốt cao, đau răng, nhức đầu, thấp khớp,… nó có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm quá trình đông máu. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc này được ghi nhận có nguy cơ cao gây nên tình trạng đau dạ dày, sử dụng lâu dài với liều lượng cao có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, nặng hơn có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày.
  • Thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống dị ứng. Tuy có nhiều lợi ích nhưng loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở người bệnh nếu có thêm các yếu tốt kết hợp như: ăn quá nhiều đồ cay nóng, thường xuyên uống rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm Steroid: Bao gồm các loại như: Indomethacin, ibuprofen, diclofenac,… có tác dụng giảm đau, chống viêm, thường hiệu quả với các trường hợp mắc các bệnh lý xương khớp. Sử dụng quá liều lượng các loại thuốc này sẽ có các biểu hiện như: buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, nóng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng,… Nguyên nhân là trong các loại thuốc này có chứa các chất khó hòa tan trong môi trường acid dạ dày dẫn đến tích tụ thành đám gây ức chế, ăn mòn, làm tổn thương lớp niêm mạc.
Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Thuốc Tây có thể sẽ tác động một số chất lên các tế bào bên trong cơ thể, từ đó sẽ gâu tình trạng đau dạ dày

Hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh thường sẽ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại nhưng lại có nhược điểm là tiêu diệt các lợi khuẩn có lợi trong dạ dày khiến cho hoạt động của dạ dày trở nên khó khăn hơn và dể sinh ra bệnh.

Kháng sinh là chất đặc biệt được chiết từ vi sinh vật và nấm đặc biệt để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh lâu ngày, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém đi trông thấy và dể dàng xuất hiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày, nóng rát dạ dày,…

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Dùng kháng sinh lâu ngày, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém đi trông thấy và dể dàng xuất hiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày

Chú ý thời điểm dùng thuốc

Thuốc chữa bệnh có 2 loại là dùng trước khi ăn và sau khi ăn. Có nghĩa là loại sẽ cần uống lúc bụng còn đói và loại khác sẽ cần có thức ăn làm chất trung hòa hoặc làm rào chắn giúp bảo vệ dạ dày của bạn khỏi sự tấn công mạnh mẽ của thuốc. Vì vậy, bạn cần xác định xem loại thuốc đang dùng thuộc loại nào để có thể uống đúng cách.

Không nên uống thuốc bù cho lần sau. Đây là tình trạng thường gặp đối với những người tới giờ uống thuốc nhưng lại quên uống. Đến lần tiếp theo thì lại dồn cả 2 lần uống, điều này sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu và dạ dày tăng cao dễ dẫn đến nguy hiểm cho cơ thể người bệnh.

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Không nên uống thuốc bù cho lần sau.

Không nên dùng thuốc quá liều

Việc dùng thuốc không đủ liều lượng sẽ làm giảm thiểu hiệu quả kháng lại vi khuẩn của cơ thể, kéo dài thời gian điều trị. Ngược lại, nếu sử dụng quá liều bạn sẽ làm hại đến dạ dày một cách nhanh chóng nhất. Cụ thể, thuốc Tây vốn là hóa chất được tổng hợp, khi sử dụng quá liều có thể tăng hoạt lực của thuốc dẫn đến nguy cơ đau dạ dày trầm trọng.

Sử dụng một thứ gì đó quá liều chưa bao giờ là tốt, kể cả thuốc Tây cũng vậy. Vì thế, bạn cần chú ý vấn đề này, không nên quá vội vàng trong việc điều trị bệnh mà vô tình làm hại đến cơ thể. Nếu lỡ sử dụng thuốc quá liều và gặp các triệu chứng khó chịu, đau dạ dày, hãy báo ngay với bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

Cách uống thuốc Tây không hại dạ dày người bệnh nên biết
Sử dụng một thứ gì đó quá liều chưa bao giờ là tốt, kể cả thuốc Tây cũng vậy.

Xử lý cơn đau dạ dày sau khi uống thuốc

Hiện tượng đau dạ dày sau khi uống thuốc vốn rất khó chịu với người bệnh. Làm sao để giảm nhanh cơn đau luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để khắc phục nhanh tình trạng này:

  • Ăn sữa chua: Đây là một món ăn chứa nguồn lợi khuẩn dồi dào có lợi cho dạ dày của bạn. Vì với những người dùng kháng sinh quá nhiều, nguồn lợi khuẩn có thể hao hụt đáng kể. Do đó, bổ sung sữa chua sẽ hạn chế được tình trạng đau dạ dày sau khi uống thuốc hiệu quả.
  • Dùng súp gà: Bạn hãy dùng nước súp gà khi bị đau dạ dày vì đây là một nguồn bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể và dạ dày trong thời gian sử dụng các loại kháng sinh, giảm đau.
  • Chườm nước nóng lên bụng: Có thể kết hợp cách này với một trong hai cách trên để chứng đau dạ dày sớm biến mất. Chườm nước nóng có tác dụng giúp vùng bụng và dạ dày được thư giãn. Đồng thời, các cơn đau do dạ dày bị tổn thương cũng có thể dịu lại, khi chườm bạn nên nằm ở tư thế thoải mái và thực hiện khoảng 15 – 20 phút để thấy cơn đau được giảm thiểu.
  • Uống trà hoa cúc La Mã: Đây là loại thảo mộc tốt cho việc thư giản, giải tỏa tâm lý và hoạt động như một chất kháng viêm. Trà hoa cúc có tác dụng xoa dịu các cơn đau dạ dày, đau bụng, nóng bụng cồn cào cho tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, kháng sinh gây nên.
  • Uống nước cơm: Nước cơm có tác dụng làm dịu các cơn đau dạ dày sau khi dùng thuốc, đồng thời tạo cho niêm mạc dạ dày một lớp màn bảo vệ vững chắc. Bạn nên chắt lấy nước cơm khi nồi cơm đang sôi, uống phần nước hơi sệt và dùng khi còn ấm, có thể thêm một ít đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.
  • Trà gừng nóng: Gừng có tác dụng rất tốt trong điều trị các cơn đau, giúp thể thư giãn thoải mái hơn. Trà gừng nóng dùng với một ít mật ong có thể xoa dịu cơn đau dạ dày, giảm cơn buồn nôn và ợ hơi hiệu quả.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách sử dụng thuốc không gây hại cho dạ dày. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách điều trị bệnh một cách khoa học, tránh những nguy cơ gây hại không tốt cho cơ thể.

Cùng chuyên mục

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Vùng dưới rốn, bên phải, bên trái,...là các vị trí đau bụng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như do ăn không tiêu, đầy hơi, ăn phải...

Trẻ bị dạ dày chữa bằng bột nghệ mật ong có được không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Và những dấu hiệu thông thường sẽ khó nhận biết hơn so với người...

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? đây cũng là câu hỏi của hầu hết người bệnh để có thể thiết lập cho bản thân thực đơn phù...

Đau dạ dày có nên uống cafe không?

Đau dạ dày có nên uống cafe? Lời khuyên từ bác sĩ

“Đau dạ dày có nên uống cafe không?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh đau dạ dày, đặc biệt là những tín đồ trung thành của thức uống...

Dạ dày Vitos có tác dụng gì?

Dạ dày Vitos có tác dụng gì? Tốt không? Có nên dùng

Dạ dày Vitos là một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến dạ dày được nhiều người tin dùng hiện...

Thực đơn cho người đau dạ dày được chuyên gia khuyến cáo

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày một cách khoa học là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xây dựng một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn