Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

Dùng lê chưng trị ho là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng vì vừa có hương vị thơm ngon, dễ ăn lại bồi bổ sức khỏe cực tốt. Tham khảo chi tiết những cách chưng lê trị ho cho bé đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất được tổng hợp tại đây.

Trị ho từ quả lê có hiệu quả như lời đồn

Qủa lê còn được gọi với những cái tên khác như mật văn, ngọc nhũ hay khoái quả. Với vị giòn ngọt tự nhiên, đây là loại trái được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt vào những ngày trời nóng bởi hàm lượng nước trong quả rất cao. Đặc biệt lê còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc bởi nó có rất nhiều đặc tính tốt giúp bồi bổ sức khỏe, trong đó khả năng cải thiện các triệu chứng ho được đánh giá rất cao.

Cách chưng lê trị ho
Trong lê có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên thường được dùng để điều trị các chứng viêm họng, ho lâu ngày

Theo y học cổ truyền, quả lê được đặc trưng bởi tính mát vị ngọt, hơi chua, đem đến tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu đờm, sinh tân dịch, tốt cho lục phủ ngũ tạng. Đông y thường dùng lê vào các bài thuốc trị ho, ho có đờm, ho khan, ho gió đều cực kỳ hiệu quả. Vị thuốc này còn rất tốt cho những người đang bị táo bón khiến cơ thể mệt mỏi, hấp thụ chất kém.

Các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng tìm ra rất nhiều hoạt chất có ích trong quả lê như canxi, phốt pho, chất xơ, axit amin, cùng các vitamin C và K dồi dào giúp bồi bổ sức khỏe toàn diện và tăng cường lớp phòng ngự của hệ thống miễn dịch. Hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong lê cũng rất cao nên có thể ức chế những tác nhân gây bệnh đồng thời làm lành các tổn thương trên hệ hô hấp.

Nghiên cứu cũng cho thấy quả lê hoạt động như một chất chống viêm nên có thể giảm các triệu chứng sưng viêm cổ họng, duy trì độ ẩm cho phổi để hạn chế các kích thích gây ho. Vị chua dịu của quả lê chính là yếu tố giúp cải thiện các chứng ho có đờm hiệu quả.

Như vậy có thể thấy dùng quả lê trị ho có thể mang lại những tác dụng vô cùng tốt lại có độ an toàn cao, có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ có thai. Đặc biệt trẻ em thường không thích uống thuốc hay dùng các dược liệu như hẹ hay hành tây bởi có mùi vị khó chịu thì có thể áp dụng ngay những bài thuốc từ quả lê để cải thiện nhanh các triệu chứng ho khó chịu.

Cách chưng lê trị ho cho bé hiệu quả nhất

Cách dùng lê đơn giản nhất là phụ huynh cho bé ăn lê trực tiếp hoặc ép lấy nước để bé uống hằng ngày. Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả người ta thường làm lê chưng với các dược liệu khác như đường phèn hay kỷ tử để bé dùng hằng ngày. Tham khảo ngay những cách chưng lê trị ho cho bé đơn giản nhưng đem lại những hiệu quả tuyệt vời sau đây.

Cách chưng lê trị ho cho bé với đường phèn

Đường phèn cũng có vị ngọt như đường tinh luyện bình thường nhưng dịu hơn, vì vậy khi bị đau họng hay ho người ta khuyến khích nên dùng đường phèn thay vì đường bình thường. Dược liệu này còn có tính bình, không gây viêm nên cực kỳ phù hợp cho những bé đang bị cơn ho hành hạ khiến sức khỏe suy giảm.

Cách chưng lê trị ho
Lê hấp đường phèn có vị ngọt dịu dễ ăn đồng thời khả năng trị ho cũng rất tốt

Hương vị bài thuốc này cũng vô cùng thơm ngon và dễ chịu nên bé thường rất thích. Mẹ cũng có thể thực hiện món ăn ngày thường xuyên cho bé để bảo vệ cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 quả lê chín rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất bên ngoài vì bài thuốc này để nguyên vỏ lê
  • Cắt phần đầu dưới cuống của quả lê để tạo thành cái nắp
  • Khéo léo loét phần thịt lê để tạo thành một lỗ rỗng ở giữa
  • Cho một ít đường phèn đã được đập nhỏ vào lỗ rỗng đó, có thể thái nhỏ và cho phần thịt lê được khoét ra hồi nãy vào rồi đậy nắp lại
  • Đem đi hấp cách thủy trong 10 phút
  • Dùng ăn cả phần nước và thịt lê ngay khi còn nóng
  • Dùng ngày 1- 2 quả trong vài ngày liên tiếp để thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Lê chưng mật ong trị ho nhanh chóng

Nếu không có đường phèn bạn có thể dùng mật ong để chưng cùng lê vì cũng đem đến những tác dụng tuyệt vời không kém. Trong mật ong không chỉ chứa hàm lượng dưỡng chất cao giúp bồi bổ thể lực mà còn có tính kháng khuẩn chống viêm rất mạnh. Sử dụng mật ong khi đau họng sẽ vừa làm dịu ngứa rát, giảm ho mà còn nhanh chóng làm lành các tổn thương tại đây.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 quả lê chín rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất bên ngoài vì bài thuốc này để nguyên vỏ lê
  • Cắt phần đầu dưới cuống của quả lê để tạo thành cái nắp
  • Khéo léo loét phần thịt lê để tạo thành một lỗ rỗng ở giữa
  • Cho mật ong và phần thịt lê vừa khoét ra vào lại bên trong quả lê, đậy nắp lại và đem đi hấp cách thủy
  • Dùng ăn hết cả phần nước và thịt ngay khi còn nóng

Nếu có nhiều thời gian hơn bạn có thể làm sạch lê với số lượng lớn, đem đi hấp cho chín rồi đem ngâm cùng mật ong để trong bình thủy để dùng dần. Chú ý bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để hỗn hợp không bị hư hỏng có thể ảnh hưởng ngược lại.

Chưng lê và gừng trị ho do cảm lạnh

Sử dụng gừng để trị ho cũng đem đến những hiệu quả rất tốt. Dược liệu này có vị cay tính ấm nên có thể làm ấm cổ họng đặc biệt khi bị nhiễm lạnh. Khả năng kháng khuẩn chống viêm của dược liệu này cũng rất tốt nên hoàn toàn có thể dùng để kết hợp với quả lê trong điều trị viêm họng để giảm tối đa những triệu chứng khó chịu cho con.

Cách chưng lê trị ho
Lê khi chưng chung với gừng giúp làm ấm cơ thể và trị ho hiệu quả

Cách cách chưng lê trị ho với gừng thực hiện tương tự như cách chưng với mật ong, tuy nhiên bạn sẽ bổ sung thêm gừng khi hấp để tăng thêm tác dụng. Bạn cũng có thể kết hợp gừng, đường phèn khi chưng chung với lê vì đem lại tác dụng tốt tương tự.

Cách chưng lê trị ho với táo đỏ và kỷ tử

Kỷ tử là vị thuốc quen thuộc thường xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc Đông y vì những tác dụng tuyệt vời của mình. Theo y học cổ truyền, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, khi sử dụng quy vào kinh Can, Phế, Thận nên thường được dùng cho những bệnh có liên quan đến thận hư, hệ hô hấp tổn thương như ho và viêm họng. Các hoạt chất được tìm thấy trong dược liệu này cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cách chưng lê trị ho
Lê chưng với táo đỏ, kỷ tử là món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Trong khi đó táo đỏ cũng là dược liệu rất tốt cho những người đang bị ho dai dẳng không dứt. Dược liệu này có tính giữ nhiệt đồng thời cũng chứa rất nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe như  vitamin A, C, B1, B2, caroten…Sử dụng táo đỏ chưng cùng lê còn giúp bé ngủ ngon và sâu hơn, không bị làm phiền bởi cơn ho nên nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 quả lê chín rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất bên ngoài vì bài thuốc này để nguyên vỏ lê
  • Cắt phần đầu dưới cuống của quả lê để tạo thành cái nắp
  • Khéo léo loét phần thịt lê để tạo thành một lỗ rỗng ở giữa, phần thịt này có thể đem đi xay nhuyễn và lấy nước cốt
  • Táo đỏ và kỷ tử đem ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, đem táo đi thái sợi
  • Để tăng cường thêm hiệu quả nên cho thêm vài lát gừng vào
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào bên trong quả lê cùng một vài hạt muối và mật ong
  • Đem đi hấp cách thủy trong 10 phút
  • Nên ăn ngay khi còn nóng, sử dụng cả phần nước được tiết ra và phần nhân bên trong để tăng hiệu quả tốt nhất.

Một số cách dùng lê trị ho khác

Bên cạnh những cách chưng lê trị ho trên đây mẹ còn có thể áp dụng rất nhiều các khác để hỗ trợ loại bỏ nhanh chóng tình trạng ho dai dẳng cho bé hiệu quả hơn. Tham khảo một số các sau

Dùng lê và ngó sen

  • Chuẩn bị 500g quả lê rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, đem gọt vỏ rồi ép lấy nước cốt
  • Ngó sen 500g cũng làm sạch rồi vắt lất nước cốt
  • Hòa hai thứ nước trên với nhau rồi dùng cho bé uống, có thể cho một chút mật ong để có hương vị hấp dẫn hơn.

Lê và quả la hán

  • Ép lấy nước 2 quả lê đã được làm sạch
  • Sắc nước lê với 1/ 2 quả la hán để lấy nước thuốc uống
  • Lọc lấy hỗn hợp dùng uống trong ngày, không để qua ngày hôm sau
  • Sử dụng liên tiếp trong vài ngày để thấy hiệu quả tốt nhất

Lê và vỏ quýt

  • Ép lấy nước 2 quả lê đã được làm sạch
  • Sắc nước lê với 20g vỏ quýt khô đã được rửa sạch
  • Lọc lấy hỗn hợp dùng uống trong ngày, sau vài ngày uống đều đặn sẽ thấy các triệu chứng ho biến mất

Một số lưu ý trong cách chưng lê trị ho cho bé

Cách chưng lê trị ho khá đơn giản và dễ làm đồng thời các nguyên liệu cũng rất dễ kiếm nên hầu hết ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên cần chú ý cách này chỉ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh, không giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn đặc biệt nếu có liên quan đến các triệu chứng bệnh lý khác.

Cách chưng lê trị ho
Cách chưng lê trị ho chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng tạm thời, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau

  • Nên lựa chọn những quả lê tươi, mới hái để đảm bảo các dưỡng chất, tuyệt đối không dùng những trái bị hư hỏng hay có sâu bên trong
  • Không ăn lê cùng lúc với thịt vịt, rau dền
  • Không ăn lê nếu bị dị ứng
  • Những người đang bị tiêu chảy, đau bụng hay lạnh bụng cần tránh dùng lê vì loại quả này có tính hàn nên sẽ khiến các triệu chứng này thêm trầm trọng
  • Không ăn chung lê với uống nước sôi
  • Dùng dùng bài thuốc với quả lê ngay khi có các triệu chứng dị ứng
  • Một số bài thuốc dùng chung lê với củ cải tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi dùng cho bé vì có thể làm sưng tuyến giáp
  • Người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, sinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Trên đây là những cách chưng lê trị ho cho bé đơn giản nhưng có thể đem đến những kết quả tuyệt vời. Sau một thời gian sử dụng nếu không thấy các triệu chứng được cải thiện, phụ huynh nên đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Cùng chuyên mục

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Sử dụng siro trị ho cho bé là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Bởi công dụng giảm...

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng khiến bất cứ ai cũng vô cùng hoang mang lo lắng không biết mắc bệnh gì. Đây có thể là các...

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

Ho có đờm là một triệu chứng về bệnh hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em.Tình trạng này không quá nguy hiểm và có...

Dùng dầu tràm trị ho

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Dùng dầu tràm trị ho là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì vừa có độ an toàn cao, không gây biến chứng, nguyên liệu dễ...

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Hầu hết khi trẻ có dấu hiệu bị ho, ốm, sử dụng kháng sinh là biện pháp đầu tiện mà phụ huynh nghĩ tới. Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng...

Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Ho khan là tình trạng cơn ho kéo dài dai dẳng mãi không dứt kèo theo cổ họng ngứa rát khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn