5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu không hiệu quả, dễ áp dụng
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trị huyết trắng bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ra khí hư bất thường, ngứa ngáy và nóng rát vùng kín. Bởi trong thảo dược này có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Tuy nhiên chị em cần chú ý áp dụng đúng cách để nhận được hiệu quả như mong đợi.
Vì sao lá trầu không có thể dùng trị huyết trắng?
Lá trầu không là thảo dược rất quen thuộc và dễ kiếm. Theo các tài liệu y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm và tính âm với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể như tán hàn, khu phong, chỉ thống, chống ngứa và tiêu thũng.
Với công năng đa dạng, lá trầu không được tận dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý thường gặp. Bao gồm các bệnh ngoài da, viêm nhiễm phụ khoa hay hỗ trợ cải thiện chứng đau nhức xương khớp. Trong đó, mẹo dùng lá trầu không trị bệnh huyết trắng ở nữ giới đến nay vẫn còn được áp dụng phổ biến.
Bệnh huyết trắng là thuật ngữ được dùng phổ biến trong dân gian, mô ta các vấn đề có liên quan đến sự thay đổi bất thường của khí hư. Điển hình như khí hư tiết ra quá nhiều, có mùi hôi tanh, màu sắc khác thường. Đi kèm với đó là các tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu ở vùng kín.
Trên thực tế, dùng lá trầu không đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng nêu trên. Hơn nữa, trong lá trầu còn chứa một số thành phần hoạt chất có dược tính tốt. Điển hình như Eugenol giúp kháng khuẩn và chống loét. Tanin có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và tiêu trừ các gốc tự do. Cineol có tác dụng giảm sưng đau, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Việc sử dụng lá trầu sẽ giúp ức chế hoạt động của các loại nấm men, hại khuẩn và tạp trùng có trong môi trường âm đạo. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương tại niêm mạc âm đạo. Điều này rất tốt với các trường hợp bị ra huyết trắng bất thường do viêm nhiễm phụ khoa.
5 Cách trị huyết trắng bằng lá trầu không rất dễ áp dụng
Lá trầu không chứa thành phần hoạt chất và đặc tính dược lý đa dạng. Để cải thiện triệu chứng của bệnh huyết trắng, có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp với một số nguyên liệu khác nhằm gia tăng tác dụng.
Dưới đây là 5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu không được áp dụng phổ biến:
1. Dùng nước sắc lá trầu không xông rửa vùng kín
Xông rửa vùng kín với nước sắc lá trầu không là mẹo chữa huyết trắng dễ thực hiện và được áp dụng phổ biến. Việc xông hơi sẽ giúp cho các thành phần hoạt chất trong lá trầu không len lỏi sâu hơn vào bên trong âm đạo. Từ đó tối ưu hóa khả năng ức chế nấm men, hại khuẩn và tạp trùng.
Hơn nữa, hơi nóng còn có tác dụng làm dịu vùng kín, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Sau khi xông hơi, chị em có thể tận dụng nước xông để vệ sinh vùng kín. Điều này giúp làm sạch và loại bỏ mùi hôi tanh khó chịu do tiết khí hư bất thường. Bởi lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu có mùi thơm rất đặc trưng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút
- Rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo và vò nát
- Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá trầu vào đun thêm 5 phút
- Đổ nước sắc ra chậu và dùng để xông hơi vùng kín
- Sau 15 – 20 phút, khi nước nguội thì tận dụng vệ sinh bên ngoài
- Cuối dùng dùng nước sạch để rửa lại vùng kín 1 lần nữa
Lưu ý: Cần giữ khoảng cách an toàn với mực nước xông để tránh tình trạng hơi nước quá nóng gây bỏng rát hay kích ứng. Có thể thêm vào nước xông 1 chút muối biển để nâng cao hiệu quả điều trị.
2. Kết hợp lá trầu không với phèn chua
Phèn chua (muối sunfat kali nhôm) có tác dụng sát trùng và làm giảm ngứa rất hiệu quả. Do đó, nhân dân thường tận dụng phèn chua để kết hợp với lá trầu không nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh huyết trắng.
Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, phèn chua có khả năng ức chế hoạt động của một số loại nấm men. Từ đó hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm rất tốt.
Trên thực tế, áp dụng mẹo chữa bệnh huyết trắng bằng phèn chua và lá trầu không sẽ giúp làm sạch vùng kín và giảm ngứa ngáy. Hơn nữa còn hạn chế tình trạng ra khí hư bất thường và thúc đẩy tốc độ làm lành tổn thương ở niêm mạc âm đạo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá trầu không tươi và 1 ít phèn chua
- Lá trầu ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại nhiều lần cho sạch
- Đun sôi 1.5 lít nước rồi thả lá trầu vào đun thêm 5 phút
- Tắt bếp rồi cho phèn chua vào khuấy đều cho tan hoàn toàn
- Pha 1 ít nước lã vào rồi dùng ngâm rửa vùng kín khoảng 3 – 5 phút
Lưu ý: Phèn chua có đặc tính sát trùng rất mạnh nên có thể dẫn đến khô rát vùng kín nếu sử dụng quá nhiều. Không nên kết hợp lá trầu không với phèn chua để trị huyết trắng ở những chị em có làn da quá nhạy cảm.
3. Trị huyết trắng bằng lá trầu không và lá lốt
Lá lốt là thảo dược quen thuộc có vị cay, mùi thơm và tính ấm với nhiều tác dụng như ôn trung, tán hàn, chỉ thống. Trên thực tế, thảo dược này có thể giúp làm giảm số lượng khí hư, giảm ngứa và đau tức vùng bụng dưới.
Hơn nữa, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tinh dầu lá lốt có khả năng ức chế hoạt động của nấm men, hại khuẩn và tạp trùng. Đáp ứng tốt nhất với nấm Candida albicans và trùng roi Trichomonas.
Kết hợp lá lốt với lá trầu không sẽ giúp nâng cao hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng bệnh huyết trắng. Đặc biệt là có khả năng đáp ứng với các trường hợp ra khí hư bất thường do các bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 nắm lá lốt
- Ngâm rửa các thảo dược trong nước muối loãng khoảng 10 phút
- Rửa lại thêm nhiều lần cho sạch rồi vò nát
- Đun sôi 2 lít nước, thả các thảo dược vào nấu thêm vài ba phút
- Đổ nước sắc ra chậu, dùng xông hơi vùng kín trong vòng 10 phút
- Khi nước nguội hoàn toàn có thể dùng để vệ sinh vùng kín và hậu môn
4. Kết hợp lá trầu không với lá chè xanh và muối biển
Kết hợp lá trầu không với lá chè xanh và muối biển là mẹo trị huyết trắng được áp dụng phổ biến. Sự kết hợp này có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời đáp ứng tốt với các trường hợp dùng lá trầu không đơn lẻ không nhận được kết quả như mong muốn.
Muối biển có đặc tính sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, nguyên liệu quen thuộc này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy vùng kín do tiết khí hư bất thường.
Trong khi đó, lá chè xanh cũng chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương. Phải kể đến như vitamin C, flavonoid, carotene, EGCG, quercetin và tanin.
Ngâm rửa vùng kín với nước sắc từ lá trầu không, lá chè xanh và muối biển sẽ giúp làm giảm ngứa và ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn giúp vùng kín thông thoáng và loại bỏ mùi hôi tanh khó chịu khi bị ra huyết trắng bất thường.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, 1 nắm nhỏ lá chè xanh và 2 thìa cà phê muối hạt
- Lá trầu không và lá chè xanh cần ngâm rửa thật sạch rồi vò nát
- Sau đó
5. Dùng lá trầu không và gừng tươi trị huyết trắng
Gừng tươi (sinh khương) là nguyên liệu rất quen thuộc trong cuộc sống của người Việt. Ngoài dùng để chữa cảm mạo, ho hay rối loạn tiêu hóa thì chị em có thể kết hợp gừng tươi với lá trầu không để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh huyết trắng.
Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm với tác dụng sát trùng và tiêu viêm mạnh mẽ. Ngoài ra còn có khả năng làm sạch âm đạo, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết ứ đọng bên trong cổ tử cung ra ngoài.
Ngoài ra, lượng lớn các hoạt chất Shogaol, Gingerol và Cineol trong gừng còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Dịch tiết từ nước gừng còn giúp ức chế các loại nấm men, hại khuẩn và tạp trùng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không và nửa củ gừng tươi
- Rửa thật sạch cả 2 nguyên liệu trên
- Lá trầu không đem vò nát còn gừng thì cắt nhỏ
- Đun sôi 2 lít nước, cho các nguyên liệu vào đun thêm 3 – 5 phút
- Đổ nước sắc ra chậu và dùng xông hơi vùng kín khoảng 10 phút
- Khi nước đã nguội thì tận dụng để vệ sinh bên ngoài cửa mình
Trị huyết trắng bằng lá trầu không liệu có hiệu quả?
Mẹo dùng lá trầu không trị huyết trắng là giải pháp có nguồn gốc từ dân gian. Cho đến nay, vẫn chưa thực sự có các nghiên cứu cụ thể về tác dụng cũng như mức độ cải thiện của triệu chứng này.
Trên thực tế, nhiều chị em nhận thấy, việc dùng lá trầu không đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết trắng. Cụ thể là hạn chế tình trạng ra dịch tiết âm đạo bất thường, giảm ngứa ngáy, sưng viêm và nóng rát ở vùng kín sau khi áp dụng.
Tuy nhiên, để giảm thiểu các vấn đề rủi ro phát sinh, chị em nên tham vấn người có chuyên môn trước khi áp dụng các mẹo chữa từ lá trầu không. Ngoài ra cần lưu ý rằng, mẹo chữa này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. Tuyệt đối không được lạm dụng hay quá phụ thuộc.
Lưu ý khi dùng lá trầu không trị huyết trắng
Lá trầu không là thảo dược tự nhiên dễ kiếm, lành tính và có độ an toàn cao. Tuy nhiên thực hiện các mẹo chữa huyết trắng từ thảo dược này không đúng cách có thể gây kích ứng và làm giảm hiệu quả điều trị.
Vì vậy khi áp dụng, chị em cần chú ý đến một số thông tin sau:
- Tránh phụ thuộc vào các cách trị bệnh huyết trắng bằng lá trầu không. Bởi mẹo chữa này chỉ có khả năng hỗ trợ. Không thể điều trị triệt để tình trạng khí hư bất thường do các bệnh lý phụ khoa.
- Cầm ngâm rửa thảo dược trong nước muối loãng trước khi sử dụng. Bụi bẩn, xác động vật và hóa chất chưa được làm sạch hoàn toàn có thể gây kích ứng và làm giảm hiệu quả điều trị.
- Trường hợp nhận thấy vùng kín bị kích ứng, nổi mẩn đổ hay ngứa ngáy dữ dội thì bạn nên ngừng áp dụng. Đồng thời cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tồi tệ hơn theo thời gian.
- Đa phần các mẹo chữa từ lá trầu không là xông hơi và ngâm rửa vùng kín. Tuyệt đối tránh tình trạng thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
- Chị em cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị huyết trắng. Không nên dùng tampon, các loại sữa tắm và dung dịch vệ sinh chứa nhiều xà phòng, hương liệu.
- Kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ ngày. Thường xuyên thay, giặt quần lót và phơi ở nơi có nắng.
Thực hiện các mẹo trị huyết trắng bằng lá trầu không kết hợp với chế độ chăm sóc và điều trị y tế đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng và kiểm soát tốt tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, thảo dược này vẫn có khả năng gây kích ứng ở một số trường hợp. Do đó chị em nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!