Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh và an toàn nhất

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng vô cùng quan tâm. Tuy nhiên phụ huynh không cần quá lo lắng bởi chỉ cần một số mẹo sau đây bé có thể được hạ sốt nhanh chóng, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Vì sao bé bị sốt khi viêm họng?

Cơ thể trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Đặc biệt khi gặp các vấn đề về dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc thay đổi thân nhiệt bất thường có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rut có hại tấn công gây nên các bệnh như cảm cúm, viêm họng.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây tăng sản nhiệt cơ thể dẫn đến sốt

Lúc này, khi sức đề kháng của bé đang yếu tạo thời cơ cho các vi khuẩn xâm nhập thông qua đường hô hấp. Lúc này các đại thực bào và bạch cầu sẽ bị kích thích và tự động tiết ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Đây chính là lý do gây tình trạng tăng sản nhiệt cơ thể làm bé bị sốt. Cơn sốt này có nhiệt độ thông thường, khoảng trên 37,5 độ làm người bé nóng ran và ra mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, cơn sốt còn được bùng phát khi bé bị viêm họng trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm khiến bé vốn đã mệt mỏi nay còn mệt mỏi hơn, cơ thể suy yếu, suy cân, gầy đi trông thấy.

Các biểu hiện thường đi kèm với các cơn sốt cao và viêm họng như

  • Cơ thể bé nóng ran, toàn thân đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi thời lạnh
  • Thân nhiệt lên tới 39-40 độ, nhiệt độ lâu giảm
  • Bé bị nghẹt mũi, khó thở, đau họng, ho liên tục.
  • Bé cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, đau đầu, đau tai, chóng mặt…
  • Có thể nổi hạch ở vùng cổ, ấn vào thấy đau.
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc, không ăn uống, bú sữa, khó ngủ

Tình trạng này kéo dài khiến bé nhanh chóng kiệt sức, gầy đi trông thấy.

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh và an toàn nhất

Ngay khi thấy bé có các dấu hiệu sốt, đầu tiên phụ huynh có thể hạn nhiệt cho bé bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà hoặc dùng thuốc. Sau đó nếu không thấy thuyên giảm thì hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

hạ sốt cho trẻ viêm họng
Lau người bằng nước ấm giúp giảm thân nhiệt cho bé hiệu quả

Làm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm

Để hạ sốt cho bé phụ huynh cần phải nhanh chóng lau người trẻ bằng nước ấm (khoảng 60 độ) để làm mát cơ thể. Đồng thời lâu nước ấm không chỉ giúp cơ thể của trẻ được thư giãn mà còn giúp loại bỏ một số tác nhân có hại còn trên da có thể xâm nhập khi sức đề kháng bé đang yếu.

Cách thực hiện hết sức đơn giản: Chuẩn bị 5 khăn sạch (có thể dùng khăn sữa), nhúng vào nước ấm rồi vắt hơi ráo. Cởi bỏ quần áo cho trẻ rồi đắp khăn vào các khu vực 2 bên nách và 2 bên háng. Khăn còn lại lau khắp người trẻ. Làm liên tục cho đến khi thân nhiệt của bé giảm Có thể mất từ 30-45 phút. Khi nhiệt độ đã hạ thì cho bé mặc quần áo và nghỉ ngơi nơi thoáng mát.

Tuy nhiên lưu ý là không nên dùng nước quá nóng. Tầm 60 độ là ổn nhất bởi trẻ còn khá nhạy cảm. Dùng nước quá nóng có thể gây bỏng da, ngược lại, nếu nước quá lạnh có thể khiến bệnh tình của trẻ càng trở nặng hơn. Phụ huynh cũng có thể có thể hòa thêm một ít tinh dầu tràm hoặc dầu dừa để tăng khả năng sát khuẩn và hạ sốt cho trẻ.

Đắp khăn ấm

Lau khăn ấm có tác dụng làm lưu thông máu, giãn nở các lỗ chân không, tăng khả năng tản nhiệt nhờ đó nhiệt độ sẽ giảm thấp hơn. Nhưng chú ý khi khăn hết ấm hãy thay ngay khăn mới, không để khăn ướt hoặc nguội để lau cho bé. Nên đắp các khu vực trên trán, bụng hay lòng bàn chân.

Phụ huynh cũng có thể kết hợp đắp khăn ấm cùng với giấm táo bằng cách pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi đem ngâm khăn trong khoảng vài phút, sau đó đắp lên lên vùng trán của trẻ hoặc quấn quanh lòng bàn chân trẻ để hạ sốt.

Mặc quần áo rộng rãi thoải mái

Việc giữ ấm cơ thể lúc này là cần thiết tuy nhiên không vì vậy mà phụ huynh cho bé mặc đồ quá kín hay chật chội. Hãy để bé mặc đồ rộng rãi để cơ thể thoải mái, để toát mồ hôi, từ đó giúp hạ nhiệt cơ thể. Ngoài ra cơ thể trẻ toát nhiều mồ hôi do mặc nhiều lớp áo có thể dẫn đến nhiễm lạnh như vậy lại càng nguy hiểm hơn.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Nên cho bé mặc đồ rộng rãi giúp toát mồ hôi giảm sốt tốt hơn

Tốt nhất phụ huynh nên cho bé mặc đồ từ các loại vải thấm hút tốt, vải mềm, nếu có đắp chăn thì nên đắp chăn mỏng.

Đánh trứng

Trong dân gian cũng mách cách hạ sốt bằng cách đánh trứng. Luộc một trái trứng chín, bóc vỏ, chỉ lấy lòng trắng vỏ vào một chiếc khăn mềm. Nhúng khăn có bọc trứng vào nước luộc còn nóng, và lau khắp người, đặc biệt các khu vực lòng bàn tay bàn chân hay sống lưng. Đánh nhiều lần đến khi nước luộc nguội cũng có tác dụng giảm sốt hiệu quả.

Giữ ấm cổ họng

Cổ họng là khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể bé lúc này vì vậy việc giữ ấm cổ họng là vô cùng cần thiết. Nếu ở trong phòng máy lạnh thì phụ huynh nên điều chỉnh lại nhiệt độ còn nếu cần đưa bé ra ngoài thì nên quàng kín cổ bằng khăn hoặc áo cổ cao. Còn ở nhà, phụ huynh cũng có thể cho trẻ mặc đồ thoải mái nhưng vẫn đảm bảo cơ thể trẻ không bị lạnh.

Xoa bóp cơ thể bằng các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu từ dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giữ ấm cơ thể, kháng khuẩn và hạ sốt. Phụ huynh có thể dùng các loại tinh dầu: tinh dầu gừng, tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cúc la mã.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Dùng tinh dầu sả massage giúp bé dễ chịu và tăng khả năng kháng khuẩn

Trong các tinh dầu này có chứa chất rubefacient , đây là chất có đặc tính nóng sẽ giúp gây ra hiện tượng tản nhiệt độ trong cơ thể, làm đổ mồ hôi, từ đó giúp hạ sốt. Nếu chưa sử dụng bao bé bao giờ thì phụ huynh chỉ nên thử trước bằng một lượng nhỏ để phòng tránh bé bị dị ứng.

Dùng thuốc hạ sốt

Bên cạnh các phương pháp giảm thân nhiệt phía trên, nếu bé sốt quá cao thì phụ huynh nên cho bé dùng một số loại thuốc giảm sốt là tốt nhất. Một số loại thuốc có thể dùng hạ sốt tại nhà thường là thuốc sủi, thuốc paracetamol dạng gói, siro, hay viên nhét hậu môn. Đây là nhóm thuốc ít gây tác dụng phụ, hạ sốt nhanh sau 30 phút.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt dưới 38 độ C thì không nên sử dụng nhóm thuốc trên. Thuốc tây dù hạ sốt nhanh nhưng vẫn không thực sự tốt cho cơ thể bé và có thể ngăn chặn cơ hội nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên. Đặc biệt, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt, bởi thuốc này có chứa các thành phần có thể gây tổn thương não.

Tốt nhất phụ huynh nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé để đảm bảo an toàn. Hoặc với các trường hợp sốt quá cao hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cho trẻ uống nước đầy đủ

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước và gây khô họng, người nóng ran vì thế  phụ huynh nên cấp nước cho trẻ thông qua việc uống nước. Uống nhiều nước cũng có tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể khi bị sốt, tuy nhiên nhớ lưu ý là nên uống nước, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nước quá nóng có thể gây bỏng lưỡi, miệng, trong nước quá lạnh khiến cho các dịch ở cổ họng kết tủa ngày một nhiều hơn

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Cho trẻ uống nước đầy đủ tránh tình trạng mất nước do sốt cao

Bên cạnh nước ấm phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống các loại nước giàu vitamin như nước chanh, nước cam hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải như ORS dạng bột, viên nén hay pha sẵn. Đây đều là các dạng nước uống rất tốt cho cơ thể bé lúc này nếu dùng ORS thì dùng đúng liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ nhé.

Bổ sung vitamin C

Các nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng thân nhiệt cao quá mức. Đồng thời Vitamin C cũng làm bền thành mạch, ngừa và giảm tình trạng xuất huyết dưới da, hỗ trợ cho các bệnh nhiễm trùng như viêm họng hiệu quả.

Bên cạnh các sản phẩm chứa vitamin C như viên sủi, phụ huynh có thể bổ sung trực tiếp vitamin C cho trẻ thông qua trái cây hay các loại nước từ các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, quả ổi, lí đen, cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, me rừng….các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, cải thìa, su hào…

Kết hợp bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nhỏ

Canxi và vitamin D cùng vitamin K3 là bộ ba quan trọng trong việc phát triển trí não và chiều cao cho trẻ. Ngoài ra, những thành phần này có tác dụng chống sự nhiễm trùng rất hiệu quả. Vì vậy để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng tại nhà phụ huynh nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu hàm lượng canxi kết hợp cùng vitamin D để trẻ giảm sốt nhanh hơn.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Sữa, phô mai đều là các thực phẩm rất giàu canxi

Các chất này có nhiều trong các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, hạt mè, rau bina, cải bó xôi, đậu Hà Lan, rong biển,…

Dùng một số bài thuốc dân gian

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều các bài thuốc đơn giản tại nhà có tác dụng cao trong việc giúp bé hạ sốt một cách hiệu quả. Các bài thuốc này đa phần đều sử dụng các nguyên liệu có ngay trong nhà nên rất tiện lợi trong việc giúp bé hạ sốt nhanh chóng

Dùng lá diếp cá

Lá diếp cá có tính mát, các tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể giúp hạ nhiệt cho cơ thể rất hiệu quả. Dùng lá diếp cá hạ sốt tại nhà vừa an toàn tiện lợi lại vô cùng hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng.

  • Lá diếp cá xay: Lá diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn cùng một ít nước ấm và muối tinh. Lọc lấy nước cốt rồi cho bé uống trong ngày
  • Lá diếp cá và nước vo gạo: Lá diếp cá rửa sạch, đem đun cùng nước vo gạo lần hai ( nước đã được lọc cặn. Đun sôi để các tinh chất trong diếp cá ra hết rồi lọc lấy nước cốt cho bé uống. Đây là bài thuốc rất phù hợp cho trẻ bị sốt, viêm họng và đi ngoài bị phân lỏng. Sau khi uống có thể có hiện tượng bé đi ngoài chất nhầy, đó là những độc tố thải ra từ bệnh viêm họng.
  • Lá diếp cá nấu cháo và đường phèn: Lá diếp cá đem rửa sạch diếp cá đun với nước cháo, một ít đường phèn cho bé bị sốt kèm viêm họng, ngoài ra đây cũng là một cách để bổ sung tinh bột cho bé trong lúc bé đang bị mất năng lượng dồng thời cho bé ăn khi còn nóng ấm để giữ ấm cho cổ.

Dùng lá nhọ nồi

Theo Đông y, lá nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng rất tốt trong việc hạ sốt, làm thuốc nước cũng rất dễ uống nên phù hợp cho trẻ nhỏ.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Dùng lá nhọ nồi xay nước uống có tác dụng hạ sốt hiệu quả

Cách làm bài thuốc này vô cùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn cùng 50ml cùng một ít muối hoặc thêm đường để dễ uống hơn. Phần bã lá nhọ nồi có thể dùng đắp vào trán, nách, háng, gan bàn chân của bé để hạ sốt rất hiệu quả.

Hạ sốt bằng chanh

Trong chanh có hàm lượng vitamin C cao, có tính mát, vị chua nên có thể dùng để hạ thân nhiệt đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập khi sức đề kháng bị suy yếu.

Phụ huynh chỉ cần cắt lát mỏng chanh tươi rồi đắp trên trán, chân, khuỷu tay, dọc sống lưng. Giữ yên khoange 10- 15 phút rồi  lau người sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 3 -4 lần ngày cho đến khi các dấu hiệu sốt của bé đã thuyên giảm. Có thể cho bé uống nước chanh đã pha nhưng tuyệt đối không vắt trực tiếp nước cốt chanh vào miệng bé vì khiến bé bị phỏng, rộp miệng, lưỡi, nặng hơn có thể bị nghẹt thở.

Cha mẹ cũng chú chú ý không đắp chanh lên những vùng da có vết thương bị trầy xước vì có thể khiến trẻ bị đau rát. Ngoài ra, phương pháp này không nên áp dụng vào mùa đông hay ngày trời trở lạnh, bởi nếu đắp chanh lên sống lưng của trẻ có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

Uống nước lá bạc hà

Lá bạc hà đem rửa sạch, xay nhuyễn cùng 200ml nước, bỏ bã lấy nước cốt cho thêm một ít mật ong để bé dễ uống rồi chia ra dùng dần trong ngày.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Uống nước lá bạc hà giúp hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng

Uống nước lá bạc hà xay nhuyễn có tác dụng làm hạ nhiệt một cách nhanh chóng, nhờ đó bé giảm các triệu chứng sốt, cơ thể cũng bớt mệt mỏi hơn. Đồng thời kết hợp thêm cùng mật ong cũng tăng tính kháng khuẩn, sát trùng rất tốt cho cơ thể.

Massage bằng lô hội

Dùng một lá nha đam rửa sạch, bỏ vỏ chỉ lấy thịt. Dùng gel nha đam bôi nhẹ nhàng lên bàn chân, bàn tay, trán và lưng của trẻ kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm mát cơ thể, giảm cơn sốt nhanh chóng đồng thời sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ bị viêm họng tại nhà

Bên cạnh các cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng trên đây, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề để làm giảm cơn sốt đúng cách và không gây hại cho sức khoẻ của bé. Việc hạ sốt sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu phụ huynh biết kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng ngay lúc này.

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm loãng mềm như cháo, súp

Các vấn đề mà phụ huynh cần lưu ý:

  • Nên ăn những thức ăn loãng, nhiều nước, mềm như cháo, súp, canh rau củ nấu mềm vừa dễ ăn lại có tác dụng  nhanh hạ sốt. Lưu ý là nấu chín cho trẻ.
  • Không ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, chất kích thích khi trẻ bị sốt bởi có thể khiến cơ thể bé khó chịu, làm bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Không ăn các thức ăn chiên nướng, thức ăn cứng bởi nó thể gây đặc tắc cọ xát vào thành cổ họng – nhất là khi bé đang bị viêm họng. Điều này vừa gây khó nuốt lại khiến những tổn thương càng trở nặng hơn.
  • Tăng cường nước uống, nước có bổ sung muối và vitamin C, nước trái cây hoặc C sủi sẽ giúp trẻ hạ nhiệt cơ thể, cấp nước giúp hạ sốt nhanh hơn.
  • Nên theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
  • Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây tổn thương não.
  • Cho bé ở trong Không gian thoáng đãng mát mẻ, tránh dùng điều hoà hay quạt thổi trực tiếp vào người
  • Tạo cho bé Không gian nghỉ ngơi tốt nhất, khi bé thức có thể trò chuyện hoặc tạo cho bé cảm giác vui vẻ thoải mái, đi dạo nhẹ tránh để bé nằm quá nhiều.
  • Nếu sốt cao hơn 39 độ thì không để bé ở nhà chữa bệnh mà nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chữa bệnh, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, nhiễm khuẩn, ….rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý các phương pháp phòng tránh tình trạng bé bị viêm họng gây sốt bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn, vui chơi hợp lý, bổ sung vitamin và các canxi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng đã đem lại cho quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích. Chúc quý phụ huynh thành công.

Cùng chuyên mục

Viêm họng cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường kéo dài từ 3 - 4 ngày...

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến một số cơ trong ống dẫn thức ăn, cổ họng hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng này khởi...

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng hoặc là hệ quả của...

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng này thường là dấu hiệu của các vấn đề thường gặp ở đường hô...

Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Lưỡi trắng đau họng là vấn đề xảy ra đối với nhiều người. Đôi khi bạn hay lầm tưởng tình trạng này xảy ra chỉ làm mất thẩm mỹ chứ...

Viêm họng hạt ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm họng hạt ở lưỡi là một căn bệnh khá nghiêm trọng và có xu hướng dễ tái phát theo mùa. Do đó, căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn