Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Bệnh sốt xuất huyết khởi phát do virus Dengue tấn công, bệnh lý có khả năng lây nhiễm cấp tính và bùng phát thành dịch. Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát bệnh lý là do muỗi vằn Aedes aegypti nhiễm virus truyền bệnh. Do đó, cách phòng bênh sốt xuất huyết hiệu quả nhất phòng chống muỗi đốt, vệ sinh môi trường.

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát bệnh lý là do muỗi vằn Aedes aegypti nhiễm virus truyền bệnh

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính và có mức độ mức độ nguy hiểm cao. Nguyên nhân chính gây ra bùng phát bệnh do virus Dengue tấn công vào máu thông qua muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh đốt ở người.

Theo số liệu thống kê cho thấy, bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát ở đối tượng trẻ em. Bởi ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khả năng chống lại virus gây bệnh còn yếu. Sốt xuất huyết ở trẻ em nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu, trẻ bị sốc, tổn thương đến các cơn quan nội tạng, suy hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong. Do đó, việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết.

Dưới đây là các cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả được áp dụng trong các chiến dịch phòng bệnh:

1. Loại bỏ môi trường sinh sản và phát triển của muỗi, bọ gậy, lăng quăng

Theo các chuyên gia, muỗi thường có xu hướng sinh sản và phát triển mạnh ở môi trường ẩm thấp, nơi có nước đọng như các vật dụng chứa nước trong gia đình (chum, bể chứa nước, vại,…), những mảnh bát vỡ, lốp xe ô tô, chai lọ,… Trứng muỗi sau khi sinh sẽ phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) từ 2 – 3 ngày và nhanh chóng phát triển thành muỗi trưởng thành.

Muỗi vằn sinh sống chủ yếu trong nhà, những nơi tối, ẩm thấp và rậm rạp. Vì vậy, số lượng muỗi sẽ giảm khi vệ sinh, cải thiện môi trường, loại bỏ môi trường sinh sản của vật truyền nhiễm bệnh. Mọi người dân cần phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết theo phương châm “Không có lăng quăng, bọ rậy, không có muỗi sẽ không có bệnh sốt xuất huyết”.

Do đó, việc đầu tiên cần thực hiện trong phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là loại bỏ nơi sinh sản và phát triển của muỗi vằn, tiêu diệt bọ rậy, lăng quăng. Mọi người cần thực hiện các biện pháp như sau:

Loại bỏ môi trường sinh sản và phát triển của muỗi, bọ gậy, lăng quăng
Việc đầu tiên cần thực hiện trong phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là loại bỏ nơi sinh sản và phát triển của muỗi vằn, tiêu diệt bọ rậy, lăng quăng
  • Chủ động đậy kín những bể, vật dụng chứa nước sinh hoạt, tránh muỗi vằn để trứng
  • Theo các nghiên cứu, mỗi vòng đời của muỗi cái có thể sinh sản từ vài chục đến vài trăm trứng. Để tiêu diệt lăng quăng và bọ gậy ở những vật chứng nước lớn, những hộ gia đình nên thả cá nhỏ ăn bọ rậy vào vật chứa
  • Vệ sinh những vật dụng chứa nước nhỏ như lu, khạp,… mỗi tuần ít nhất 1 lần. Mỗi hộ gia đình nên trang bị các vật dụng vệ sinh cọ rửa sạch ở mép chứa nước. Bởi muỗi vằn mang mầm bệnh thường ẩn nấp và sinh sản ở khu vực mép nước.
  • Thu gom và tiêu hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, các hộ gia đình nên thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường và nhà cửa, đối với những vật chứa nước không dùng đến cần úp lại tránh nước đọng lại. Hạn chế nơi ẩn nấp của muỗi vằn bằng cách sắp xếp đồ đạc, vật dụng trong nhà sạch sẽ, gọn gàng.
  • Xua đuổi muỗi bằng cách xông khói thường xuyên
  • Thường xuyên thay nước bình cắm hoa (nếu có)
  • Nếu có những ổ nước xung quanh nhà, bạn cần lắp đầy bằng đất, đá hoặc thực hiện tháo nước cạn nhằm loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi
  • Thường xuyên phát quang cây cỏ xung quanh nhà. Hoạt động này sẽ hạn chế nơi sinh sản của những loài vậy đẻ trứng, trong đó có muỗi vằn, đồng thời loại bỏ những môi trường sống của muỗi trưởng thành
  • Xử lý nguồn nước thải bằng việc khơi thông các cống rãnh

2. Phòng ngừa muỗi đốt

Phòng ngừa muỗi đốt là một trong những cách phòng bệnh sốt xuất huyết bùng phát rất cần thiết. Điều này giúp ngăn chặn virus Dengue lây lan sang cơ thể khỏe mạnh quá vết muỗi đốt. Do đó, mọi người cần áp dụng những cách sau nhằm ngăn ngừa muỗi đốt:

Phòng ngừa muỗi đốt
Thực hiện ngủ màn, ngủ mùng này ngay cả ban ngày. Đồng thời, bạn nên chủ động mặc quần dài, áo dài tay để ngăn ngừa muỗi đốt
  • Sử dụng vợt điện để tiêu diệt muỗi, đây là một trong những cách phòng ngừa muỗi đốt được áp dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý để vợt điện xa tầm tay trẻ và vật nuôi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu, vỏ quýt/ vỏ cam khô, bình xịt muỗi,… để ngăn muỗi đốt.
  • Trồng cây đuổi muỗi là một trong những biện pháp phòng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết an toàn. Một số loại cây có chứa các loại tinh dầu khiến muỗi tránh xa như cây húng quế, cây bạc hà, sả,… Bạn có thể trồng xung quanh nhà nhằm hạn chế muỗi tấn công. Đây cũng là một biện pháp thân thiện với môi trường.
  • Thực hiện ngủ màn, ngủ mùng này ngay cả ban ngày. Đồng thời, bạn nên chủ động mặc quần dài, áo dài tay để ngăn ngừa muỗi đốt
  • Bạn có thể lắp đặt lưới chống muỗi và côn trùng tại cửa sổ và cửa chính. Biện pháp này không chỉ có tác dụng ngăn ngừa muỗi tấn công mà còn hạn chế khói bụi hiệu quả.
  • Sử dụng các loại hóa chất diệt muỗi để giặt màn, rèm nhằm hạn chế muỗi tấn công. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ để làm giảm lượng muỗi vào nhà, giúp người thân trong gia đình ngăn ngừa muỗi đốt.
  • Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt xuất huyết, cần được ngủ màn và nghỉ ngơi. Tuyệt đối không đến những nơi đông người và không cho muỗi đốt nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Với đối tượng trẻ em, bạn có thể áp dụng những cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ như sau:

  • Thường xuyên nhắc nhở, quan sát trẻ, không để trẻ vui chơi ở những nơi cây cối rậm rạp, nơi ẩm thấp
  • Chủ động trong việc mặc quần dài, áo dài tay cho trẻ và để trẻ ngủ màn để phòng ngừa bệnh

3. Tích cực tham gia các phong trào phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Mỗi năm, ngành y tế cùng chính quyền địa phương sẽ tổ chức hoạt động phun hóa chất để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Do đó, đòi hỏi người dân cần phối hợp thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. Thông thường, đợt phun hóa chất ngừa bệnh sẽ diễn ra vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, bởi đây là thời gian muỗi vằn sinh sản và phát triển mạnh. Trong quá trình phun thuốc diệt muỗi, người dân cần lưu ý thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả cao.

Tích cực tham gia các phong trào phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Mỗi năm, ngành y tế cùng chính quyền địa phương sẽ tổ chức hoạt động phun hóa chất để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Bên cạnh đó, các hộ dân cần tăng cường công tác vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt lăng quăng, bọ gậy cùng thời điểm phun hóa chất diệt muỗi. Điều này sẽ giúp tiêu diệt các ổ muỗi triệt để, phòng chống bệnh hiệu quả.

Trường hợp các hộ dân chủ tập trung phun hóa chất diệt muỗi ở khu vực nhỏ trong gia đình thay vì phun toàn bộ. Hoặc trường hợp có những hộ phun thuốc và một số hộ không phun thuốc sẽ dẫn đến tình trạng muỗi sẽ di chuyển sang hộ không phun. Điều này sẽ dẫn đến công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết kém hiệu quả.

Theo các chuyên gia đầu ngành, trong thời gian phun hóa chất diệt muỗi các hộ dân cần đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào. Ngoài ra, trước thời điểm phun thuốc, mọi người cân thu dọn những vật dụng đựng thực phẩm, thực phẩm tránh bị nhiễm hóa chất. Đồng thời, sau thời gian phun thuốc nên ra khỏi nhà và trở lại sau 1 giờ đồng hồ.

Với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm, nếu không may bị dính hóa chất phun diệt muỗi thì cần vệ sinh sạch. Trong trường hợp cần thiết hãy đến cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Bên cạnh áp dụng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết thì việc nâng cao ý thức của mỗi người dân trong công tác phòng chống cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, để phòng ngừa dịch bệnh đạt hiệu quả tốt nhất mọi người cần chung tay thực hiện những biện pháp một cách đầy đủ và hợp lý.

Cùng chuyên mục

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?

Sốt xuất huyết có ngứa không? Bị ngứa khi nào?

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh lý này đi kèm các biểu hiện chóng mặt, sốt cao, xuất huyết dưới da, ngứa ngáy và phát ban....

Sốt xuất huyết có được gội đầu, có được tắm không, tắm thế nào đúng cách là thắc mắc chung của nhiều người

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Giải đáp

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng...

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa...

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn