Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

8 Cách giảm ngứa khi bị dị ứng đơn giản dứt ngay cơn ngứa

Khi dị các dị nguyên xâm nhập, cơ thể thường phóng thích ra histamin gây ra các phản ứng dị ứng với các triệu chứng đặc trưng như hắt hơi, nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh rất khó chịu, có thể gãi làm trầy xước gây viêm nhiễm da hay một số biến chứng khác. Cùng tham khảo ngay cách giảm ngứa khi bị dị ứng đơn giản tại nhà để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do dị ứng gây nên.

Nguyên nhân gây ngứa ngáy khi bị dị ứng

Dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng lại với một yếu tố dị nguyên nào đó đang có khả năng xâm nhập vào cơ thể. Trong khi đó, hệ miễn dịch được xây dựng với cơ chế có thể phân biệt mô của cơ thể với mô ngoại lai có thể xâm nhập và gây bệnh đồng thời sản xuất ra các protein quan trọng được gọi là kháng thể Immunoglobulin E (IgE).

cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Cơ thể khi bị các tác nhân xạ xâm nhập sẽ phóng thích ra histamin và gây dị ứng với triệu chứng ngứa ngáy khắp người

Khi phát hiện các dị nguyên xâm nhập, cơ thể sẽ sản xuất ra hàng triệu IgE liên kết với chất gây dị ứng, đưa đến thụ thể tại tế bào mast và basophil để giải phóng chất gây viêm như histamin để tạo ra phản ứng. Histamin này nếu được phóng thích quá mức khi vào máu sẽ làm phá vỡ các mô liên kết tại đây gây ra tình trạng thoát dịch và rò rỉ protein huyết tương ra ngoài và gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng nề, đỏ tấy ở da.

Chính histamin là nguyên nhân gây nên các tình trạng phát ban, nổi mề đay và ngứa ngáy tại các khu vực này. Đồng thời histamin cũng gây ra một số triệu chứng khác như khó thở, hắt hơi, sốt cao thậm chí là sốc phản vệ nếu không được điều trị kịp thời.

Các tác nhân khiến hệ miễn dịch phóng thích histamin gây ngứa ngáy bao gồm

  • Dị ứng thực phẩm: Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như hải sản, trứng, đậu phồng được xem là nhóm kháng nguyên hoặc bán kháng nguyên khiến cơ thể không thu nạp được và gây ra các phản ứng dị ứng điển hình như nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người.
  • Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi bất thường của thời tiết làm nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa rất khó chịu.
  • Dị ứng với các dị nguyên: Bụi bẩn, nấm mốc, lông chó mèo, ánh nắng đều là các tác nhân có thể khiến cơ thể phóng thích histamin gây dị ứng và các triệu chứng ngứa trên hoàn da hoặc một số vùng bị kích ứng.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Thường xuất hiện nhiều nhất ở trên vùng mặt , tuy nhiên cũng có thể xuất hiện trên toàn thân nếu dùng các loại mỹ phẩm trên da không phù hợp.
  • Dị ứng thuốc: Trong các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt cũng có chứa một số thành phần có thể gây dị ứng với một số cơ địa.
  • Bị côn trùng cắn: Trong nọc của các loại côn trùng dù có độc hay không độc đều có thể gây nên các cơn ngứa rát ở những vùng bị đốt, nếu không xử lý kịp thời có thể lan ra toàn thân.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ngứa cũng là một triệu chứng do rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây dị ứng da có thể gặp ở phụ nữ mang thai hay những người đang dùng một số loại thuốc điều trị
  • Do di truyền: Những người có cha hoặc mẹ từng bị dị ứng thì con cũng có nguy cơ dị ứng cao. Chỉ một yếu tố nhỏ cũng có thể khiến cơ địa bị kích thích và gây nên các phản ứng dị ứng ngứa ngáy khó chịu.

Nói chung, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng với triệu chứng điểm hình là tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn trên vùng da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều tại những người có cơ địa dễ dị ứng gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống hằng ngày..

7 Cách giảm ngứa khi bị dị ứng

Ngứa khi bị dị ứng là triệu chứng cơ bản không quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và xử lý, gãi vào các vùng da bị ngứa hay làm trầy xước nó có thể làm da bị tổn thương và viêm nhiễm nặng nề. Da có thể bị các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập, thậm chí có thể gây bội nhiễm hay nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải xử lý tình trạng này nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng này.

cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Chườm lạnh vào vùng da bị tổn thương là cách cách giảm ngứa khi bị dị ứng nhanh chóng và hiệu quả

Chườm lạnh hoặc tắm với nước mát

Với các cơn ngứa rát do dị ứng gây nên bạn có thể chườm lạnh để làm co mao mạch, giảm những cơn ngứa hay da sưng đỏ. Nếu dị ứng chỉ xuất hiện trên một vùng da thì bạn có thể dùng khăn lạnh chườm lên còn nếu vùng ngứa lan rộng thì nên tắm cùng nước lạnh.

Biện pháp này giúp làm giảm nhanh những cơn nóng rát hay ngứa ở vùng da bị dị ứng. Chú ý là chỉ nên tắm bằng nước lạnh đơn thuần, không nên dùng với các sản phẩm sữa tắm hay xà phòng sẽ càng làm các dị ứng lây lan và ngứa ngát trầm trọng hơn.

Tắm lá thảo dược

Trong các loại lá thảo dược có chứa rất nhiều tinh chất giúp làm kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây bệnh qua các vùng da bị tổn thương. Sử dụng lá thảo dược làm nước tắm có tác dụng sát trùng da, giảm viêm và làm dịu cảm giác ngứa rát trên da rất tốt.

Bên cạnh đó, các vitamin trong một số loại lá thảo dược cũng đem đến hiệu nghiệm trong việc cấp ẩm da, xóa mờ thâm sẹo trên những vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá thảo dược rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ tạp chất rồi đem đun sôi với nước từ 10 -15 phút rồi pha với nước lạnh để tắm mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng ngứa rát do dị ứng thuyên giảm nhanh.

Một số loại lá thảo dược mà bạn có thể dùng để tắm như

  • Lá trà xanh: Trong lá trà xanh có chứa rất nhiều vitamin và hoạt chất như vitamin C, flavonoid, kaempferol và quercetin giúp phục hồi da nhanh chóng, ngăn ngừa sẹo thâm. Polyphenol có trong thảo dược này có tác dụng còn giảm sẩn ngứa và nóng rát. Dùng lá trà để tắm cũng giúp giải độc, trừ viêm, làm dịu da cho người bị dị ứng rất tốt.
  • Lá ngải cứu: Các nghiên cứu cho thấy tinh chất trong lá ngải cứu có thể loại trừ một số vi khuẩn gây dị ứng như Streptococcus, Salmonella typhi,  Streptococcus và Staphylococcus aureus… Hàm lượng chất chống oxy hóa trong loại lá này cũng giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và thâm sẹo sau khi da bị tổn thương.
  • Lá khế: Dân gian thường dùng lá khế để giảm nhanh các triệu chứng ngứa do dị ứng nổi mề đay, ăn hải sản, dị ứng thời tiết rất an toàn cho da. Lá khế có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, giảm ngứa, tiêu độc trên vùng da nhạy cảm rất hiệu quả.
  • Lá trầu không: eugenol, chavibetol, cineol,… là các tinh dầu thơm có trong lá trầu không giúp khử mùi, đồng thời có thể ức chế sự phát triển và lây lan của các vi khuẩn, virus an toàn cho da.
  • Lá đơn đỏ: Lá đơn đỏ thường dùng trong chữa mẩn ngứa, trừ độc tiêu viêm, điều trị rất tốt các triệu chứng dị ứng gây ngứa rát trên da.

Đắp nha đam

Làn da khô ráp sẽ càng khiến các triệu chứng dị ứng trở nên ngứa rát hơn, da dễ bị tổn thương nứt nẻ sần sùi nặng nề hơn, vì thế người bên nên dùng nha đam đắp lên để giảm nhẹ các triệu chứng này. Trong nha đam có chứa thành phần chính là nước cùng các vitamin và axit amin có tác dụng cấp ẩm, làm dịu và giảm nóng rát da.

Hàm lượng oxy hóa (polyphenol) có trong loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ giúp phục hồi tế bào da bị tổn thương đồng thời tăng cường sức đề kháng và làm mờ vết thâm sạm hiệu quả. Các nghiên cứu còn cho thấy gel nha đam có thể ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn có hại cực kỳ hiệu quả.

Cách làm đơn giản như sau

  • Nha đam đem về rửa sạch, gọt vỏ lấy phần gel trong
  • Làm sạch vùng da bị dị ứng
  • Thoa trực tiếp phần gel nha đam lên da và để trong khoảng 10- 15 phút
  • Rửa lại da với nước ấm.
  • Áp dụng 2-3 lần/ tuần.

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch thường có rất nhiều trong thành phần của một số loại kem dưỡng ẩm dùng hằng ngày vì có chứa rất nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho da. Loại bột này giúp cấp ẩm cho da hiệu quả, nhờ đó làm dịu cảm giác da bị căng rát, ngứa ngáy, khô ráp khó chịu.

cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Bột yến mạch không chỉ giúp ngăn ngừa thâm sẹo do ngứa rát mà còn giúp da được cấp ẩm và trắng sáng hơn rất nhiều

Trong bột yến mạch có chứa hàm lượng chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa thâm sẹo trên các vùng da bị tổn thương. Đặc tính chống viêm hạn chế khả năng các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh trên da khi hệ miễn dịch đang bị suy yếu. Đồng thời đắp hay tắm với bột yến mạch cũng sẽ đem đến cho bạn một làn da trắng sáng mịn màng, không còn thô ráp hay nứt nẻ do dị ứng gây ra.

Bạn có thể dùng một ít bột yến mạch cho vào vải mỏng, gói lại rồi thả vào bồn tắm cùng với một ít muối và thư giãn. Hoặc trộn bột với một ít sữa tươi không đường rồi massage cơ thể, đặc biệt là các vùng da bị dị ứng trong 10- 15 phút rồi tắm lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần một tuần sẽ nhanh chóng làm làn da bị dị ứng được hồi phục và da cũng trắng sáng mịn màng hơn rất nhiều.

Dùng mật ong

Nhiều người thường sợ rằng mật ong có vị ngọt, chất dính có thể khiến vùng da bị tổn thương viêm nhiễm nặng hơn nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cực kỳ tốt, có thể làm dịu ngứa rát tại nhà nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da hiệu quả.

Các chất có trong mật ong như các axit amin, vitamin B và hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có khả năng phục hồi hàng rào bảo vệ da, nhờ đó giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc trên những vùng da bị dị ứng. Mật ong cũng đem đến tác dụng cấp ẩm, kích thích sản sinh collagen, để da phục hồi nhanh hơn, ngăn ngừa thâm sẹo tốt nhất.

Bạn có thể dùng trực tiếp mật ong để thoa lên vùng da bị dị ứng hoặc kết hợp thêm với nha đam xay nhuyễn hay sữa chua, bột yến mạch đều đem đến tác dụng rất tốt cho vùng da bị tổn thương do dị ứng. Đắp mật ong trong 10- 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm 10- 15, thực hiện 3 lần một tuần để đảm bảo không có thâm sẹo trên da.

Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc giúp kiểm soát các vấn đề gây dị ứng từ bên trong, nhờ đó có thể giảm ngứa rát bên ngoài hiệu quả. Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn ở da, nhờ đó da được thông thoáng hơn và giảm cảm giác ngứa ngáy. Da bớt bã nhờn nên có thể ngăn ngừa các tổn thương gây viêm nhiễm trên da hiệu quả.

Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc mỗi ngày cũng giúp an thần dễ ngủ, giảm stress căng thẳng cho người dùng. Dùng loại trà thảo dược này cũng có tác dụng rất tốt cho những người bị dị ứng thời tiết.

Baking soda

Baking soda là một loại muối nở có tính chất kháng nấm, chống viêm nên thường được dùng trong điều trị một số bệnh lý dị ứng trên da để giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm. Loại muối nở này sẽ tác động thay đổi độ pH của trên da và tác động làm giảm tính axit nhờ đó giúp da ít bị kích ứng hơn.

Để giảm ngứa do dị ứng gây ra bằng baking soda tại nhà rất đơn giản,  người bệnh chỉ cần pha bột này với nước theo tỷ lệ 3:1 rồi massage lên da trong khoang 10 phút rồi rửa lại với nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể cho khoảng nửa chén baking soda vào hoà cùng nước tắm rồi thư giãn. Thực hiện 2 – 3 lần / tuần sẽ nhanh chóng làm giảm cơn ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm hay thâm sẹo trên da hiệu quả.

Lưu ý khi trị ngứa do dị ứng tại nhà

Các cách điều trị dị ứng mẩn ngứa trên đây chỉ có thể làm dịu cơn ngứa nhannh chóng, tuy nhiên chỉ phù hợp với những trường hợp ngứa ngáy do các vấn đề dị ứng mới khởi phát chưa quá nghiêm trọng. Nếu dị ứng này là tình trạng mãn tính thường xuyên tái phát hay dị ứng kèm theo nhiều biểu hiện như nổi mề đay khắp cơ thể, sưng phù cả trong cổ họng, lưỡi, sốt cao thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Các cách giảm ngứa khi bị dị ứng tại nhà trên đây chỉ phù hợp với các trường hợp dị ứng nhẹ, mới khởi phát

Bên cạnh các biện pháp này, người bệnh có thể dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ như thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm để giải quyết vấn đề dị ứng từ bên trong. Tuy nhiên các vấn đề ngứa ngáy do dị ứng cũng có thể liên quan đến việc dùng thuốc nên người bệnh cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau khi điều trị các triệu chứng ngứa do dị ứng, bao gồm

  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm trong thời gian da bị ngứa ngáy dị ứng
  • Không gãi vào các vùng da bị dị ứng tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không bôi hay chà xát các loại thảo dược hay bột vào các các vùng da bị trầy xước do gãi.
  • Mặc đồ rộng rãi thoáng mát, ưu tiên chọn các loại vải mềm tránh để vải cọ xát vào vùng da bị tổn thương.
  • Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, nhờ đó giúp da giảm bớt tình trạng bong tróc ngứa ngáy.
  • Tăng cường ăn trái cây và các loại rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm giàu vitamin A, vitamin C..

Ngứa ngáy là triệu chứng cơ bản khi cơ thể bị dị ứng, vì thế người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên chú ý không làm tổn thương vùng da này sẽ làm da bị trầy xước và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Hy vọng những chia sẻ về cách giảm ngứa khi bị dị ứng này đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Triệu chứng ngứa ngáy tay chân khi mang thai có thể khởi phát...

Dị ứng xi măng: Dấu hiệu nhận biết, Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng xi măng là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở những người các công việc xây dựng như công nhân, thợ hồ, kỹ sư.. Tình trạng dị...

Hay ngứa toàn thân về đêm: Nguyên nhân cách chữa và phòng ngừa

Hay ngứa toàn thân về đêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu mất ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm trên cơ thể...

Da mặt bị đỏ và rát: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả

Da mặt bị đỏ rát là một trong những biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải một số vấn đề da liễu. Tình trạng này có thể xảy ra...

Dị ứng bụi bẩn: Cách xử lý và phòng tránh hiệu quả

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng thường hay xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm nặng. Thông thường, các dấu hiệu dị ứng thường biểu hiện không giống...

Bình luận (1)

  1. Điệu hoàng Phước says: Trả lời

    Thanks

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn