10 cách giảm đau do gai cột sống tại nhà đơn giản
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chườm nóng, đắp lá lốt, đắp xương rồng.. đều là những cách giảm đau gai cột sống tại nhà đơn giản nhưng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh đáng kể. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
10 cách giảm đau gai cột sống tại nhà
Với các cơn đau nhức trầm trọng do gai cột sống gây ra, nhiều người bệnh thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên việc dùng thuốc không nên áp dụng lâu dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng rất nhiều các các cơ quan như gan, thận hay dạ dày. Thay vào đó bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà từ thảo dược vừa an toàn nhưng vẫn rất hiệu quả.
Ưu điểm của các phương pháp giảm đau tại nhà là đơn giản, ai cũng có thể tự làm, có thể áp dụng trên nhiều đối tượng nhưng không gây ra phản ứng phụ. Tuy nhiên cần chú ý rằng đây hầu hết đều là các cách được dân gian truyền miệng nên hiệu quả còn phù thuộc vào từng cơ địa và cách làm của từng người. Nhưng xét về hiệu quả giảm đau tức thời từ những cách này thì chắc chắn là có.
Người bệnh có thể tham khảo áp dụng các cách sau đây
Chườm lạnh
Chườm lạnh được đánh giá là phương pháp khả quan nhất với các cơn đau cấp tính, có xuất hiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ, đau buốt tại lưng như gai cột sống. Với những cơn đau mãn tính lâu ngày, việc chườm lạnh cũng có thể mang đến tác dụng giảm đau tức thì mà người bệnh không cần phải dùng thuốc.
Chườm lạnh có thể giảm làm co lại các mạch máu lưu thông qua vị trí chườm, tốc độ dòng máu chậm lại sẽ làm giảm giảm tính thấm cuả thành mạch, làm tê vùng tổn thương, giảm sưng tấy hiệu quả. Bởi thế mà với các vận động viên khi bị chấn thương bất ngờ, các bác sĩ sẽ nhanh chóng chườm lạnh tạm thời để giảm đau nhanh chóng nhất để có thể tham thời quay trở lại sân.
Cách thực hiện như sau
- Sử dụng một vài viên đá lạnh rồi dùng khăn sạch hoặc túi chườm bọc lại
- Bệnh nhân nằm úp người xuống theo tư thế thả lỏng rồi nhờ một người thân hỗ trợ
- Chườm lên vị trí cột sống bị đau nhức sưng viêm trong khoảng 15 phút
- Thực hiện từ 2-3 lần/ ngày để giảm đau hiệu quả
Tuy nhiên cần chú ý rằng phương pháp này không áp áp dụng với các vị trí có xuất hiện tổn thương ngoài da hay đang có các vết xước vì có thể gây viêm nhiễm tại đây. Người bệnh cũng không nên dùng trực tiếp đá lạnh vừa lấy ra từ tủ lạnh vì có thể gây bỏng da, không chườm quá 20 phút trong cùng một thời điểm. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị bệnh tim tuyệt đối không nên chườm khu vực vai trái để tránh gây nguy hiểm.
Chườm nóng
Chườm nóng cũng là cách giảm đau gai cột sống tại nhà đơn giản nhưng có thể đem lại kết quả rất tốt. Khi tác động nhiệt nóng sẽ giúp làm các mạch máu thư giãn, giảm áp lực lên các dây thần kinh để giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn các dây thần kinh thường gặp ở gai cột sống. Đồng thời máu được đưa đến nhiều hơn tại các vị trí đốt sống bị giãn nứt để phục hồi tại đây, từ đó tăng tác dụng triệt tiêu các gai cột sống, đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh.
Phương pháp chườm nóng được đánh giá mang đến hiệu quả khá cao đối với những tổn thương mãn tính và có thể làm giảm sự sự tích tụ của acid lactic, từ đó giảm đau hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Cách chườm nóng cũng vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.
Thực hiện như sau
- Người bệnh có thể dùng các túi chườm ấm chuyên dụng hoặc dùng chai thủy tinh sạch dồn nước nóng vào trong để chườm lên vị trí đau nhức
- Giữ trong vòng 15- 20 phút để giảm đau hiệu quả giúp cơ thể thư giãn hơn
- Thực hiện ngày 2- 3 lần hoặc trước khi đi ngủ để giảm các cơn đau xuất hiện về đêm.
Tuy nhiên người bệnh lưu ý cũng không áp dụng phương pháp này trên các vùng da có xuất hiện các vết xước hay vết thương hở. Nhiệt độ của nước chườm phù hợp là khoảng 40- 45 độ, không nên chườm quá nóng có thể gây bỏng rát da. Ngoài ra cũng không chườm quá lâu trên 20 phút vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Phương pháp chườm nóng cũng không nên áp dụng cho những khu vực đang có các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, người bị chấn thương mới đang sung huyết hay các vị trí xuất hiện các khối u ác tính, lao, giãn tĩnh mạch da. Chú ý tránh tiếp xúc với các thiết bị nhiệt.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Khi những cơn đau cột sống xuất hiện bất chợt, chỉ đơn giản là nghỉ ngơi một chút cũng là cách có thể giảm ngay cơn đau nhức hiệu quả. Tiếp tục gắng sức làm việc hay lao động sẽ làm các triệu chứng trầm trong và đẩy nhanh bệnh tới các biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều.
Người bên nên nằm nghỉ ngơi ở những nơi có không gian thoải mái thoáng đãng, nên nằm giường nệm để cảm thấy bớt đau lưng. Nằm kê cao chân, đầu một chút sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.Chú ý với người bị gai cột sống cần chú ý thay đổi tư thế nằm chính xác để giảm đau nhanh chóng. Người bệnh nên ưu tiên nằm thẳng, cố gắng giữ thẳng lưng để giảm đau nhức.
Trước khi nằm nghỉ người bệnh cũng nên uống một chút nước ấm sẽ thấy cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều, những cơn đau sau khi nghỉ ngơi cũng biến mất nhanh chóng.
Sử dụng miếng dán giảm đau
Dùng miếng dán giảm đau cũng là một cách có thể giảm đau tạm thời với những tình trạng gai cột sống cấp tính. Sử dụng miếng dán này cũng như một cách tác dụng nhiệt thông qua da để làm giảm đau, hỗ trợ máu huyết lưu thông, từ đó kích thích quá trình tuần hoàn và phục hồi tại đây hiệu quả.
Khi mới dán miếng dán ban đầu, bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh buốt trên da. Tuy nhiên sau đó bạn sẽ thấy vùng da được dán miếng dán nóng dần lên, cơn đau cũng giảm dần đi nhanh chóng, các cơ cũng được thư giãn đáng kể. Đồng thời thường các loại cao dán có chứa cả các hoạt chất có thể hấp thụ qua da để xâm nhập vào sụn khớp, giúp giảm tổn thương mà không gây ra dị ứng hay tác dụng phụ cho cơ thể.
Lưu ý không xài chung cao dán khi đang bôi các loại thuốc trên vùng da hay đang có các vết thương hở tại đây. Chú ý làm khô da trước khi dán để miếng dán có thể bám dính trên da hiệu quả hơn. Nếu thấy da có dấu hiệu ngứa rát hay bỏng rộp, cần loại bỏ ngay lập tức và rửa lại bằng nước sạch.
Thường dùng miếng cao dán chỉ phù hợp cho các tình trạng đau cấp tính để giảm đau tạm thời, với các trường hợp đau mãn tính lâu ngày thường đem lại tác dụng rất thấp. Nếu lạm dụng thuốc quá lâu ngày cũng có thể không còn đem lại hiệu quả ban đầu như mong đợi.
Một số loại cao dán quen thuộc người bệnh gai cột sống có thể sử dụng như salonpas, ThermaCare của Mỹ, Harikkusu của Nhật hay An Cốt Nam của Việt Nam.
Đu đủ giảm đau gai cột sống nhanh chóng
Đu đủ không chỉ là một loại trái cây rất tốt cho người bị bệnh gai cột sống mà còn có thể dùng cả quả hay hạt của nó để giảm các triệu chứng đau nhức trong thời gian ngắn nhất. Hoạt chất papain dồi dào có trong đu đủ chính là yếu tố giúp có có thể giảm đau chống viêm cực kỳ nhanh chóng. Chất này có thể làm mềm cơ thịt, từ đó giúp mài mòn các gai xương dư thừa hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tìm thấy rất nhiều hoạt chất có ích khác cho những người bị gai cột sống như canxi, phốt pho, magiê, protein, flavonoid và phenolic. Y học cổ truyền cũng đã công nhận hạt đu đủ không độc, mặt khác lại giúp thanh nhiệt, giải độc mát gan rất tốt.
Bạn có thể áp dụng những cách giảm đau gai cột sống từ đu đủ sau đây
Cách 1: Dùng quả đu đủ
- Chuẩn bị một quả đu đủ xanh vừa đủ, rửa sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm với nước muối
- Đổ rượu trắng vào 2/ 3 quả bên trong rồi đem đi hấp cách thủy
- Đổ phần nước vừa hấp xong đợi nguội bớt rồi dùng để xoa bóp lên lưng
- Các tính chất từ rượu, kết hợp với hoạt chất trong đu đủ và tính nóng của dung dịch sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Cách 2: Dùng hạt đu đủ
- Lấy hạt đu đủ trong qua chín, rửa thật sạch để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. rửa lại thật nhiều lần để loại bỏ lớp bỏ chín, phơi khô hạt trong 1 nắng
- Giã nhuyễn hạt đu đủ rồi bọc trong một lớp vải sạch và đắp trực tiếp lên vị trí các cột sống sưng đau trong 15 phút
- Bạn sẽ thấy vùng da hơi châm chích nhưng chú ý đây là cảm giác hoàn toàn bình thường
- Thực hiện ngày 1 lần trong vòng 2 tuần liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng giảm nhanh chóng
Cách 3: Hạt đu đủ và lá lốt
- Lấy hạt đu đủ trong qua chín, rửa thật sạch để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. rửa lại thật nhiều lần để loại bỏ lớp bỏ chín, phơi khô hạt trong 1 nắng
- Dùng 1 nắm lá lốt tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất rồi thái nhỏ
- Sao khô cả hai dược liệu rồi bọc trong một tấm vải sạch rồi chườm lên vị trí vết đau trong vòng 30 phút
Chú ý nếu dùng các bài thuốc đu đủ liên quan đến sắc nước không nên dùng qua ngày hôm sau vì có thể gây ngộ độc. Các bài thuốc khác cũng chỉ nên dùng hết trong ngày.
Dùng lá lốt giảm đau gai cột sống
Chữa gai cột sống bằng lá lốt cũng là phương pháp được dân gian áp dụng rất nhiều. Dược liệu này vô cùng dễ tìm, nếu mua cũng có giá rất rẻ. Hơn hết bài thuốc từ lá lốt có nguồn gốc từ thảo dược nên vô cùng an toàn, có thể sử dụng trên nhiều đối tượng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Y học cổ truyền cho thấy dược liệu này có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ kích thích tuần hoàn máu để tăng tốc độ phụ hồi tại cột sống để triệt tiêu các gai xương. Mặt khác các hoạt chất như beta-caryophylen, flavonoid, Alcaloid đều là những chất có thể làm giảm đau nhức vô cùng hiệu quả. Bởi thế từ xưa tới nay dân gian thường dùng các bài thuốc từ lá lốt để giảm đau xương khớp.
Để giảm đau gai cột sống nhanh chóng, người bệnh có thể áp dụng cách sau
Cách 1: Đắp lá lốt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút nhằm loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất
- Đem lá lốt giã nát cùng một ít muối hột
- Đem hỗn hợp đi sao khô trên chảo nóng
- Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch, đợi hỗn hợp nguội bớt rồi chườm lên trí đau, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất
- Áp dụng ngày 2- 3 lần hoặc khi có các cơn đau xuất hiện để giảm các triệu chứng gai cột sống
Cách 2: Rượu lá lốt
- Chuẩn bị khoảng 200g cây lá lốt, chú ý dùng cả thân, rễ và lá cây
- Rửa sạch các dược liệu rồi ngâm cùng nước muối loãng lần nữa để loại bỏ tạp chất
- Cho các nguyên liệu vào bình thủy đã được sát trùng sạch rồi đổ ngập rượu trắng vào, đậy kín nắp bảo quản nơi thoáng mát, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp hay nơi ẩm ướt.
- Ngâm trong vòng 1 tháng có thể bắt đầu đem ra sử dụng.
- Dùng bông gòn thấm một ít rượu, xoa bóp trên vị trí đau sẽ thấy các triệu chứng đau biến mất nhanh chóng.
Một số người dùng thường sắc các bài thuốc từ lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng các bài thuốc này cần có thời gian dài mới có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Với các triệu chứng đau nhức mệt mỏi, người bệnh có thể áp dụng hai cách trên đây để ức chế cơn đau nhanh nhất.
Giảm đau gai cột sống bằng ngải cứu
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu cũng là phương pháp được dân gian áp dụng rất nhiều vì có thể đem đến tác dụng hiệu quả mà lại vô cùng an toàn cho sức khỏe. Đông y cho rằng ngải cứu có vị đắng, tính ấm có thể tiêu ứ, trấn thống, kích thích tuần hoàn máu từ đó giúp kích thích quá trình hồi phục tại đây nhanh chóng.
Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau đây để được giảm cơn đau
Cách 1: Đắp ngải cứu
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, lá non, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
- Thái nhỏ ngải cứu rồi đem nấm cùng một ít dấm chua
- Đun sôi hỗn hợp trong vài phút rồi bọc trong một tấm vải mỏng trắng
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vị trí lưng bị đau
- Chườm khi có cơn đau xuất hiện hay trước khi đi ngủ để giảm cơn đau hiệu quả nhất.
Cách 2: Đắp ngải cứu và thạch xương bồ
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi cùng một ít củ thạch xương bồ
- Rửa sạch các dược liệu và ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để táo rôi thái nhỏ
- Sao khô hỗn hợp trên chảo nóng rồi bọc vào một tấm vải mỏng sạch, chườm lên vị trí vùng bị đau
- Thực hiện ngày 2- 3 lần.
Dùng gừng giảm đau khi bị gai cột sống
Dùng gừng giảm đau là cách giảm đau gai cột sống vô cùng quen thuộc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Y học cổ truyền cho rằng dược liệu này có vị cay, tính ấm, có thể giúp làm lưu thông máu huyết, giảm nhanh các cơn đau trên toàn thân cực kỳ hiệu quả.
Đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy, gừng có thể làm giảm lượng prostaglandin giúp giảm đau hiệu quả. Các hoạt chất khác có trong dược liệu này còn mang đến tác dụng giảm stress, chống viêm, đào thải độc tố, nhờ đó có thể cải thiện các triệu chứng bệnh thực sự tốt.
Người bệnh có thể tham khảo các cách sau đây
Cách 1: uống trà gừng
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát
- Cho gừng vào một ly nước sôi, hãm trong vài phút.
- Chú ý đậy nắp ly lại để các tinh chất không bị bay mất
- Cho thêm mật ong hoặc một ít chanh vào hỗn hợp, uống ngay khi còn nóng
- Cơn đau sẽ giảm nhanh chóng khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều
- Tuy nhiên chú ý không dùng vào buổi tối vì có thể gây kích thích thần kinh gây mất ngủ
Cách 2: Đắp gừng
- Chuẩn bị 20g gừng, 15g hành củ cùng 30g bột mì để làm bài thuốc đắp giúp giảm đau
- Gừng và hành bỏ vỏ, giã nát
- Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo sao nóng rồi bọc trong một tấm vải mỏng trắng
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vị trí lưng bị đau
- Chườm khi có cơn đau xuất hiện hay trước khi đi ngủ để giảm cơn đau hiệu quả nhất.
Cách 3: Xoa bóp bằng rượu gừng
- Chuẩn bị khoảng 4- 5 củ gừng tươi lớn, rửa thật sạch, cạo bỏ vỏ
- Đập dập hoặc giã nát gừng, cho vào lọ thủy tinh nhỏ đã được khử trùng
- Đổ ngập rượu vào hỗn hợp gừng, bảo quản nơi thoáng mát
- Sau 10- 15 ngày có thể đưa ra sử dụng
- Dùng một ít bông gòn thấm dung dịch rượu rồi thoa lên vị trí cột sống bị đau nhức.
Cách 4: Dùng gừng và dấm
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát
- Đem dược liệu đi nấu cùng muối và 200ml nước đun đến khi nước gần cạn
- Lọc lấy nước rồi trộn cùng một ít dấm ăn
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này rồi đắp lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút.
Thực hiện một số bài tập
Khi bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là do gai cột sống người bệnh thường có xu hướng lười vận động bởi sợ làm cơn đau xuất hiện trầm trọng hơn. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Người bệnh nên ưu tiên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng phù hợp sẽ không chỉ giúp giảm nhanh các cơn đau, mặt khác còn hỗ trợ khả năng vận động phục hồi nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên người bệnh phải đảm bảo lựa chọn các bài tập phù hợp, không cố quá sức, không vận động quá mạnh. Tốt nhất nếu chưa rành về các bài tập này người bệnh nên nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo thực hiện đúng cách và an toàn cho chính bản thân.
Một số bài tập mà bạn có thể tham khảo như
Bài tập 1: Sử dụng bàn hỗ trợ
- Người bệnh lựa chọn một cái bàn có chiều cao ngang bằng với thắt lưng để hỗ trợ luyện tập
- Đứng cách bàn khoảng 3 bước chân, dùng chân phải làm trụ, dồn lực về đây kết hợp với gập người về trước 90 độ, dùng cả hai tay để bám vào thành bàn.
- Đẩy chân trái ra sau rồi đá liên tục 10 lần.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại
Bài tập 2: Co đầu gối
- Bệnh nhân nằm ngửa trên mặt sàn hay mặt thả, chú ý chọn nơi bằng phẳng. Để cơ thể thư giãn thả lỏng, hai tay nép nhẹ dọc theo cơ thể
- Co đầu gối bên phải, sau đó dùng 2 tay ôm đầu gối cố gắng kéo về càng gần ngực càng tốt
- Duy trì tư thế trong 3-5 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị ban đầu
- Thực hiện tương tự với bên còn lại, mỗi bên từ 10- 15 lần.
Thực tế những phương pháp trên đây chỉ giúp hỗ trợ giảm đau trong những giai đoạn đầu, không đem đến những kết quả khả quan với những trường hợp gai cột sống nặng. Người bệnh còn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học hằng ngày để có thẻ cải thiện bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát hiện quả.
Trên đây là những bật mí về những cách giảm đau gai cột sống tại nhà đơn giản nhưng thực sự đem lại những hiệu quả tốt. Người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để thăm khám và có hướng điều trị an toàn chính xác và hiệu quả nhanh chóng nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!