11+ cách chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm họng là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai vì trong giai đoạn thai nghén, sức khỏe của chị em rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường xung quanh. Từ những loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, 11 gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ bầu tự chữa trị chứng viêm họng một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị sưng viêm cấp hoặc mạn tính. Bệnh có thể khởi phát độc lập hoặc bùng phát cùng lúc với một số bệnh lý khác như viêm VA, viêm amidan, ho gà, bạch hầu, sốt phát ban… Đây là một căn bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở nhóm đối tượng sở hữu hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người suy nhược cơ thể, người suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Bệnh viêm họng bao gồm 2 giai đoạn chính là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh sẽ biểu hiện thành nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau như:
- Sốt cao từ 39 đến 40 độ C
- Cơ thể luôn mệt mỏi
- Đau nhức toàn thân
- Chán ăn
- Khó nuốt
- Khó thở
- Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Khàn tiếng
- Ớn lạnh
- Đau họng, ho khan, ho có đờm
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
Vì sao mẹ bầu mắc bệnh viêm họng?
Để tìm ra cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, phụ nữ mang thai cần hiểu rõ một số nguyên nhân gây viêm họng phổ biến dưới đây:
- Thời tiết khắc nghiệt hoặc thay đổi đột ngột
- Niêm mạc họng bị tổn thương do thường xuyên ăn mặn
- Sức đề kháng suy giảm trong quá trình mang thai
- Rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai
- Cơ thể tăng tiết dịch nhầy
- Vì thường có cảm giác nóng bức, khó chịu, các mẹ bầu uống quá nhiều nước đá hay ngồi trước quạt quá lâu nên dẫn đến tình trạng viêm họng
11 cách chữa trị viêm họng an toàn, hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Thông thường, người bệnh có thể dễ dàng đẩy lùi viêm họng bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đối với các sản phụ, việc sử dụng loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Vì vậy, nếu đang trong giai đoạn cấp tính với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng 11 bài thuốc dân gian dưới đây để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng viêm họng.
1. Trị viêm họng bằng nghệ
Với vị cay, đắng, nghệ có công dụng bổ máu, tiêu viêm, giữ ấm đường thở, thông kinh lạc, thông gan mật, giúp làm giảm cholesterol trong máu. Chất chống oxy hóa Curcumin trong củ nghệ có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, làm giảm tiết dịch vị, lành vết loét, ngăn chặn các khối u trong dạ dày.
Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó loại bỏ các tác nhân gây viêm họng ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nghệ còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh cúm, cảm lạnh, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và phòng chống táo bón rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Chuẩn bị 500ml mật ong nguyên chất và 500g tinh bột nghệ
- Trộn đều 2 nguyên liệu rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Mỗi lần dùng, chị em lấy ¼ muỗng cà phê hỗn hợp để ngậm sâu trong vòm họng, ở những khu vực bị rát, sau đó nuốt từ từ
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày liên tục trong khoảng 1 tuần
Cách 2:
- Rửa sạch một củ nghệ tươi, cạo vỏ và cắt mỏng
- Lấy 2 – 3 lát nghệ bỏ vào ly nước sôi khoảng 5 – 10 phút
- Có thể cho thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong vào cho dễ uống và khuấy đều
Lưu ý: Bạn chỉ nên uống 1 ly trà nghệ mỗi ngày bởi việc tiêu thụ trên 10g nghệ/ngày sẽ kích thích tử cung, gây nhiễm độc thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.
2. Gừng
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình Việt, gừng còn có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả: chống viêm, trị đau đầu, đau lưng, đau vai, điều hòa huyết áp và phòng chống ung thư. Nếu bị viêm họng do cảm lạnh thì gừng chính là sự lựa chọn phù hợp và an toàn nhất dành cho bạn. Với vị cay, tính ấm, gừng có khả năng kháng khuẩn, diệt trùng, giữ ấm cơ thể.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Chuẩn bị 500g củ cải trắng, 250g gừng tươi, 250ml mật ong và 1 quả lê
- Rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hột quả lê
- Gọt vỏ, rửa sạch củ cải trắng rồi thái nhỏ, ép lấy nước
- Cho hai nguyên liệu này vào nồi đun cho đến khi hỗn hợp đặc dính
- Gọt vỏ, rửa sạch củ gừng rồi bỏ vào hỗn hợp vừa đun, sau đó thêm mật ong, khuấy đều, đun sôi thêm 5 phút
- Để nguội hỗn hợp rồi bảo quản trong lọ thủy tinh
- Lấy hỗn hợp pha với nước lọc để uống mỗi ngày
- Dùng liên tục trong 3 ngày
Cách 2:
- Gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn 1 củ gừng tươi
- Đun gừng với 150ml trong 5 phút
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly trà gừng
3. Trị viêm họng bằng tỏi
Tỏi là một trong những chất khám viêm tự nhiên tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai. Với hoạt chất Allicin, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, ung thư, tim mạch…
Để giải quyết tình trạng viêm họng, chị em có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày đồng thời bổ sung tỏi vào chế độ ăn. Nếu không chịu được mùi hương hăng nồng của tỏi, bạn có thể nướng tỏi lên. Mùi thơm dễ chịu đó có thể điều trị viêm họng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Bóc vỏ 3 – 4 tép tỏi tươi, rửa sạch và giã nhuyễn
- Ngâm tỏi với sữa nóng trong vòng 10 phút rồi uống khi còn ấm
- Dùng liên tục 3 lần/ngày
Cách 2:
- Chuẩn bị 4 – 5 tép tỏi tươi, để nguyên vỏ
- Nướng tỏi trên bếp than đến khi cháy đều hai mặt thì bóc vỏ và giã nhuyễn
- Cho tỏi đã giã vào một ít nước ấm, khuấy đều rồi uống
- Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần một ly nước tỏi. Hãy nuốt từng ngụm nhỏ và kiên trì thực hiệu, sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả của bài thuốc này.
4. Hành tây
Trong Đông y, hành tây vị cay, tính ấm, có công dụng sát trùng, kiện tỳ, giải biểu, tiêu thực, hòa trung, lợi tiểu tiện… Các thành phần hoạt chất của hành tây giúp trị ho, viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, long đờm, nhiễm khuẩn đường ruột, phong thấp nhức mỏi… Ngoài ra, mẹ bầu có thể trồng củ hành trong nước tại góc bếp để làm sạch không khí.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ củ hành tây và 20g đường phèn
- Bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát hành tây
- Hấp cách thủy hành tây và đường phèn trong chén nhỏ
- Dùng hỗn hợp 2 – 3 lần/ngày
5. Trị viêm họng bằng mật ong
Mật ong là một trong những loại dược liệu thiên nhiên chữa bệnh bỏng, ho, sốt, viêm họng… vô cùng phổ biến và hiệu quả. Nhờ chứa các chất chống oxy hóa như Polyphenol, Hydrogen Peroxide, mật ong có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, mật ong còn có nhiều vitamin và khoáng chất giúp dưỡng ẩm, xoa dịu các kích thích ở vòm họng đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương. Sự kết hợp của “bộ đôi” tỏi và mật ong sẽ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và an toàn.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Chuẩn bị 200ml mật ong, 30g tỏi tươi và 1 lọ thủy tinh sạch
- Bóc vỏ tỏi, đập giập, xếp vào lọ, sau đó đổ mật ong vào
- Đậy nắp thật kín, bảo quản trong điều kiện bình thường và có thể sử dụng sau 2 tuần
- Pha 1 muỗng cà phê tỏi ngâm mật ong với 100ml nước ấm và uống 1 lần/ngày
Lưu ý: Chị em không nên sử dụng quá 10g tỏi/ngày, không ăn tỏi khi đói bụng. Đặc biệt, các mẹ bầu bị mẫn cảm/dị ứng với tỏi hoặc đang mắc viêm họng kèm một số vấn đề về mắt cũng không nên dùng tỏi.
Cách 2:
- Chuẩn bị 4 – 5 tép tỏi cùng một ít mật ong nguyên chất
- Bóc vỏ, đập giập tỏi
- Cho tỏi và mật ong vào chén nhỏ, hấp cách thủy trong vòng 5 – 7 phút
- Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê hỗn hợp trên, dùng 2 lần/ngày
Cách 3:
- Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất và 10 quả quất
- Rửa sạch, để ráo và cắt đôi từng quả
- Cho quất cùng 2 muỗng cà phê mật ong vào chén nhỏ rồi đem hấp cách thủy
- Mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê hỗn hợp với tần suất 2 – 3 lần/ngày
Cách 4:
- Chuẩn bị một ít mật ong, 1 củ gừng và 1 quả chanh
- Gọt vỏ, rửa sạch củ gừng rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt
- Xẻ đôi quả chanh, vắt lấy nước
- Trộn đều 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê nước cốt gừng
- Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày
6. Lá bạc hà
Bạc hà có vị the, cay, tính ấm, dùng mát, không độc, có tác dụng giải độc, trừ phong, kiện tỳ, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa… Đây là loại thảo dược đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học và đời sống. Với chất chống viêm là axit rosmarinic và một số chất chống oxy hóa khác, bạc hà giúp trị ho, viêm họng, khắc phục bệnh cúm và cảm lạnh. Bên cạnh đó, cây thuốc này còn hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, khó chịu ở bụng dưới, đầy hơi, viêm loét dạ dày…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 trái chanh tươi, 5 – 7 lá bạc hà tươi và 60g đường phèn
- Ngâm bạc hà trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó cho thêm đường phèn vào đun đến khi đường tan thì tắt bếp, lọc bã lấy nước
- Cho một ít mật ong vào nước bạc hà đã nguội và dùng 1 ly/ngày
Lưu ý: Mẹ bầu cần dùng bạc hà trong liều lượng cho phép. Việc lạm dụng loại thảo mộc này sẽ khiến cơ thể bị nhiễm hàn do tính mát cùng tác dụng thanh nhiệt, giải độc của nó.
7. Trị viêm họng bằng củ cải trắng
Thuyết thực dưỡng của Ấn Độ cho rằng, củ cải trắng là một trong những “thực phẩm vàng” có công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Với hàng loạt lợi ích dinh dưỡng đã được khoa học chứng minh, củ cải trắng còn được ưu ái gọi bằng cái tên mỹ miều “nhân sâm trắng” hoặc “nhân sâm mùa đông”. Loại thực phẩm này chứa nhiều hoạt chất giảm viêm, diệt khuẩn, kháng khuẩn, giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị một số bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng…
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ ½ củ cải trắng, sau đó rửa sạch, cắt khúc rồi mang đi xay nhuyễn
- Lọc lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày
Lưu ý: Chị em chỉ nên dùng củ cải trắng trong 2 – 3 ngày. Nếu uống nước ép củ cải thì bạn cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Bởi khi tiêu thụ quá nhiều củ cải trắng, phụ nữ mang thai dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ ngộ độc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh những món ăn từ củ cải sống như củ cải nộm, củ cải muối dưa chua…
8. Cà rốt
Các ghi chép lịch sử cho biết, khoảng năm 900 trước Công nguyên, người Afghanistan đã trồng những cây cà rốt đầu tiên. Trải qua hàng ngàn năm, ngày nay, cà rốt trở thành một trong những loại rau củ được ưa chuộng nhất thế giới.
Với vị ngọt thanh, cà rốt rất giàu vitamin (A, C, K), khoáng chất, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà rốt có thể giải độc gan, chống lão hóa da, cải thiện thị lực và các triệu chứng của bệnh viêm họng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 muỗng cà phê mật ong và 2 củ cà rốt
- Gọt vỏ, rửa sạch cà rốt, sau đó đem đi cắt nhỏ, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước
- Cho mật ong vào nước ép cà rốt, khuấy đều và pha loãng với tỷ lệ 1:1
- Dùng hỗn hợp này súc miệng 3 – 4 lần/ngày và duy trì liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi bệnh
9. Trị viêm họng bằng giá đỗ
Một số tài liệu nước ngoài ghi nhận giá đỗ có tác dụng chống nếp nhăn, làm da mặt bớt khô. Vitamin E trong giá đỗ có thể chống lão hóa và tẩy sạch các chấm đen trên da mặt. Gần đây, một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản ít bị ung thư vú vì ăn nhiều giá đỗ.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp giảm nhẹ những thay đổi khó chịu trên cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, giá đỗ có tính mát. Nước hầm của nó giúp dịu họng đồng thời cải thiện các tổn thương tại đây một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một ít giá đỗ rồi để ráo
- Luộc giá đỗ trong khoảng 1 lít nước, sau đó lọc lấy nước uống
- Bảo quản nước giá đỗ trong bình giữ nhiệt để uống nóng và nên dùng khi cảm thấy khó chịu ở cổ họng
10. Vỏ quýt
Vỏ quýt (tần bì) vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng hóa đờm, tiêu tích, làm ấm dạ dày, thường được dùng để chữa các bệnh sau:
- Viêm họng, viêm phế quản, ho nhiều đờm
- Đau bụng, đau tức ngực
- Ăn uống kém, nôn mửa, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
Với hai hoạt chất Limonene và Alpha Terpinene, vỏ quýt có khả năng tăng tiết dịch, làm giảm độ đặc dính của đờm, kích thích niêm mạc hô hấp… Thêm vào đó, loại dược liệu này còn có thể ức chế sự phát triển của ái huyết, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết và chống dị ứng. Vì vậy, vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm họng kéo dài với các triệu chứng như ho, khàn giọng, mất tiếng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gừng tươi, vỏ quýt tươi và một ít mật ong
- Làm sạch gừng và vỏ quýt, sau đó cạo lớp vỏ quýt và xắt gừng thành sợi
- Cho gừng và vỏ quýt vào chén rồi thêm mật ong
- Hấp cách thủy hỗn hợp trong vòng 10 – 15 phút
- Dùng món này cả cái lẫn nước
11. Trị viêm họng bằng nước muối
Trị viêm họng bằng nước muối là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ mang thai. Bởi nước muối mang đặc tính kháng – diệt khuẩn, chống viêm, có khả năng loại bỏ các tác nhân gây viêm họng đồng thời dưỡng ẩm, làm dịu vòm họng và cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu ở niêm mạc hầu họng.
Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nước muối sinh lý thường được dùng để diệt trùng, sát khuẩn, rửa vết thương và bổ sung chất điện giải. Ngoài ra, chị em có thể tự pha nước muối bằng cách hòa muối vào nước ấm với tỉ lệ muối (Natri Clorua) – nước là 0,9% (9:1000), khuấy đều rồi dùng hỗn hợp này 2 lần/ngày để súc miệng vào buổi sáng và buổi tối.
Cách thực hiện:
- Làm ấm nước muối sinh lý rồi súc miệng bằng nước này
- Mỗi ngày súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần ngậm 3 – 4 phút để nước ngấm kỹ vào thành họng
- Không ngậm nước muối quá nhiều lần hoặc quá lâu, tránh gây tổn thương niêm mạc họng
12. Cách chữa viêm họng cho bà bầu bằng đông y có biện chứng an toàn, dứt điểm
Bên cạnh các biện pháp điều trị tự nhiên, mẹ bầu nên tìm kiếm các giải pháp đặc trị giúp xử lý viêm họng tận gốc, ngăn bệnh tái phát và đặc biệt phải có độ an toàn cao.
Một trong những giải pháp tối ưu, an toàn và hiệu quả cho các mẹ bầu hiện nay là Liệu pháp điều trị viêm họng bằng Đông y có biện chứng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 (Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102).
Liệu pháp điều trị Đông y có biện chứng kết hợp có hiệu quả YHCT và YHHĐ cùng nhau nhằm xử lý viêm họng hiệu quả cao nhất.
Một mặt Liệu pháp này sử dụng các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nội soi họng, xét nghiệm dịch họng… để đưa ra những kết luận chính xác, trực quan nhất về tổn thương tại họng. Mặt khác sau mỗi giai đoạn điều trị, các biện pháp cận lâm sàng sẽ tiếp tục được áp dụng để kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị.
Nhờ vậy phác đồ điều trị của bệnh nhân được điều chỉnh và tối ưu hóa sau mỗi giai đoạn. Qua đó bệnh tình được theo dõi chặt chẽ, xử lý chính xác và nhanh chóng.
VTV2 đưa tin về Phương pháp Đông y có biện chứng tại Quân dân 102 như thế nào?
Với Bệnh nhân đang có thai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 có sẵn các dịch vụ siêu âm, khám thai giúp hỗ trợ điều trị viêm họng và kiểm tra sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu trong quá trình chữa trị.
Đặc biệt phương pháp Đông y biện chứng vẫn điều trị chủ đạo bằng thuốc thảo dược nhằm phát huy được những ưu điểm của YHCT như điều trị bệnh tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát và đảm bảo an toàn, lành tính cho mẹ bầu và thai nhi.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102, các mẹ bầu sẽ được điều trị viêm họng bằng Liệu trình Quân Dân 102 gồm 3 giai đoạn:
3 giai đoạn này hoàn toàn phù hợp với thể trạng đang mang thai của mẹ bầu:
- Điều trị triệu chứng: Giúp mẹ bầu nhanh chóng xử lý các triệu chứng viêm họng sớm như đau rát, ngứa, nhức họng, sưng họng, ho… Nhờ đó mẹ bầu ăn uống tốt hơn, tâm trạng cũng thoải mái hơn. Vì thế quá trình mang thai không bị ảnh hưởng, thể trạng của mẹ bầu cũng được duy trì tốt nhất, vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho các giai đoạn điều trị sau.
- Điều trị căn nguyên: Liệu trình viêm họng xử lý tận gốc căn nguyên cho mẹ bầu bằng cách nâng cao sức đề kháng, vực dậy chính khí, loại trừ tà khía. Giai đoạn này ứng dụng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang, đây là bài thuốc có hiệu quả cao, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Điều trị dự phòng: Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với mẹ bầu. Liệu trình thuốc chú trọng nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch bằng các thảo dược có tính bổ, nâng cao chức năng tạng phủ. Nhờ đó mẹ bầu có thể trạng tốt nhất, cơ thể chống lại được những tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Đặc biệt phụ nữ đang mang thai có thể yên tâm dùng Liệu trình thuốc viêm họng Quân Dân 102 bởi:
- Độ an toàn cao: Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang ứng dụng trong liệu trình đã được kiểm tra độc tính cấp diễn, bán trừ diễn và kiểm nghiệm trên lâm sàng. Kết quả cho thấy thuốc an toàn cao, không gây ngộ độc.
- Thảo dược đạt chuẩn GACP – WHO, đa phần là thuốc nam nên rất lành tính.
- Thuốc được gia giảm thêm nhiều thành phần bồi bổ, an thai như: Bồ công anh, hoa cúc, sinh khương…
Các mẹ bầu nếu chưa tìm được giải pháp đặc trị bệnh viêm họng, hãy liên hệ ngay đến địa chỉ dưới đây để được tư vấn hỗ trợ điều trị bằng phương pháp Đông y có biện chứng:
BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102
- Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN
- Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239
- Website: benhvientaimuihong102.org
- Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102
Một số lưu ý khi phụ nữ mang thai tự trị đau họng tại nhà
Mặc dù việc chữa trị bệnh viêm họng tại nhà bằng phương pháp dân gian khá đơn giản, hiệu quả những để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
- Muốn thu được kết quả như ý, chị em cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của những cách chữa trị trên và duy trì đều đặn.
- Các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể loại bỏ tận gốc tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hiệu quả của quá trình chữa bệnh còn phụ thuộc và cơ địa và cách áp dụng của mỗi người.
- Mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại thảo dược trên với liều lượng thích hợp, đặc biệt là gừng, tỏi, củ cải trắng.
- Phụ nữ mang thai cần thường xuyên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc viêm họng kê theo đơn nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?
Các mẹ bầu nên lưu ý rằng 11 phương pháp trên chỉ chữa trị viêm họng hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian trên, bạn cần thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe đồng thời chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi phát hiện một số dấu hiệu bất thường sau:
- Sau một thời gian chị em thực hiện biện pháp tự điều trị tại nhà, bệnh viêm họng vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Nếu viêm họng kèm sốt cao trên 38 độ C sau một ngày không hạ sốt thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đau họng, khó nuốt, khó thở, vướng víu ở cổ họng… hoặc cảm thấy các cơn đau rát từ cổ họng lan sang vùng tai, xoang hàm
- Ho dữ dội, khạc đờm có máu
- Khàn tiếng, nổi hạch bạch huyết sau tai
Biện pháp phòng ngừa viêm họng cho phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em trước yếu tố thời tiết và môi trường bên ngoài (nguyên nhân chính của bệnh viêm họng) suy giảm rõ rệt. Để tăng cường sức khỏe đồng thời cải thiện khả năng ứng phó trước các tác nhân gây bệnh, bạn có thể thực hiện một số mẹo vặt hữu ích sau:
- Vệ sinh nhà cửa, khử trùng, hút sạch bụi bẩn
- Luôn dùng khẩu trang khi dọn dẹp hoặc ra đường
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, người mắc bệnh viêm họng, viêm mũi, cảm cúm cũng như không đến gần khu vực hút thuốc lá
- Thường xuyên rửa tay, chân sạch sẽ sau khi ra ngoài hay chạm tay vào các vật dụng công cộng.
- Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ngày
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ, tăng cường trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, táo, chanh, dâu tây, bông cải xanh) nhằm nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ kiểm soát, phòng tránh viêm họng
- Uống đủ nước (từ 2,5 – 3 lít/ngày) vì nước giúp làm sạch đờm trong cổ họng, đào thải độc tố và tạo ra nước ối cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Ngủ sớm và đủ giấc
- Hạn chế sử dụng máy điều hòa cũng như không để quạt máy hướng thẳng vào mũi, miệng khi ngủ
- Mặc ấm khi trời mưa bão hay trở lạnh
- Hạn chế ăn đồ lạnh, món cay nóng và uống nước đá bởi chúng có thể gây kích ứng, khiến cổ họng đau rát
- Tập thể dục điều độ nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Hy vọng bài viết đã cung cấp một số kiến thức thiết thực và hữu ích về căn bệnh viêm họng ở phụ nữ mang thai. 11 bài thuốc dân gian trên đã được kiểm chứng tính an toàn, hiệu quả và áp dụng rộng rãi. Để bệnh nhanh chóng chấm dứt hoàn toàn, bạn nên áp dụng các phương pháp trên song song với việc ăn uống khoa học và duy trì lối sống lành mạnh. Những thông tin này chỉ mang giá trị tham khảo và không phải là tư vấn chuyên môn. Vì vậy, nếu bệnh tình có xu hướng nghiêm trọng và kéo dài, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!