Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là bài thuốc đơn giản ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Thực hiện kiên trì và đúng cách sẽ hỗ trợ giảm ngay các triệu chứng giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí điều trị cho người bệnh.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp dưới rất thường gặp hiện nay ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy yếu khiến các vi khuẩn, virus có điều kiện tấn công hệ hô hấp và gây bệnh. Mặc dù có tiên lượng khá tốt nhưng viêm phế quản nếu không kiểm soát kịp thời vẫn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là viêm phổi hay một số bệnh lý về hô hấp khác.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không vừa đơn giản lại vừa mang lại hiệu quả tốt nên được rất nhiều người áp dụng

Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm, viêm phế quản hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Trong đó dân gian thường xuyên áp dụng các Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không vừa đơn giản vừa đem lại những hiệu quả rất tuyệt vời.

Ưu điểm của bài thuốc này chính là dễ thực hiện, nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong điều trị cho người bệnh. Lá trầu không cũng là dược liệu quen thuộc được dùng trong rất nhiều bệnh lý như viêm họng, sâu răng, làm lành vết thương, bệnh trĩ hay các chứng đầy bụng khó tiêu.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không là dược liệu có vị cay nồng, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, hóa đờm, trị ho,… nên thường được dân gian dùng để cải thiện các triệu chứng ho, ho có đờm, đau rát họng thường gặp trong viêm phế quản. Đồng thời nhờ tính nóng, vị cay nên trầu không cũng giúp làm ấm họng và kháng khuẩn rất tốt.

Các nghiên cứu từ y học hiện đại cũng tìm thấy rất nhiều hoạt chất có ích trong dược liệu này có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm phế quản vô cùng hiệu quả. Bao gồm

  • Chavicol và betel là hai chất kháng sinh tự nhiên tìm thấy trong lá trầu không có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus đang tấn công viêm phế quản như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, nhóm vi khuẩn subtillis hay một số loại virus. Hai chất này cũng giúp giảm ngứa rát họng hiệu quả
  • Eugenol, Tanin, Cineol cũng là các kháng sinh giúp kháng viêm, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, chống lại quá trình oxy hóa và giảm bớt lượng đờm nhầy trong phế quản
  • Các hoạt chất khác như vitamin, các axit amin,  chavibetol, cineol, estragol.. cũng đều đem đến những tác dụng tuyệt vời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Với tác dụng kháng khuẩn chống viêm cực mạnh như trên không còn nghi ngờ gì về khả năng chữa bệnh viêm phế quản của lá trầu không. Sử dụng bài thuốc này đúng cách sẽ hỗ trợ làm thông thoáng đường thở, giảm ngay các triệu chứng lo, ho có đờm, thở khò khè, đau tức ngực và giúp người bệnh dễ chịu hơn rất nhiều.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Có rất nhiều Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng riêng lẻ trầu không hoặc kết hợp cùng các dược liệu để tăng cường tác dụng tốt hơn trong điều trị.

Bạn có thể sắc nước trầu không uống hằng ngày hoặc tham khảo các phương pháp sau

Cách 1: Trầu không và muối hạt

Dùng nước trầu không riêng lẻ cũng tốt, tuy nhiên người bệnh nên kết hợp thêm một chút muối khi sắc nước uống. Muối có tính sát trùng khá mạnh nên có thể ức chế một số vi khuẩn để làm dịu niêm mạc họng hơn, cải thiện tình trạng sưng viêm phế quản hay ho có đờm khá tốt

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Lá trầu không kết hợp với muối có tính sát khuẩn cao nên có thể ức chế các vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Giã nhuyễn lá trầu không cùng 1 chút muối
  • Cho lá trầu không vào một tấm vải sạch, vặt kỹ để lấy nước cốt
  • Chi nước thuốc ra dùng hết ngay trong ngày

Cách 2: Dùng trầu không và mật ong

Mật ong là dược liệu quen thuộc với vị ngọt tự nhiên nhưng đảm bảo không làm kích thích phế quản đang bị tổn thương. Hydro Peroxide có trong mật ong cũng có khả năng ức chế rất nhiều vi khuẩn gây bệnh trong khi Glucozo (80%) cùng các vitamin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn để phòng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bài thuốc kết hợp giữa mật ong và lá trầu không vừa giúp làm dịu niêm mạc họng đang bị sưng viêm, long đờm đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn đang tấn công. Người bệnh cũng được cung cấp thêm năng lượng để hoạt động ổn định hơn mỗi ngày.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Xay hoặc giã nhuyễn lá trầu không cùng với một ít nước, vắt lấy nước cốt , bỏ bã.
  • Cho thêm 1- 2 thìa mật ong tùy thích vào khuấy đều. Nếu cảm thấy mùi lá trầu hơi khó uống có thể cho lên bếp đun cách thủy liu riu rồi cho mật ong vào dễ dễ uống hơn.
  • Dùng ngày 2- 3 lần để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian hơn trong trường hợp bạn không có dụng cụ để xay hay giã lá trầu không thì có thể tham khảo các thực hiện sau

  • Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Thái thật nhỏ lá trầu không rồi đổ xâm xấp nước sôi vào trong khoảng 20 phút, nước nóng sẽ giúp kích thích các tinh dầu dược liệu tiết ra nhiều hơn đồng thời át bớt mùi cay hăng khó chịu của lá lốt
  • Cho lá trầu vào khăn mỏng vắt thật khô để lấy nước cốt
  • Dùng nước này pha với mật ong để uống trực tiếp

Cách 3: Lá trầu không và gừng tươi

Gừng tươi cũng là dược liệu vô cùng quen thuộc có thể tìm mua ở khắp mọi nơi. Vị thuốc này có vị cay, tính ấm có tác dụng long đờm, làm ấm cổ họng và cải thiện tình trạng đau rát cổ có liên quan đến viêm phế quản hay viêm amidan. Bài thuốc từ gừng chữa các bệnh lý về hô hấp đã được dân gian ứng dụng từ rất lâu đời.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Lá trầu không và gừng giúp làm ấm cổ họng và giảm nhanh các triệu chứng bệnh

Ngoài ra, nghiên cứu từ y học hiện đại cũng tìm ra rất nhiều hoạt chất có ích trong gừng, đặc biệt là Gingerol có tác dụng kháng viêm mạnh. Đây cũng là chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tế bào gây bệnh để kích thích quá trình phục hồi nhanh hơn. Kết hợp cùng lá trầu không sẽ giúp hai dược liệu phát huy tối đa tác dụng trị bệnh.

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 10g lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, vớt ra thái nhỏ
  • Gừng dùng 1- 2 củ tùy kích cỡ, rửa sạch, gạo bỏ vỏ rồi thái sợi
  • Giã nát hai dược liệu với nhau rồi cho 1 cốc nước sôi vào, hãm hỗn hợp trong 15 phút, chú ý đậy nắp chặt để các tinh chất không bay mất
  • Chắt lấy nước cốt dùng để uống trong ngày ngay khi còn ấm
  • Nếu cảm thấy khó uống có thể cho thêm 1 thìa mật ong sẽ đem đến hương vị hấp dẫn đồng thời tăng cường tác dụng làm dịu phế quản hơn.

Cách 4: Lá trầu không và củ nén

Củ nén hay còn được gọi là hành tăm, hành trắng cũng là dược liệu được dân gian dùng khá nhiều trong điều trị các bệnh về hô hấp. Theo đông y, vị thuốc này có vị cay, mùi hăng, tính nóng, có thể đem đến tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn. Đồng thời tác dụng giảm đau, hạ sốt, cải thiện các triệu chứng ớn lạnh của hành tăm cũng rất tốt.

Bài thuốc từ lá trầu không và củ nén có thể áp dụng cho ca trường hợp viêm phế quản cấp và mãn tính mà không gây ra tác dụng phụ nào khác. Tuy nhiên do mùi vị của cả hai dược liệu này thường khá hăng nên nhiều người thường không thích dùng.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị khoảng  10 gram lá trầu không cùng 2 – 4 củ nén
  • Dùng khoảng 10g lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, vớt ra thái nhỏ
  • Củ nén rửa sạch, bóc vỏ rồi để ráo nước, thái thành lát mỏng
  • Giã nát cả hai dược liệu với nhau rồi cho 1 cốc nước sôi vào, hãm hỗn hợp trong 15 phút, chú ý đậy nắp chặt để các tinh chất không bay mất
  • Chắt lấy nước cốt dùng để uống trong ngày ngay khi còn ấm
  • Sử dụng ngày hai lần sau bữa ăn, kiên trì dùng hằng ngày để bảo vệ phế quản khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên với bài thuốc này tuyệt đối không nên thêm mật ong vì có thể gây ngộ độc và một số tác dụng phụ khác.

Cách 5: Lá trầu không và nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ đem đến rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh, có tác dụng trên cả viêm phế quản. Curcumin có thể ức chế tối đa sự tấn công của các vi khuẩn bên trong phế quản giúp giảm ho, long đờm nhanh chóng. Đây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng loại bỏ những tác nhân gây bệnh và kích thích phục hồi nhanh hơn.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Kết hợp giữa lá trầu không và nghệ cũng đem đến tác dụng cải thiện viêm phế quản rất tốt

Ngoài ra, các hoạt chất trong nghệ còn giúp kiểm soát acid dịch vị để cải thiện bệnh nếu có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Bài thuốc kết hợp giữa nghệ và lá trầu không sẽ đem đến những tác dụng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị khoảng 6- 10 lá trầu không cùng 1 củ nghệ tươi
  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, vớt ra thái nhỏ
  • Nghệ rửa sạch, cạo vỏ, thái lát nhỏ
  • Giã nát cả hai dược liệu với nhau rồi cho 1 cốc nước sôi vào, hãm hỗn hợp trong 15 phút, chú ý đậy nắp chặt để các tinh chất không bay mất
  • Chắt lấy nước cốt chia ra dùng 5 lần/ ngày
  • Dùng hết thuốc trong ngày, nên uống khi còn ấm, nếu thuốc nguội có thể hấp cách thủy lại một chút.

Cách 6: Lá trầu không và các vị thuốc khác

Để đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp lá trầu không với nhiều dược liệu cùng lúc. Sử dụng đúng liều lượng sẽ vừa giúp cải thiện các triệu chứng viêm phế quản đồng thời bồi bổ sức khỏe toàn diện nhất.

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và các vị thuốc như sau

  • Chuẩn bị bao gồm 10g lá trầu không; nhục đậu khấu và nụ đinh hương mỗi thứ 300g
  • Làm sạch các dược liệu rồi ngâm với nước muối trong 15 phút để loại bỏ hết các tạp chất
  • Sắc dược liệu với 300ml nước lọc trên lửa nhỏ trong 10 phút
  • Chắt lấy phần nước cốt chia ra uống hết trong ngày.
  • Dùng trong 10 ngày để thuốc phát huy hết tác dụng.

Một số chú ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Các cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không trên đây đều được truyền miệng trong dân gian, chưa được y học hiện đại chứng minh về hiệu quả nên chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng thời hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn, người bệnh nên lưu ý thêm các vấn đề sau

  • Sử dụng lá trầu không tươi, có màu xanh đậm, sạch có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng như lá đã bị héo úa hay dập nát. Các dược liệu được kết hợp cũng tương tự
  • Nên đảm bảo rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất
  • Các bài thuốc từ lá trầu không nên dùng hết trong ngày, không nên để qua ngày hôm sau
  • Một số người có hệ tiêu hóa kém nếu dùng quá nhiều lá trầu không có thể gây ra đau bụng nhẹ nhưng không đáng kể
  • Với bài thuốc trị viêm phế quản dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc
  • Mặc dù lá trầu không rất an toàn nhưng vẫn không nên lạm dụng quá nhiều
  • Dù hầu hết lá trầu không đều không tương tác với thuốc Tây, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên giãn cách thời điểm sử dụng giữa hai loại thuốc trong 1- 2 tiếng.
  • Dừng ngay thuốc nếu có dấu hiệu dị ứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hạ huyết áp…
  • Nếu sau 7- 10 ngày áp dụng các bài thuốc trên nhưng không có dấu hiệu cải thiện người bệnh nên dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Các cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không vừa an toàn, đơn giản lại có thể đem đến hiệu quả tuyệt vời nên rất đáng để người bệnh tham khảo. Đừng quên kết hợp song song với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Cùng chuyên mục

Viêm phế quản

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường phế quản dưới, thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Bệnh không chỉ làm suy giảm chất...

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá là bài thuốc dân gian đơn giản được rất nhiều người áp dụng vì vừa đơn giản, an toàn lại đem đến...

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không là băn khoăn của bất cứ phụ huynh nào có con đang mắc bệnh này. Thực tế trẻ mắc bệnh vẫn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn