Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

10 cách làm co búi trĩ ngoại đơn giản hiệu quả tại nhà

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành phía dưới đường lược, được phủ bởi một lớp biểu mô vảy và thường nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc Đông y, Tây y, điều trị ngoại khoa hoặc điều trị bảo tồn (với các trường hợp nhẹ, mới khởi phát). Đối với các trường hợp mắc trĩ độ 1, độ 2, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà sau đây.

Có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng
Có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản

Trong khi trĩ nội hình thành bên trong trực tràng thì trĩ ngoại nằm ở ngoài hậu môn, có mức độ và xu hướng gây đau nhiều hơn so với trĩ ngoại. Các yếu tố gây bệnh và khiến bệnh có xu hướng gia tăng có thể kể đến như chế độ ăn ít chất xơ, ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài, mang thai, béo phì, đại tiện không đúng cách. Có nhiều phương pháp điều trị, một trong số đó là điều trị bảo tồn bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học kết hợp với cách cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà sau đây:

1. Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không vị cay, tính ấm, là vị thuốc đa công dụng có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, hạ khí, tiêu viêm, giãn mạch… thường được sử dụng để điều trị viêm nhiễm, táo bón, chữa chứng ngứa, sát khuẩn vết thương, trị đau nhức đầu cảm cúm, chữa viêm họng… 

Lá trầu không có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1, độ 2 do có chứa tinh dầu và các hoạt chất phenolic, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm giảm sưng, giảm phù nề búi trĩ. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp giảm đau rát hậu môn, hỗ trợ để búi trĩ co lại một cách tự nhiên. Lá trầu không còn chứa chất chống oxy hóa, có thể làm tăng quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa táo bón, nhất là chứng táo bón kinh niên hiệu quả. 

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng lá trầu không và muối

  • Nguyên liệu: 10 lá trầu không, 1 ít muối hạt
  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước, cho vào 200ml nước đun sôi với 1 ít muối
  • Khi nước sôi thì đổ ra chậu, pha thêm nước sôi để nguội, dùng nước này ngâm hậu môn khoảng 15 phút
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Cách 2: Dùng lá trầu không với hạt gấc

  • Nguyên liệu: 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc, 1 quả cau
  • Rửa sạch nguyên liệu, lá trầu không giã nát, quả cau bổ nhỏ
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, thêm một ít muối, đun ở lửa nhỏ trong 15 phút
  • Cho rau chậu xông hậu môn 10 – 15 phút rồi lấy nước này ngâm rửa và rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.

2. Dùng quả sung chữa trĩ ngoại

Theo Đông y, sung là loại quả có tính bình, vị ngọt. Sung có nhiều tác dụng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm sạch ruột nên có thể sử dụng để chữa các bệnh như táo bón, tiêu hóa kém hay viêm đường ruột. Sung cũng có tác dụng đặc biệt tốt trong điều trị bệnh trĩ với khả năng làm giảm tình trạng sa búi trĩ và sa trực tràng. Có nhiều cách giúp điều trị bệnh trĩ bằng sung như:

Cách 1: Sử dụng nước sung để xông, rửa hậu môn

  • Nguyên liệu: 15 sung quả tươi, 200g sung lá tươi, 200g ngải cứu lá, 200g cúc tần lá, 200g Iốt lá, 1 củ nghệ và 1 thìa muối tinh
  • Chuẩn bị nồi đun với khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước, cho tất cả nguyên liệu vào và đun sôi trong khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể sử dụng.
  • Thực hiện xông vào buổi tối
  • Có thể sử dụng để xông hơi hoặc chắt lấy nước ấm để ngâm rửa vùng hậu môn, vùng búi trĩ hay kết hợp cả xông và rửa vùng trĩ cũng sẽ có tác dụng rất tốt
  • Sử dụng mỗi ngày cho đến khi hết trĩ hoặc cho đến khi bệnh chuyển biến tốt hơn

Cách 2: Nấu canh từ sung quả và lòng lợn

  • Nguyên liệu: Nếu là sung quả tươi thì dùng khoảng từ 15 đến 20 quả, nếu là sung quả khô thì dùng từ 25 đến 30 quả, đối với lòng lợn thì dùng khoảng 150g. Bổ đôi sung quả và rửa sạch, đối với lòng lợn nên sử dụng lòng lợn non đã được xát muối và trụng qua nước sôi sau đó cắt thành đoạn
  • Trước tiên nấu lòng lợn trước, cho lòng vào chảo và đảo đều tay, nêm gia vị, sau khi lòng đã có mùi thơm thì tắt bếp. Chuẩn bị một nồi đun, cho sung quả đã chuẩn bị vào, cho vào nỗi khoảng từ 1,2 đến 1,5 lít nước và nêm gia vị. Khi canh sôi, vặn lửa nhỏ rồi cho lòng vào ninh trong khoảng 15 phút là có thể ăn được ngay.
  • Canh lòng lợn với sung có thể ăn cùng cơm hoặc ăn thay cơm và đặc biệt phải kiên trì ăn từ 4 đến 5 lần trong tuần sẽ giúp làm giảm các cơn đau do bệnh trĩ gây ra, ngoài ra canh còn có tác dụng giúp người bệnh thoát khỏi chứng táo bón nhờ vào các thành phần sơ lớn chứa trong quả sung

Cách 3: Ăn sống trực tiếp

Trước khi ăn nên rửa thật sạch tốt hơn là sau khi rửa sạch thì ngâm với muối loãng trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Tuy nhiên khi ăn sung sống trực tiếp hay bất kỳ loại thức ăn gì người bệnh trĩ tuyệt đối không được ăn quá mặn vì như vậy sẽ làm lượng muối trong cơ thể người bệnh tích tụ quá nhiều dẫn đến tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3. Chữa trĩ ngoại tại nhà với lá diếp cá

Rau diếp cá hay giấp cá là một vị thuốc được lưu truyền theo Đông y có thể chữa trị các bệnh như táo bón, nhuận tràng và bệnh trĩ. Đối với bệnh trĩ, rau diếp cá có tác dụng giúp loại bỏ những nhân tố gây áp lực cho búi trĩ, vì thế diếp cá tuy có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhưng chỉ có hiệu quả khi bệnh chưa trở nặng và cần kiên trì áp dụng kết hợp với nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt mới có đạt được hiệu quả cao. Vì trĩ ngoại là loại trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn lại được bọc dưới lớp niêm mạc nên cách tốt nhất để chữa trị bệnh trĩ từ rau diếp cá đó là đắp rau diếp cá kết hợp với uống nước nấu từ rau diếp cá.

Dùng lá diếp cá có thể giúp kháng viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm co búi trĩ tự nhiên
Dùng lá diếp cá có thể giúp kháng viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm co búi trĩ tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 300g rau diếp cá ( chỉ sử dụng những lá tươi xanh, loại bỏ những cọng già và các lá úa)
  • Sử dụng khoảng 100g diếp cá xay nhuyễn sau đó băng kín vùng hậu môn sao cho búi trĩ tiếp xúc với rau diếp cá trong khoảng 1 tiếng. Ngày thực hiện hai lần và điều đặn trong khoảng 2 tuần có thể giúp các triệu chứng của bệnh trĩ thuyên giảm 
  • Khoảng 200g còn lại cũng xoay nhuyễn nhưng gạn lấy nước và bỏ bã. Để nước dễ uống hơn cũng có thể thêm đường và nước lọc. Kết hợp giữa vừa uống nước vừa đắp búi trĩ bằng rau diếp cá sẽ giúp cho hiệu quả trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Lưu ý nên sử dụng rau tươi và đặc biệt phải rửa thật sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như sẽ không gây ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn

4. Cách làm co búi trĩ ngoại bằng đu đủ xanh

Theo Đông y, đu đủ là loại quả có tính hàn, có ngọt, có nhiều tác dụng trong thanh nhiệt và giải độc. Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa một lượng lớn beta caroten – một trong những tiền chất của vitamin A. Khi được nạp vào cơ thể những tiền vitamin A này sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngoài ra còn giúp chữa trị những tế bào bị tổn thương và làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp đu đủ đem lại hiệu quả trị bệnh cho người bị bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp làm co búi trĩ ngoại bằng đu đủ xanh như sau:

Cách 1: Áp trực tiếp đu đủ xanh

  • Nguyên liệu: đu đủ xanh, tươi bổ đôi và rửa sạch
  • Trước khi áp đu đủ, người bệnh cần sử dụng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh để vệ sinh thật sạch vùng hậu môn, sau đó lâu khô bằng khăn mềm. Dùng mỗi một nửa của quả đu đủ xanh để áp trực tiếp vào hai bên cẳng chân. Khi áp nên để cuốn đu đủ hướng lên trên và cố định để đu đủ không bị tuột.
  • Thực hiện áp đu đủ xanh mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm đến sáng thì rửa sạch 
  • Khi sử dụng phương pháp này cần kiên trì thực hiện mỗi ngày mới có thể có được hiệu  quả làm co búi trĩ và làm giảm những cơn đau rất ở hậu môn. Tuy nhiên, khi thực hiện áp đu đủ xanh cần chú ý đến mủ của nó vì nếu nhựa nhỏ vào quần áo hay da sẽ có thể gây ngứa và những vết bẩn khó giặt.

Cách 2: Chế biến món ăn từ đu đủ: món đu đủ hầm xương lợn

  • Nguyên liệu: Đu đủ xanh, gọt sạch vỏ, bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ, xương heo rửa sạch và hành lá thái nhỏ
  • Đun nước sôi sau đó cho xương heo vào ninh trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để cho ráo nước, sau đó tiếp tục cho xương heo và đu đủ vào lại nồi, thêm vào nồi khoảng 1 lít nước và đun sôi trên bếp trong khoảng 20 đến 25 phút với lửa nhỏ. Nêm nếm cho vừa miệng, đợi đến khi xương heo và đu đủ mềm là có thể thưởng thức món đu đủ hầm xương vừa có tác dụng giúp chữa bệnh  lại đặc biệt thơm ngon

5. Dùng giấm táo làm co búi trĩ tại nhà

Giấm táo là loại nước được lên men từ táo nghiền, có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc dùng chung với mật ong. Giấm táo có nhiều tác dụng như dùng để làm sạch, sát trùng hoặc chữa các bệnh như đau dạ dày, huyết áp cao, viêm khớp. Đặc biệt với chức năng giúp tiêu diệt chất độc và chống nhiễm trùng nên sử dụng giấm táo được cho là một phương pháp giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng để chữa bệnh trĩ vì hàm lượng axit chứa trong giấm táo sẽ tác động đến búi trĩ giúp phòng ngừa viêm nhiễm và làm giảm những cơn đau rát tương đối nhanh.

Giấm táo có tác dụng tiêu độc, chống nhiễm trùng, ngừa viêm nhiễm, có tác dụng rất tốt với người bệnh trĩ ngoại
Giấm táo có tác dụng tiêu độc, chống nhiễm trùng, ngừa viêm nhiễm, có tác dụng rất tốt với người bệnh trĩ ngoại
  • Pha 1 thìa giấm táo vào nước để giấm táo loãng đi
  • Sử dụng bông gạc thấm vào nước giấm táo loãng sau đó thấm vào vùng hậu môn

Khi sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên chú ý không nên hít giấm và không được lạm dụng mà sử dụng quá nhiều vì nồng độ axit cao sẽ rất dễ gây bỏng không chỉ ảnh hưởng đến búi trĩ mà còn có thể gây ra những tác động xấu đến các tế bào và bộ phận gần đó.

6. Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà bằng lá vông

Cây lá vông có nhiều tên gọi khác nhau như cây vông nem, cây vông, thích đồng bì hay hải đồng bì,…Người ta sử dụng bộ phận lá cây của cây lá vông để chữa trị bệnh trĩ. Nghiên cứu cho thấy thân và đặc biệt là lá của cây có chứa các alcaloid như erysodin, erysotrin, erysopin,…với khả năng ức chế những hoạt động của các dây thần kinh lại không ảnh hưởng đến quá trình kích thích và sự co thắt các cơ nên có tác dụng giúp làm co búi trĩ rất hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 80g lá vông, 80g lá thầu dầu tía, một ít muối hạt
  • Lá vông và lá thầu dầu tía rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ rồi đem giã nát với muối hạt
  • Cho hỗn hợp này vào một miếng vải sạch, buộc kín miệng, đem hơ trên lửa, thấy hơi nóng thì đắp lên búi trĩ
  • Thực hiện trong 15 phút trước khi đi ngủ, kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp búi trĩ teo lại.

7. Bài thuốc làm co búi trĩ từ lá cây bỏng

Lá của cây bỏng là loại lá có tính mát, hơi chua, vị ngọt, không có độc. Lá bỏng có nhiều tác dụng như giúp giảm tình trạng viêm sưng, khử độc, giúp hoạt huyết và tiêu thũng. Bên cạnh đó, lá của cây bỏng còn có tác dụng giảm đau, cầm máu và đặc biệt có tác dụng cực kì tốt trong hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ. Có nhiều phương pháp sử dụng lá bỏng để điều trị trĩ như:

Cách 1: Đắp trực tiếp lá bỏng để điều trị

  • Nguyên liệu: 10g lá bỏng
  • Lấy phần lá của cây lá bỏng, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó giã lá bỏng sao cho nhuyễn rồi đắp trực tiếp lá bỏng lên vùng hậu môn và giữ trong khoảng 60 phút. Chú ý rửa sạch trước và sau khi đắp lá, tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa.

Cách 2: Bài thuốc lá bỏng – rau sam giúp điều trị bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: 10g lá bỏng, 6g rau sam
  • Rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào ấm nấu với lượng nước khoảng 500mg rồi chắt lấy nước uống
  • Uống mỗi ngày để có được hiệu quả tối ưu và giúp những cơn đau thuyên giảm một cách nhanh chóng

8. Cách làm co búi trĩ tại nhà bằng nha đam

Nha đam hay có tên gọi khác là cây lô hội là một loại cây khá phổ biến ở nước ta. Nha đam là loại cây có thân mọng nước. Chất gel của nha đam có tác dụng giúp làm dịu vết thương, vết bỏng. Ngoài ra lá nha đam còn có thành phần glycoprotein – một loại hoạt chất giúp giảm đau, giảm viêm và polysaccarit với tác dụng phục hồi da hiệu quả. 

Đối với người bị bệnh trĩ, nha đam có khả năng làm dịu các kích ứng, giúp giảm các cơn đau viêm do trĩ. Với lượng hoạt chất anthraquinone chứa trong gel của nha đam, sử dụng nha đam sẽ giúp nhuận tràng, chữa trị táo bón, bên cạnh đó, nha đam chứa enzym bradykinin nên sẽ giúp hỗ trợ chống viêm tại chỗ và giúp phục hồi niêm mạc tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh trĩ bằng nha đam đơn giản hiệu quả được sử dụng phổ biến:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp gel nha đam để đắp lên búi trĩ

  • Nguyên liệu: Gel nha đam
  • Đầu tiên cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau đó lau khô. Sử dụng phần gel nha đam đã được chuẩn bị từ trước đó thoa  trực tiếp lên vùng hậu môn và để trong khoảng từ 10 đến 15 phút sau đó rửa sạch với nước.
  • Có thể thoa trực tiếp lên búi trĩ sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên nếu vùng da của bạn nhạy cảm với gel nha đam thì có thể tránh vùng búi trĩ và chỉ cần thoa xung quanh vùng hậu môn.
Có nhiều cách dùng nha đam để hỗ trợ làm co búi trĩ tại nhà
Có nhiều cách dùng nha đam để hỗ trợ làm co búi trĩ tại nhà

Cách 2: Nấu đường phèn với nha đam giúp điều trị bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: Đường phèn và lá nha đam rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Lấy phần gel ngâm với nước muối trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau đó thái nhỏ lá nha đam sau đó cho vào nồi nước sôi nấu cùng đường phèn trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng
  • Sử dụng mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh

9. Dùng dầu dừa làm co búi trĩ

Sử dụng dầu dừa là một phương pháp khá hữu hiệu trong điều trị bệnh trĩ đặc biệt là đối với người bị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ như cấp 1 cấp 2 thì lại càng đem lại hiệu quả cực kỳ vực trội. Dầu dừa giúp ngăn chặn nhiễm trùng búi trĩ, có tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ ức chế quá trình sa búi trĩ, giúp làm co búi trĩ

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng hậu môn và vùng búi trĩ bằng nước muối loãng
  • Dùng bông gạc hoặc có thể sử dụng miếng vải sạch để thấm dầu dừa 
  • Cố định bông gạc đã được thấm dầu dừa vào búi trĩ
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần và kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần

 10. Cách làm co búi trĩ bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn được gọi dân gian là cỏ mực, là một loại cây khá phổ biến ở các vùng quê ở Việt Nam. Theo Đông y, cây nhọ nồi có tính lương, mát và có có vị chua ngọt. Theo khoa học, cây nhọ nồi có vị đắng, có chứa tannin, caroten, ancaloit và tinh dầu có tác dụng giúp cầm máu và ngăn ngừa sưng viêm tĩnh mạch. Nhờ vào tác dụng thanh nhiệt và cầm máu nên đây là một loại cây rất phù hợp để điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là khi các búi trĩ bên trong tĩnh mạch hậu môn phình lên và nứt vỡ gây xuất huyết. 

Cách thực hiện 

  • Rửa sạch và để khô và nướng lên, sau đó xoay nhuyễn thành bột và bảo quản trong lọ
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 10g bột cây nhọ nồi pha cùng nước cơm
  • Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần

Chế độ chăm sóc hỗ trợ làm co búi trĩ tại nhà

Bên cạnh các biện pháp làm co búi trĩ ngoại, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và chăm sóc cẩn thận vùng bị trĩ để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số biện pháp chăm sóc giúp giảm đau, hỗ trợ co búi trĩ tự nhiên tại nhà có thể kể đến như:

  • Tắm nước ấm bằng cách ngâm hậu môn trong bồn tắm với nước ấm khoảng 20 phút mỗi ngày
  • Chườm đá cũng là một trong những phương pháp giảm đau, hỗ trợ co búi trĩ cho người bị trĩ ngoại, bạn có thể dùng một túi nước đá, chườm lên vùng trĩ nhiều lần trong ngày để giúp làm giảm sưng đau 
Ngồi vệ sinh quá lâu, vừa đi vệ sinh vừa lướt web sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn
Ngồi vệ sinh quá lâu, vừa đi vệ sinh vừa lướt web sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn
  • Nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy, khi đi đại tiện, tốt nhất bạn không nên rặn để tránh tạo lực cho búi trĩ
  • Không nên đứng hay ngồi quá lâu một vị trí trong thời gian dài, với những đối tượng có tính chất công việc phải thường xuyên ngồi hoặc đứng như công nhân, nhân viên văn phòng, tài xế… tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế sau 1 tiếng làm việc để giảm áp lực lên tĩnh mạch
  • Chọn quần áo phù hợp, nên chọn những loại có tính chất co giãn tốt, tránh mặc quần lót bó sát 
  • Thay đổi chế độ ăn uống, không nên ăn nhiều nhiều mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa nhiều cồn, gas, rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà đậm… Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, thức ăn mềm để cung cấp chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước, tốt nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế táo bón, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. 
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh thức khuya, nên luyện tập thể dục thể thao nhưng ở mức độ vừa phải, tránh chơi các môn thể thao nặng để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón.

Như vậy, có thể thấy, có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản hỗ trợ điều trị trĩ ngoại tốt nhất. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ, thích hợp với trường hợp mắc trĩ nhẹ, khi bệnh mới khởi phát. Tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Cùng chuyên mục

TOP 5 thuốc bôi làm teo búi trĩ tốt nhất hiện nay

TOP 5 thuốc bôi làm teo búi trĩ tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi làm teo búi trĩ được sử dụng phổ biến ở giai đoạn 1, 2. Loại thuốc này có khả năng xoa dịu niêm mạc hậu môn, đẩy lùi...

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục

Sa búi trĩ là tình trạng thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân trĩ ở cấp độ 2 trở lên. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn không chỉ ảnh...

Bà bầu bị sa búi trĩ

Bà bầu bị sa búi trĩ và các biện pháp khắc phục an toàn

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng như khó đẻ thường, tâm lý, sức khỏe cũng suy giảm nhiều. Cần nhanh chóng phát...

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

"Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến...

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ thường được dân gian truyền tai nhau vừa có hiệu quả, vừa an toàn mà lại không có quá nhiều tác dụng phụ. Thực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn