Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyên

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực, giúp cải thiện những cơn đau nhức khó chịu. Ưu điểm của mẹo chữa này là có tính an toàn cao, lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây điều trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có mang lại hiệu quả?

Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, các bệnh lý liên quan đến xương khớp đang có xu hướng gia tăng, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do yếu tố tuổi tác, hoạt động sai thư thế, thường xuyên vận động và làm việc nặng nhọc, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh,…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có mang lại hiệu quả?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực

Các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh phải đối mặt với nhưng cơn đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ ở cột sống. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể chèn ép tủy sống và dây thần kinh dẫn đến rối loạn tiểu tiện và ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Bên cạnh áp dụng các phương pháp can thiệp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, rất nhiều người bệnh đã tìm đến các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm nhằm cải thiện các triệu chứng đau nhức khó chịu, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian là biện pháp đang được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ngải cứu thuộc họ Cúc còn có tên gọi khác là ngải nhung, ngải diệp, ngải cảo, thuốc ngải,… Đây là một loại dược liệu được người dân thu hái, phơi khô dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, ngải cứu còn được dùng để chế biến các món ăn bổ dưỡng.

Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị hơi cay có công dụng bổ phế, can, thận và tỳ. Nhờ đó mà vị thuốc này được dùng để tán hàn thấp, loại bỏ khí hư, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt,…

Trong khi đó, một số nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy, các thành phần hoạt chất Tetradecatrili, Tricosanol, Flavonoid, Cineol,… có trong ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, từ phong thấp nên rất phù hợp trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:

  • Ngải cứu có chứa các dẫn xuất este tự nhiên có khả năng ức chế quá trình hoạt động ở thần kinh trung ương. Nhờ đó, những cơn đau thần kinh do bệnh lý gây ra sẽ được khắc phục hiệu quả.
  • Vị thuốc này có tính ấm nên khi đi vào cơ thể sẽ giúp hoạt huyết, cung cấp các dưỡng chất và oxy cho xương khớp, hỗ trợ làm lành các tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Do đó, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian là biện pháp hỗ trợ điều trị an toàn, mang lại hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chứa phát sinh các biến chứng.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc với chúng ta và bạn có thể tìm mua ở chợ hoặc tại vườn nhà. Trường hợp dùng trong điều trị bệnh sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí điều trị. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả:

1. Bài thuốc đắp, chườm từ ngải cứu

Sử dụng ngải cứu bào chế thành các bài thuốc đắp, chườm trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là mẹo chữa đơn giản, mang lại hiệu quả khá tốt, được nhiều người bệnh thực hiện. Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng tối đa các dược tính của dược liệu thẩm thấu qua da trực tiếp, đi sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng.

Bài thuốc đắp, chườm từ ngải cứu
Sử dụng ngải cứu bào chế thành các bài thuốc đắp, chườm trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là mẹo chữa đơn giản, mang lại hiệu quả khá tốt

Bài thuốc 1: Kết hợp ngải cứu với muối hạt

Chuẩn bị:

  • 1 bó ngải cứu tươi
  • 1 ít muối hạt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu nhặt bỏ phần lá bị héo úa, hư hỏng rồi rửa với nước sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất rồi vớt ra xả lại với nước lần nữa
  • Thái ngải cứu thành từng khúc nhỏ rồi cho vào chảo sao nóng với một ít muối hạt, đến khi dược liệu héo lại thì tắt bếp
  • Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng sạch, đến khi nguội bớt thì chườm trực tiếp lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày vào buổi tối trước khi ngủ, sau 2 tuần bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm

Bài thuốc 2: Kết hợp ngải cứu và rượu trắng

Chuẩn bị:

  • 1 bó ngải cứu
  • 1 ít rượu trắng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng thì thái từng khúc rồi để ráo nước
  • Cho dược liệu vào máy xay nhuyễn rồi đổ ra chén sạch, đổ thêm một ít rượu trắng vào và trộn đều hỗn hợp
  • Kế đến cho hỗn hợp vào chảo sao đến khi nóng lên thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng sạch rồi chườm trực tiếp lên vị trí cần điều trị
  • Chườm trong 20 phút để các thành phần hoạt chất thấm sâu vào bên trong
  • Khi hỗn hợp nguội hẳn thì cho vào chảo tiếp tục sao nóng và chườm lại
  • Thực hiện mẹo chữa này nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả cải thiện tốt nhất
Kết hợp ngải cứu và rượu trắng
Kết hợp ngải cứu và rượu trắng sẽ tận dụng tối đa các dược tính của dược liệu thẩm thấu qua da trực tiếp, đi sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng

Bài thuốc 3: Công thức ngải cứu và giấm gạo chữa bệnh

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi: 300 gam
  • Giấm gạo: 200ml

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu mang rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất gây hại rồi cho vào cối giã nát
  • Sau đó cho một ít giấm gạo vào và trộn đều hỗn hợp
  • Cho hỗn hợp vào chảo sao đến khi nóng lên thì đổ ra một miếng vải mỏng sạch rồi tiến hành chườm lên vùng bị thoát bị đĩa đệm
  • Chườm khoảng 15 phút và kết hợp massage nhẹ nhàng giúp tăng hiệu quả điều trị

2. Bài thuốc uống từ ngãi cứu chữa bệnh

Song song với các bài thuốc chườm, đắp ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc uống hỗ trợ chữa trị từ bên trong nhằm tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc 1: Ngải cứu kết hợp với mật ong

Chuẩn bị:

  • 1 nắm ngải cứu tươi
  • 2 muỗng mật ong nguyên chất
  • 1/2 muối ăn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi rửa sạch, ngâm với nưới nước muối pha loãng thì để ráo nước
  • Cho muối ăn vào 1 cốc nước lọc và khuấy đến khi muối tan hoàn toàn
  • Cho ngải cứu vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn, sau đó đổ nước muối đã pha vào khuấy đều rồi lọc lấy phần nước cốt
  • Kế đến cho 2 muỗng mật ong vào nước ngải cứu, khuấy đều rồi chia thành 2 phần uống hết trong ngày

Bài thuốc 2: Kết hợp ngải cứu, vo bưởi, vỏ chanh và rượu trắng

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu khô: 200 gam
  • Vỏ bưởi đã được phơi khô từ 2 trái bưởi
  • Vỏ chanh khô: 1kg
  • Rượu trắng: 2 lít
Kết hợp ngải cứu, vo bưởi, vỏ chanh và rượu trắng
Song song với các bài thuốc chườm, đắp ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc uống hỗ trợ chữa trị từ bên trong

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các dược liệu mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Vỏ bưởi và vỏ chanh thái thành từng lát mỏng rồi cho vào chảo sao vàng
  • Cho tất cả các dược liệu vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào rồi khuấy đều
  • Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nắng nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp. Ngâm sau 1 tháng thì có thể sử dụng
  • Mỗi lần uống khoảng 1 ly nhỏ, mỗi ngày uống 1 lần vào buổi tối sau khi ăn
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ cảm nhận được các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn

3. Bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu cải thiện cơn đau nhức

Sử dụng ngải cứu nấu nước ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi ngủ là một trong những mẹo chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bởi ở nhiệt độ ấm của nước ngâm chân sẽ giúp cơ thể người bệnh hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giúp thư giãn và cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Ngoài ra, việc duy trì ngâm chân mỗi buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và dễ ngủ hơn.

Chuẩn bị:

  • 1 bó ngải cứu
  • 2 muỗng muối hạt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu mang đi rửa sạch với nước, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút nhằm loại bỏ vi khuẩn, tạp chất
  • Cho ngải cứu vào nồi đun sôi với 2 lít nước khoảng 15 phút thì tắt bếp
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho muối vào khuấy đến khi tan hết rồi đổ ra chậu ngâm
  • Tiến hành ngâm chân khoảng 15 phút. Áp dụng thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn

4. Các món ăn từ ngải cứu giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm

Bổ sung một số món ăn được chế biến từ ngải cứu vào thực đơn dinh dưỡng không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngải cứu hầm với sườn heo

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 bó ngải cứu tươi
  • 500 gam sườn heo
  • 2 củ hành tím
  • Gia vị nêm
Ngải cứu hầm với sườn heo
Ngải cứu hầm với sườn heo là món ăn dinh dưỡng không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rau ngải cứu nhặt bỏ phần lá héo úa và lấy những ngọn non, mang đi rửa sạch với nước, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra xả lại với nước sạch lần nữa. Vò nát ngải cứu để giảm bớt vị đắng
  • Sườn heo rửa sạch nhiều lần với nước rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Ướp một ít gia vị và để khoảng 15 phút
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn
  • Cho hành tím vào chảo cùng với một ít dầu ăn rồi phi thơm. Cho sườn heo vào chảo đảo đều khi thịt săn lại thì đổ lượng nước vừa đủ vào hầm
  • Khi sườn chín thì cho ngải cứu vào và nêm nếm gia vị vừa miệng, đến khi nước sôi lần nữa thì tắt bếp
  • Trình bày ra tô và thưởng thức khi còn nóng giúp tăng hiệu quả điều trị

Trứng hấp ngải cứu

Chuẩn bị:

  • Thịt heo nạt: 100 gam
  • Ngải cứu tươi: 20 gam
  • Trứng gà: 3 quả
  • Hành tím
  • Gia vị

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vò nát để giảm bớt vị đắng. Sau khi xả lại với nước sạch lần nữa thì thái thành từng khúc nhỏ
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn
  • Thịt heo mang đi rửa sạch rồi cắt thành từng miếng mỏng và băm nhỏ. Cho thịt vào bát sạch cùng với hành tím băm và gia vị, trộn đều lên và ướp khoảng 15 phút
  • Trứng tách lấy lòng trắng và lòng đỏ cho vào bát rồi thêm một ít gia vị và đánh đều lên
  • Cho ngải cứu, thịt heo vào bát trứng gà và dùng muỗng trộn đều lên
  • Mang hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 15 phút đến khi các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp
  • Có thể dùng món ăn cùng với cơm trắng và ăn khi còn nóng để phát huy hiệu quả điều trị

Những lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người mà các bài thuốc sẽ phát huy hiệu quả khác nhau. Để đảm bảo an toàn cũng như kết quả điều trị tốt nhất, trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Những bài thuốc dân gian nói chung và chữa thoát vị đĩa đệm với ngải cứu nói riêng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Trong trường hợp bệnh lý tiến triển nặng nề, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng dược liệu đúng liều lượng mới mang lại hiệu quả điều trị. Việc lạm dụng ngải cứu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát sinh tác dụng phụ như co thắt ruột, buồn nôn, co giật, rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan,…
  • Không áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu với những đối tượng đang mắc các bệnh lý về máu, gan, thận, người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể
  • Trong thời gian áp dụng các mẹo chữa nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc phản ứng dị ứng, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được theo dõi và hướng dẫn xử lý đúng cách
  • Song song với áp dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh vận động, mang vác hay thực hiện các tư thế không đúng.
  • Sau khi áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu trong thời gian dài nhưng không mang lại hiệu quả. người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian là một trong những biện pháp điều trị tại nhà đơn giản được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được tài liệu hay nghiên cứu khoa học nào minh chứng về tính hiệu quả. Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Cùng chuyên mục

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

"Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?" là thắc mắc được nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị bệnh lý. Bởi tình dục được xem...

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm: Thông tin cần biết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm: Thông tin cần biết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Biện pháp được tiến hành bằng cách sử...

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biểu hiện và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm những bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh tuy...

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Cách chữa trị và phòng ngừa

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh về xương khớp khiến người bệnh không chỉ đau nhức tê bì ở vùng vai gáy mà còn có thể lan...

13 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, cải thiện bệnh

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến xương khớp tiềm ẩn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Với các tình trạng bệnh cấp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn