Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất lúc này là theo dõi nhiệt độ cơ thể con và tránh chạm vào vùng da vừa tiêm. Phụ huynh không cần quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan vì nếu không cẩn thận có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm. 

Triệu chứng thường gặp trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Trẻ sơ sinh thường phải tiêm phòng thường bị sốt là triệu chứng rất phổ biến, có thể do một số một số thành phần trong các loại vacxin. Cơn sốt có thể lên tới 38 – 39 độ tuy nhiên phụ huynh không cần quá lo lắng và có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để hạ sốt an toàn cho con. Cơn sốt thường đi cùng rất nhiều triệu chứng khác, tuy không quá trầm trọng nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng có thể gặp một số triệu chứng như sốt, sưng tấy vùng da bị tiêm hay phát ban

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh sau tiêm chủng thường bao gồm

  • Sốt: sốt là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm. Trẻ có thể sốt nhẹ và kéo dài không quá hai ngày. Tuy nhiên cơn sốt có thể lên tới 38 hoặc 39 độ, tùy theo mũi tiêm nên mẹ cần hạ sốt sớm cho trẻ để tránh các tình trạng nguy hiểm. Thường trẻ tiêm các mũi viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết thường dễ bị sốt cao.
  • Sưng, đỏ tấy tại vị trí tiêm: Thường sau khi tiêm da của bé còn rất dễ nhạy cảm nên có thể bị sưng, đỏ tấy, đôi khi là bầm tím tại khu vực này. Một sốt trẻ nếu tiêm các mũi 5in1 hoặc 6in1 cũng có thể bị nổi cục cứng tại đây tuy nhiên sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài tuần. Trẻ bị sưng đỏ vùng tiêm kèm theo nóng ran người gây khó chịu, quấy khóc.
  • Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước trên da: Trẻ nếu tiêm vắc-xin phòng sởi, quai bị, hoặc tiêm các mũi vắc-xin phòng thủy đậu cũng có thể xuất hiện phát ban trên da kèm theo cơn sốt. Thường triệu chứng này rất ít xảy ra và sẽ biến mất sau 1-2 ngày, khi cơn sốt thuyên giảm.
  • Triệu chứng giả cúm: Bé sau khi tiêm có thể xuất hiện một số triệu chứng giả cúm như thân nhiệt tăng cao, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu..

Các cơn sốt kèm theo sưng viêm khiến trẻ quấy khóc suốt nhiều giờ sau tiêm càng làm con thêm mệt mỏi. Đặc biệt các vùng sưng viêm nếu mẹ không vệ sinh kỹ có thể làm cơn sốt tăng cao và gây ra một số triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khác  nguy hiểm không kém.

Thường sau khi tiêm phòng bé sẽ được giữ lại bệnh viện khoảng 30 phút để theo dõi tình hình xem các phản ứng phụ gì không. Nếu tình trạng sốt cao của bé vẫn tiếp tục kéo dài sau 48 giờ liên tiếp, phu huynh có thể thông báo hoặc hỏi ý kiến của các bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Mẹ nên theo dõi sát sao nhiệt độ của trẻ, khoảng 15- 30 nên dùng nhiệt kế đo lại nhiệt độ cho con một lần. Tùy theo tình hình thay đổi nhiệt độ mà mẹ có những biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ liên tục để đảm bảo con không bị sốt qua cao vượt mức cho phép

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng mà mẹ nên làm lúc này bao gồm

Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát

Nhiệt độ cơ thể tăng cùng với vùng da nơi tiêm bị sưng phù khiến người bé nóng ran, đổ mồ hôi nhiều, vì vậy phụ huynh nên thay đồ mới cho con để tránh bị cảm lạnh. Nên ưu tiên mặc các đồ rộng rãi thoáng mát, vải thấm hút tốt, để con được thoải mái. Nếu trẻ được đóng tã cũng nên thay tã thường xuyên hơn, khoảng 6 giờ một lần dù tã chưa nặng.

Khu vực nghỉ ngơi cũng là nơi rộng rãi, tránh gió, nếu dùng điều hòa nên đặt ở mức vừa phải, dùng quạt máy thì tránh để quá gần hay thổi thẳng trực tiếp vào người bé. Ngoài ra cũng chỉ nên đắp chăn mỏng cho bé để cơ thể tản nhiệt hiệu quả nhất.

Dùng miếng dán hạ sốt

Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi việc dùng thuốc còn mang rất nhiều hạn chế và cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao quá 38 độ và chưa thể liên hệ với bác sĩ được, phụ huynh nên dùng các miếng dán hạ sốt để giảm thân nhiệt tạm thời cho con.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Dùng miếng dán hạ sốt chính là cách hạ sốt an toàn và hiệu quả nhất cho con

Lau người bằng nước ấm

Dù khi trẻ bị sốt, nhiệt độ tăng cao nhưng phụ huynh không nên chườm lạnh mà nên lau người bằng nước ấm cho trẻ. Nước ấm sẽ làm con cảm thấy dễ chịu hơn, thân nhiệt giảm, đồng thời giảm đau cơ hiệu quả.

Chú ý là nếu muốn tắm cho con thì sau 4-0 6 giờ mới được tắm, kể cả khi dùng nước ấm vì các vùng tiêm có thể chưa khép hoàn toàn, nếu tắm quá sớm cho thể gây nhiễm trùng. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng khăn mềm, cho con tạm thời, lau kỹ các vùng lòng bàn tay, bàn chân, nách bẹn. Hạn chế tiếp xúc với vùng da vừa tiêm. Đồng thời thay đồ mới sau khi lau người.

Nếu không có sẵn miếng hạ sốt phụ huynh có thể dùng khăn sữa thấm nước ấm, vắt hơi ráo rồi đắp lên trán cho trẻ cũng giúp hạ sốt nhanh chóng và an toàn. Đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tuy đơn giản mà khá hiệu quả phụ huynh cần phải ghi nhớ.

Tránh xa vùng da vừa tiêm

Các vùng da vừa tiêm đang bị sưng tiêm nên rất nhạy cảm. Nếu vô tình tiếp xúc với các vi khuẩn hoặc bị dính bụi bẩn có thể dẫn với tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vì thế hãy bảo vệ vùng da này bằng cách bằng đồ dài rộng rãi, không để quần áo hay vải cọ xát vào vùng da bị tổn thương cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Đặc biệt chú ý không đắp hay bôi bất cứ thứ gì lên vùng da vừa tiêm. Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng đắp chanh, khoai tây hay lòng trắng trứng lên sẽ giúp vùng tiêm giảm sưng tấy, nhanh hạ sốt hơn. Tuy nhiên đầy đều là các thông tin không có căn cứ. Các phương pháp này không những không làm hạ sốt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm nhiều hơn.

Bôi dầu gió hay chườm lạnh cũng là các phương pháp không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh. Vì thế phụ huynh cần phải thực sự chú ý.

Cho trẻ bú nhiều hơn

Trẻ bị sốt cao, quấy khóc khiến cơ thể mất nước, chất chất điện giải gây mệt mỏi và làm suy giảm sức đề kháng. Đặc biệt với trẻ trên 6 tháng tuổi chưa được uống nước hay đồ ăn dặm thì nên tăng cữ bú để bé được bổ sung năng lượng đầy đủ hơn. Sữa mẹ sẽ giúp cung cấp nước, khoáng chất và các vitamin giúp con nhanh khỏe và hạ sốt an toàn.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cho trẻ bú nhiều hơn sẽ giúp bổ sung năng lượng và hạ sốt nhanh chóng

Trẻ nếu trên 6 tháng đã ăn dặm mẹ có thể cho con ăn cháo loãng với một xíu muối cũng rất hiệu quả. Chú ý cháo phải được nghiền nhuyễn, thật loảng vì bé không ăn được nhiều. Ngoài ra cũng có thể dùng nước cơm pha với  Oresol – thuốc bột bổ sung chất điện giải cũng cho tác dụng rất tốt.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Bé quấy khóc và sốt cao nên khá mệt mỏi. Đôi khi còn có cảm giác đau nhức cơ thể, thường biểu hiện bằng việc quấy khóc liên miên. Vì thế mẹ hãy cố gắng giữ cho bé ngủ nhiều hơn để con mau hồi sức. Tốt nhất để bé ngủ trong phòng kín thoáng đãng, yên tĩnh để giúp con ngủ sâu và ngon hơn.

Trẻ bị sốt thường rất dễ nhạy cảm với tiếng động, và nếu bé giật mình tỉnh giấc thì có thể rất khó vào giấc lại. Vì vậy hãy tránh xa nơi bé ngủ những vẫn cần đặt bé trong tầm mắt, việc kiểm tra thân nhiệt cũng cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm con bị thức giấc.

Một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Với những người lần đầu làm cha mẹ, việc bé bị sốt có thể dẫn đến trạng thái hoang mang lo sợ, tuy nhiên cần hết sức bình tĩnh để có thể xử lý càng trường hợp này một cách an toàn và nhanh chóng. Thực tế tình trạng này không quá lo ngại, vì vậy phụ huynh có thể tự giải quyết tại nhà mà không cần đến các cơ sở ý tế vì đôi khi việc di chuyển bên ngoài quá nhiều sẽ làm bé càng mệt mỏi hơn mà thôi.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Mẹ không tắm nước lạnh cho con khi bị sốt vì có thể làm hạ thân nhiệt đột ngột gây cảm lạnh

Một số vấn đề mà phụ huynh cũng cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng như

  • Không chườm lạnh, tắm nước lạnh cho bé vì lúc này thân nhiệt đang cao, nếu gặp nước lạnh có thể dẫn tới cảm lạnh và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
  • Không dùng bất cứ loại thuốc nào để hạ sốt cho trẻ, kể cả khi trẻ bị ho, chảy nước mũi. Đặc biệt không dùng aspirin vì có thể tăng liều paracetamol ở trẻ, đồng thời nó cũng có thể gây ra nguy cơ phát sinh hội chứng Reye rất nguy hiểm.
  • Chú ý theo dõi thân nhiệt cho con liên tục.
  • Mẹ có thể ăn lá tía tô rồi cho con bú trước khi đi tiêm phòng cũng là mẹo giúp phòng tránh sốt cho con rất hiệu quả.
  • Lựa chọn bệnh viện hoặc cơ sở tiêm phòng uy tín cho con để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Tuy nhiên phụ huynh cũng cần đưa bé ngay đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau

  • Sốt cao trên 39 độ C đồng thời có dấu hiệu co giật, tay chân lạnh ngắt, tím tái
  • Thở khó, co lõm ngực
  • Quấy khóc liên miên dù đã được dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ sơ sinh
  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho con, việc tiêm phòng là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp phụ huynh có thêm thông tin về cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu thấy con có các triệu chứng bất thường khác sau khi tiêm.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Giải đáp

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh làm một trong những việc làm quan trọng góp phần cho việc bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc...

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do đâu? Làm sao khắc phục?

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp, tuy nhiên việc gội đầu chưa chắc đã có thể giải quyết các triệu chứng...

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị phải làm sao?

Bất kể các vấn đề nào về sức khỏe xảy ra với trẻ sơ sinh đều khiến cha mẹ rất lo lắng. Nhất là sự bất ổn về hệ thống...

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da là bệnh lý thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu. Khi khởi phát, da trẻ sẽ xuất hiện những nốt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn