Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Chữa viêm họng hạt bằng Đông y với 5 bài thuốc hay nhất

10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Trong quá trình chữa bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân có thể áp dụng 10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà từ bài viết dưới đây để rút ngắn thời gian hồi phục.

10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả

Viêm họng hạt (hay viêm họng mạn tính quá phát) hình thành khi các hạt lympho bên trong thành họng tăng sản quá mức. Sự xuất hiện của những hạt lympho này khiến thành họng nổi cộm, phù nề khó chịu. Bên cạnh đó, tuy không cảm thấy đau đớn nhưng bệnh nhân có thể ho khan, ứ đờm, vướng víu cổ họng, tắc nghẹn khi ăn uống và giao tiếp.

Bệnh viêm họng có xu hướng phát triển mạn tính, diễn tiến phức tạp, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Do đó, ngoài việc tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh lý, người bệnh có thể chủ động áp dụng 10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản dưới đây để góp phần đẩy lùi triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Trị viêm họng hạt tại nhà bằng nước muối

Thói quen súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm viêm, giảm đau, loãng đờm, làm dịu và hạn chế sưng viêm cổ họng, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, virus trú ẩn bên trong khoang miệng.

Trị viêm họng hạt tại nhà bằng nước muối
Thói quen súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm viêm, giảm đau, loãng đờm, làm dịu và hạn chế sưng viêm cổ họng.

Bên cạnh đó, mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản này còn góp phần cuốn trôi mảng bám trên các kẽ răng, triệt tiêu tác nhân kích thích cổ họng (bụi mịn, phấn hoa, lông chó mèo), đồng thời kiểm soát triệu chứng hôi miệng do viêm họng kéo dài.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm 200ml
  • Hòa 1/2 muỗng cà phê muối vào nước, khuấy đều
  • Súc miệng với nước muối trong vòng 1 – 2 phút
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sau khi đánh răng sạch sẽ

2. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng trầu không

Trầu không vốn là loài thảo dược liệu vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ ngàn xưa, dân gian đã ứng dụng vị thuốc Nam dân dã này vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh viêm họng. Trong Đông y, trầu không tính ấm, vị cay nồng với mùi thơm đặc trưng, có công dụng hành khí, khu phong, tán hàn, hóa đờm và chỉ thống.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng trầu không
Trong Đông y, trầu không có công dụng hành khí, khu phong, tán hàn, hóa đờm và chỉ thống.

Từ một số nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh rằng lá trầu không có khả năng kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ. Do đó, loại dược liệu này giúp tiêu diệt virus (nhất là virus cúm) và ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn như: E. coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn…

Bí quyết dân gian đơn giản dưới đây sẽ giúp bệnh nhân long đờm, giảm viêm, làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không tươi xanh, nguyên vẹn, không có sâu bệnh
  • Rửa sạch dược liệu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi 500ml
  • Thả lá trầu vào trong nồi nước
  • Tiếp tục nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp
  • Cho vào nồi một chút muối hạt, khuấy đều
  • Đợi dung dịch nguội hẳn
  • Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước lá trầu không

Ngoài công dụng chữa bệnh viêm họng hạt, nước lá trầu không còn giúp hàm răng thêm chắc khỏe, sáng bóng cũng như phòng tránh một số vấn đề nha khoa như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…

3. Trị viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi tươi

Với hoạt chất allicin, tỏi tươi sở hữu đặc tính kháng viêm cùng khả năng ức chế hoạt động của nấm mốc, virus, vi khuẩn trong bên trong khoang miệng vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy, đây là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản…

Trị viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi tươi
Tỏi tươi sở hữu đặc tính kháng viêm cùng khả năng ức chế hoạt động của nấm mốc, virus, vi khuẩn trong bên trong khoang miệng vô cùng mạnh mẽ.

Không chỉ dừng lại ở đó, nguồn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào từ củ tỏi cũng hạn chế tình trạng sưng viêm cổ họng, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Nướng chín vài tép tỏi, sau đó bóc vỏ rồi ăn trực tiếp, dùng 4 – 5 tép tỏi nướng/ngày trong vài ngày liên tục
  • Cách 2: Cắt lát mỏng 1 – 2 tép tỏi rồi cho vào miệng ngậm đến khi tỏi mất đi hương vị cay nồng, áp dụng đều đặn 3 – 4 lần/ngày trong 3 – 5 ngày
  • Cách 3: Đập giập 3 tép tỏi tươi, nấu sôi với một lượng nước vừa đủ để xông mũi họng hàng ngày

4. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng gừng tươi

Củ gừng vừa là loại gia vị mộc mạc, dân dã vừa là vị thuốc Nam quen thuộc với khả năng trị bệnh tuyệt vời. Y học cổ truyền ghi nhận, gừng tươi (sinh khương) tính ấm, vị cay nồng, có công dụng làm ấm phế, giảm họ và hạn chế đổ mồ hôi.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng gừng tươi
Gừng tươi (sinh khương) tính ấm, vị cay nồng, có công dụng làm ấm phế, giảm ho và hạn chế đổ mồ hôi.

Theo phân tích từ các nghiên cứu y học hiện đại, hoạt chất cineol của củ gừng có thể chặn đứng hoạt động của nấm men, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Bên cạnh đó, thành phần zingerol và gingerol từ dược liệu này cũng sở hữu khả năng kháng viêm và làm loãng dịch đờm.

Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng gừng tươi này sẽ xử lý triệu chứng ho khan, khàn tiếng và đau rát vòm họng, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tái phát khi bệnh nhân dùng nước đá hoặc thời tiết đột ngột chuyển lạnh.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nhánh gừng tươi nhỏ
  • Cạo vỏ, rửa sạch và xắt mỏng nhánh gừng
  • Ngậm – nhai các miếng gừng một cách chậm rãi để tinh chất thảo dược thiên nhiên từ từ thẩm thấu vào niêm mạc vòm họng

Ngoài ra, bạn có thể nấu trà gừng, uống thay nước hàng ngày để xoa dịu triệu chứng viêm họng hạt.

5. Trị viêm họng hạt tại nhà bằng củ hành tây

Y học cổ truyền quan niệm, hành tây tính ấm, vị cay nồng, có công dụng giải biểu, sát trùng và tiêu thực. Dân gian thường sử dụng vị thuốc này để chữa chứng cảm lạnh, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu và một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác.

Trị viêm họng hạt tại nhà bằng củ hành tây
Y học cổ truyền quan niệm, hành tây tính ấm, vị cay nồng, có công dụng giải biểu, sát trùng và tiêu thực.

Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng củ hành tây dưới đây có thể giảm viêm, loại bỏ đờm ứ, hóa thông cổ họng, cải thiện tình trạng khàn giọng và ho khan. Thêm vào đó, một số thành phần từ loại dược liệu này còn hỗ trợ kiểm soát quá trình tăng trưởng của vi khuẩn, virus gây bệnh ở trong khoang miệng.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Bỏ vỏ, rửa sạch một củ hành tây tươi, ép lấy toàn bộ tinh chất để uống trực tiếp
  • Cách 2: Bỏ vỏ, rửa sạch một củ hành tây tươi, cắt mỏng 1/2 củ hành, sau đó xay nhuyễn với đường phèn rồi chưng cách thủy hỗn hợp này khoảng 5 phút, dùng cả nước lẫn cái khi hỗn hợp nguội đi

Mẹo dân gian trên có thể đẩy lùi triệu chứng viêm họng hạt vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, củ hành tây có tính nóng. Do đó, phụ nữ mang thai và những người hay đổ nhiều mồ hôi nên hạn chế áp dụng.

6. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong

Thành phần dinh dưỡng của mật ong nguyên chất rất phong phú, dồi dào. Loại thực phẩm này có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và bồi bổ sức khỏe. Nguyên liệu thiên nhiên quý giá này giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, kháng viêm, hóa đờm và đẩy lùi hiện tượng đau rát khó chịu.

Bệnh nhân viêm họng hạt nên bổ sung mật ong vào khẩu phần ăn uống hàng ngày để tăng cường hiệu quả ức chế viêm nhiễm, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong
Thành phần dinh dưỡng của mật ong nguyên chất rất phong phú, dồi dào.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Hòa 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất cùng một ít nước cốt chanh vào 200ml nước ấm, sau đó uống từng ngụm chậm rãi
  • Cách 2: Rửa sạch 1 trái chanh tươi trong nước muối pha loãng, khía xung quanh trái chanh, ngâm chanh với 5 – 7 muỗng cà phê mật ong nguyên chất trong vài giờ, sau đó ngậm trực tiếp

7. Trị viêm họng hạt tại nhà bằng bạc hà

Cách xông mũi bằng lá bạc hà tươi dưới đây có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, xoa dịu vị trí viêm nhiễm, làm loãng đờm, vệ sinh các ổ viêm ở đường hô hấp và góp phần đẩy lùi triệu chứng ho khan, tắc mũi kéo dài.

Trị viêm họng hạt tại nhà bằng bạc hà
Cách xông mũi bằng lá bạc hà tươi dưới đây có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, xoa dịu vị trí viêm nhiễm, làm loãng đờm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch trong nước pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi 1.5 lít nước lọc
  • Cho bạc hà vào nồi nước, đun thêm 3 phút
  • Đổ nước ra thau
  • Tiến hành xông hơi khoảng 15 phút
  • Sau khi xông hơi xong, bạn xì mũi rồi súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch dịch đờm

8. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng cam thảo

Với hoạt chất axit glycyrrhizic, cam thảo có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp hỗ trợ long đờm và tống đẩy dịch nhầy ra khỏi cổ họng.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng cam thảo
Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng cam thảo

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm rễ cây dâu, cam thảo, lá bồng bông. Rửa sạch toàn bộ dược liệu, sắc kỹ và dùng hết trong ngày, áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình cải thiện
  • Cách 2: Chuẩn bị 5g cam thảo khô, rửa sạch vị thuốc, vớt ra để ráo, hãm cam thảo trong 300 – 400ml nước sôi khoảng 20 – 30 phút, uống trà khi còn ấm và nhai cả phần bã nhằm tăng cường hiệu quả chữa bệnh

9. Trị viêm họng hạt tại nhà bằng tía tô

Trong Đông y, tía tô tính ấm, vị cay, giúp thải độc, bổ phế, an thai. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp vị thuốc này điều trị bệnh cảm lạnh và viêm họng vô cùng hiệu quả.

Trị viêm họng hạt tại nhà bằng tía tô
Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp cây tía tô điều trị bệnh cảm lạnh và viêm họng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị một lượng gạo vừa đủ, 1 nắm lá tía tô và vài nhánh hành lá. Rửa sạch tía tô và hành lá. Vo gạo cẩn thận rồi nấu thành cháo mịn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Xắt nhỏ lá tía tô cùng hành lá, cho tất cả vào nồi cháo khi vừa tắt bếp, thưởng thức lúc còn ấm.
  • Cách 2: Chuẩn bị hoa khế, hoa đu đủ, lá tía tô và đường phèn. Rửa sạch toàn bộ vị thuốc, vớt ra để ráo. Cho tất cả dược liệu vào một cái chén nhỏ, sau đó thêm đường phèn rồi đem chưng cách thủy 15 – 20 phút. Chắt lấy tinh chất nước cốt từ hỗn hợp trên, uống 2 – 3 lần/ngày.

10. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng vỏ quýt

Vỏ quýt (hay trần bì) là vị thuốc quen thuộc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, long đờm, giảm ho, ức chế tác nhân gây bệnh (ái huyết, tụ cầu khuẩn, trực cầu khuẩn) và làm ấm phổi.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng vỏ quýt
Vỏ quýt (hay trần bì) là vị thuốc quen thuộc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, long đờm, giảm ho.

Mẹo dân gian này có khả năng cải thiện triệu chứng khàn tiếng, ho khan, đau vướng cổ họng, đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa, làm thông thoáng đường thở và nâng cao sức đề kháng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị phần vỏ của hai trái quýt tươi, rửa sạch, để ráo
  • Cắt vỏ quýt thành từng miếng nhỏ
  • Trộn đều vỏ quýt với 3 – 5 muỗng cà phê mật ong trong một cái chén nhỏ
  • Chưng cách thủy hỗn hợp khoảng 20 phút
  • Ăn cả nước lẫn cái khi hỗn hợp nguội bớt

Một số lưu ý khi điều trị viêm họng hạt tại nhà

Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý có thể làm dịu những cơn đau nhức, giảm thiểu áp lực lên trên cổ họng, đồng thời tăng cường tốc độ phục hồi tổn thương. Do đó, trong quá trình chữa bệnh, bạn cần ghi nhớ:

  • Ưu tiên các món ăn mềm nhuyễn, thơm ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa như: súp rau củ, miến gà, cháo thịt bằm
  • Kiêng cữ đồ ngọt, món ăn nhiều nhiều gia vị, giàu dầu mỡ, thực phẩm cay nóng – khô cứng và thức ăn nhanh
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết (2 – 2.5 lít nước/ngày)
  • Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin (trái cây, rau xanh)
  • Bổ sung một số loại thực phẩm và gia vị có khả năng kháng khuẩn, tiêu đờm như: chanh, nghệ, gừng, tỏi, húng chanh, húng quế, hành tây…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm đông lạnh, có mùi vị lạ với gây dị ứng cao
  • Tránh dùng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, trà đặc, cà phê hay nước đá

Bên cạnh đó, để chủ động cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh lý này, người bệnh có thể điều chỉnh lối sống, tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Giữ ấm cơ thể (nhất là vùng cổ) khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Súc miệng và đánh răng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần/ngày
  • Hạn chế nói chuyện, đặc biệt không tranh cãi, la hét khi cổ họng đang sưng đau và viêm nhiễm
  • Rửa tay sạch sẽ với nước sạch cùng xà bông diệt khuẩn trước – sau khi ăn, sau khi hắt hơi và sau khi đi vệ sinh
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, hóa chất, bụi bặm, lông thú cưng…
  • Luôn đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà
  • Hạn chế đến nơi đông người
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Làm việc – nghỉ ngơi điều độ, vừa sức
  • Ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần

Hy vọng với 10 cách chữa viêm họng hạt tại nhà an toàn, đơn giản trên, bệnh nhân có thể nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng. Trong quá trình điều trị, nếu có thắc mắc liên quan hoặc phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường, bạn hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cặn kẽ và hướng dẫn cụ thể.

Cùng chuyên mục

Có đờm trong cổ họng nhưng không ho là bị gì? Nguy hiểm không?

Đờm là dịch nhầy xuất hiện trong cổ họng khi bạn gặp một số vấn đề về đường hô hấp. Những người gặp phải tình trạng này đều rất lo...

Viêm họng hạt ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm họng hạt ở lưỡi là một căn bệnh khá nghiêm trọng và có xu hướng dễ tái phát theo mùa. Do đó, căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều...

Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Lưỡi trắng đau họng là vấn đề xảy ra đối với nhiều người. Đôi khi bạn hay lầm tưởng tình trạng này xảy ra chỉ làm mất thẩm mỹ chứ...

Viêm họng có hạt trắng

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng có hạt trắng có thể là dấu hiệu có thấy cổ họng đã bị nhiễm trùng đồng thời tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý hô hấp khác. Người...

Viêm họng hạt gây hôi miệng

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Một trong những triệu chứng khó chịu nhất của viêm họng hạt chính là tình trạng hôi miệng, kể cả khi đã đánh răng sạch sẽ. Tình trạng này có...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là tên gọi khác của bệnh viêm họng hạt ở giai đoạn mãn tính

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng là bệnh về đường hô hấp thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân, rất phổ biến và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn