Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Các biện pháp này hoàn toàn không dùng thuốc nên có thể áp dụng lâu dài và phù hợp với hầu hết bệnh nhân.

chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà để cải thiện bệnh

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản, không dùng thuốc

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn làm gián đoạn việc học và ảnh hưởng đến hiệu suất lao động. Trước đây, bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên và cao tuổi nhưng với áp lực học tập và công việc, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một tăng lên và có xu hướng trẻ hóa.

Vì nguyên nhân khá đa dạng nên điều trị rối loạn tiền đình không có phương pháp cố định mà được cá nhân hóa theo từng trường hợp. Trên thực tế, các phương pháp điều trị hiện nay còn nhiều hạn chế và một số trường hợp không có đáp ứng tốt khi áp dụng. Để kiểm soát chứng rối loạn tiền đình hiệu quả, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp điều trị y tế với các biện pháp tại nhà.

Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hoàn toàn không sử dụng thuốc nên có thể áp dụng lâu dài, không tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Các biện pháp này phần nào có thể giảm tình trạng đau đầu, mất ngủ, choáng váng, giảm trí nhớ, kém tập trung, căng thẳng và lo âu quá mức.

Dưới đây là 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà an toàn, không sử dụng thuốc bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng:

1. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những cách cải thiện rối loạn tiền đình an toàn và dễ thực hiện. Liệu pháp này sử dụng tác động vật lý từ bàn tay để thúc đẩy tuần hoàn máu nhằm thư giãn hệ thần kinh trung ương, giải tỏa căng thẳng, lo âu,… Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt vào buổi tối còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và hạn chế tình trạng ngủ chập chờn, dễ thức giấc vào ban đêm.

Mặc dù có nguồn gốc từ y học cổ truyền nhưng xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện nhiều chứng bệnh khác nhau. Nếu kiên trì thực hiện, phương pháp này còn có thể cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc. Trong trường hợp không có thời gian đến phòng khám thường xuyên, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số cách xoa bóp bấm huyệt ngay tại nhà để cải thiện rối loạn tiền đình.

chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau đầu, chóng mặt và cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt

Cách xoa bóp chữa rối loạn tiền đình tại nhà:

  • Chải đầu: Dùng hai bàn tay cào nhẹ vào da đầu như chiếc lược, vừa cào vừa kéo nhẹ chân tóc để thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng dẫn truyền thần kinh. Thực hiện lên toàn bộ da đầu trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Ấn day chân tóc: Sử dụng mặt ngón tay cái ấn xoay theo hình lò xo ở chân tóc. Thực hiện cho toàn bộ da đầu để tìm điểm đau (điểm ấn vào có cảm giác đau nhất). Tiến hành day ấn mạnh trong khoảng 30 – 60 giây cho 1 điểm đau.
  • Vỗ đầu: Áp hai lòng bàn tay lại với nhau và vỗ nhẹ xung quanh đầu. Thực hiện trong khoảng vài phút để giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu lên não.
  • Các liệu pháp xoa bóp khác: Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện thao tác gõ đầu, bóp đầu, rung giật,… Các kỹ thuật này đều tác động đến vùng da đầu, tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giải tỏa căng thẳng.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình ngay tại nhà:

Ngoài xoa bóp, bệnh nhân cũng có thể bấm huyệt để cải thiện chứng rối loạn tiền đình. Bấm huyệt tác động sâu đến các huyệt vị nên có thể giảm đau đầu, choáng váng, chóng mặt, cải thiện giấc ngủ và giải tỏa lo âu. Bệnh nhân day ấn vào các huyệt vị sau:

  • Huyệt Phong trì
  • Huyệt Bách hội
  • Huyệt Thái dương
  • Huyệt Phong phủ
  • Huyệt Hợp cốc
  • Huyệt Nội quan
  • Huyệt Giác tôn

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần tránh áp dụng phương pháp này lên vùng da đang có vết thương hở, bị nhiễm trùng hoặc đang mắc các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, chàm, mề đay,…

2. Sử dụng một số loại thảo dược

Xoa bóp bấm huyệt chỉ giúp làm giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình, hoàn toàn không cải thiện được căn nguyên gây bệnh. Do đó, bệnh nhân cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để tăng tuần hoàn máu, tái tạo tế bào thần kinh, giảm căng thẳng, đau đầu, lo âu,… So với dùng thuốc, sử dụng thảo dược có độ an toàn cao hơn và có thể dùng cho nhiều đối tượng.

chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Hoạt chất apigenin trong hoa cúc có tác dụng an dịu thần kinh và giảm lo âu, căng thẳng

Một số loại thảo dược hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình an toàn, không dùng thuốc:

  • Rễ đinh lăng: Rễ đinh lăng chứa nhiều loại saponin có tác dụng tăng độ bền thành mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, thảo dược này còn cung cấp hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi và uể oải. Đối với rễ đinh lăng, bệnh nhân có thể dùng ngâm rượu hoặc phơi khô hãm trà.
  • Ngải cứu: Ngải cứu không chỉ là loại rau ăn mà còn là vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, thảo dược này vị cay đắng, tính ấm, tác dụng lưu thông khí huyết, phá huyết ứ nên rất thích hợp để chữa chứng huyễn vựng (rối loạn tiền đình). Với ngải cứu, bệnh nhân có thể dùng để hãm trà hoặc chế biến các món ăn để cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt và choáng váng khi đứng lên đột ngột.
  • Hoa cúc: Rễ đinh lăng và ngải cứu có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình. Trong trường hợp không thể dùng các loại thảo dược này, bệnh nhân có thể thay thế bằng hoa cúc. Sử dụng trà hoa cúc vào mỗi buổi tối giúp thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, hoạt chất apigenin trong thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa và an dịu thần kinh.

Dùng thảo dược chữa rối loạn tiền đình được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Tuy nhiên, một số hoạt chất trong thảo dược có thể tương tác với thuốc điều trị. Do đó để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi điều trị lâu dài bằng thảo dược tự nhiên.

3. Ngâm chân với nước ấm

Ngâm chân với nước ấm khoảng 40 độ C có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình. Theo y học cổ truyền, ngâm chân giúp giáng hỏa, từ đó cải thiện tình trạng chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mang lại nguồn năng lượng tích cực và cải thiện chức năng của não bộ.

Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ, bệnh nhân có thể thêm vào nước ngâm một số loại thảo dược như bạc hà, vỏ quế, vỏ cam, tinh dầu hoa oải hương, hoa nhài cùng với muối biển. Các thảo dược này có mùi thơm dịu nhẹ giúp tạo cảm giác thư thái và cải thiện giấc ngủ rõ rệt.

Tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc
Ngâm chân với nước ấm từ 20 – 30 phút có thể giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình

Cách ngâm chân chữa rối loạn tiền đình an toàn, không dùng thuốc:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lít nước ấm 40 – 50 độ C và thau gỗ (có thể dùng thau nhựa nhưng khả năng giữ nhiệt của thau nhựa kém nên có thể phải thay nước khi ngâm)
  • Rửa sạch chân và tiến hành ngâm nước sao cho nước ngập phần mắt cá chân
  • Đối với thảo dược dạng tinh dầu, bệnh nhân có thể cho trực tiếp vào nước. Tuy nhiên nếu sử dụng dạng tươi, cần sắc chung với nước trước khi dùng.
  • Ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó lau khô chân và đứng dậy từ từ để tránh choáng váng.

4. Yoga – Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Yoga là bộ môn luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khác với các bộ môn thông thường, yoga đòi hỏi người tập phải kết hợp giữa cơ thể, hơi thở và tâm trí. Cũng chính vì vậy mà bộ môn này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh bao gồm cả rối loạn tiền đình.

Tương tự như các hoạt động thể chất khác, tập yoga giúp tăng tuần hoàn máu lên não, giãn cơ và tăng độ dẻo dai của cơ thể. Đồng thời gia tăng hormone endorphin với khả năng thư giãn và giải tỏa căng thẳng, phiền muộn. Tập yoga thường xuyên còn giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và tác động tích cực đến chức năng của tiền đình.

Tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc
Tập yoga là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà, an toàn, không cần dùng thuốc

Đối với những người bị rối loạn tiền đình do căng thẳng và lo âu quá mức, yoga mang lại cải thiện rất rõ rệt. Ngoài ra, dành ít 3 – 4 buổi tập yoga mỗi tuần còn giúp giảm các vấn đề sức khỏe có liên quan đến chứng bệnh này như thiếu máu não, cao huyết áp, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Chính vì mang lại nhiều lợi ích, yoga được xem là liệu pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu.

5. Thực hiện một số bài tập giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình đặc trưng bởi sự mất phối hợp vận động giữa mắt, tay chân và thân mình. Do đó để cải thiện của bệnh, bệnh nhân nên thực hiện một số bài tập tác động trực tiếp lên các cơ quan này.

Bài tập mắt giúp cải thiện rối loạn tiền đình ngay tại nhà:

  • Hướng mắt thẳng về phía trước và tập trung vào một vật cố định ngang với tầm mắt.
  • Di chuyển đầu nhẹ nhàng từ bên phải sang bên trái nhưng vẫn giữ ánh nhìn vào vật thể. Ban đầu, nên thực hiện chậm rãi sau đó có thể tăng dần tốc độ. Tuy nhiên nếu bị choáng và nhức đầu, bệnh nhân nên giảm tốc độ.
  • Thực hiện tương tự theo chiều ngược lại và tổng thời gian thực hiện bài tập này khoảng trong 1 phút. Có thể áp dụng từ 3 – 5 lần/ ngày khi rảnh rỗi để cải thiện tình trạng rung giật nhãn cầu và choáng váng do rối loạn tiền đình gây ra.

Bài tập toàn thân chữa rối loạn tiền đình ngay tại nhà:

  • Bài tập Romberg: Bài tập này được thực hiện khá đơn giản bằng cách đứng thẳng người, chân chụm sát và hai tay buông thẳng, ép sát vào người. Sau đó nhắm mắt và giữ tư thế này trong khoảng 30 giây.
  • Bài tập lắc lư trước sau: Đứng thẳng người, tay thả lỏng và hai chân dang rộng bằng vai. Sau đó, nhẹ nhàng cúi người ra trước và ngả về phía sau. Khi thao tác, cả vai và hông cùng phải di chuyển với phần chân làm điểm tựa. Nên thực hiện chậm rãi để tránh tình trạng choáng váng và té ngã. Thực hiện khoảng 20 lần hoặc ít hơn tùy theo khả năng.
  • Bài tập lắc lư hai bên: Tương tự như bài tập trên nhưng thay vì cúi và ngả người về phía trước – sau, bài tập này thực hiện sang hai bên. Bệnh nhân cũng cần thực hiện 20 lần với tốc độ chậm rãi và có thể tăng dần lên nếu đã quen với động tác. Sau đó, nên nhắm mắt thực hiện thay vì mở mắt để tăng sự phối hợp giữa thân mình và chân tay.

Ngoài những bài tập trên, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài tập khác để cải thiện. Các bài tập này khá dễ thực hiện nhưng có thể dẫn đến té ngã do thay đổi tư thế. Vì vậy trong thời gian đầu, người bệnh cần nhờ người thân hỗ trợ để kịp thời giúp đỡ nếu có vấn đề phát sinh.

6. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cũng là một trong những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà mang lại hiệu quả rõ rệt. Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giảm tình trạng suy nhược và sụt cân do bệnh lý này gây ra.

Hơn nữa, một số chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong các loại thực phẩm còn giúp tăng độ bền mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn não, tái tạo tế bào thần kinh,… Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh đã được chứng minh có thể cải thiện triệu chứng của rối loạn tiền đình rõ rệt.

Tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc
Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe và giảm tình trạng suy nhược, mệt mỏi

Cách xây dựng chế độ ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngay tại nhà:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B như thịt đỏ, cá, các loại trái cây, rau xanh và sữa. Bởi vitamin B là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho chức năng của hệ thần kinh. Bằng cách bổ sung nhóm thực phẩm giàu loại vitamin này, chức năng của tiền đình sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Bệnh nhân cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm, canxi và axit béo bão hòa. Các loại thực phẩm này đều góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Ngoài các loại thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần kiêng thực phẩm giàu chất béo, rượu bia và đồ uống chứa caffeine. Bên cạnh đó, nên hạn chế dùng thức ăn quá nhiều đạm. Bổ sung nhiều protein có thể làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, uể oải, táo bón,…
  • Khi xây dựng thực đơn ăn uống, cần cân đối thành phần dinh dưỡng và điều chỉnh khối lượng thức ăn phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tránh tình trạng ăn uống quá mức khiến cân nặng tăng nhanh, cơ thể mệt mỏi và uể oải.

7. Thay đổi một số thói quen xấu

Triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục duy trì một số thói quen xấu. Do đó để cải thiện chứng bệnh này, bệnh nhân nên thay đổi các thói quen sau:

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, ngoài ra không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên vận động nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc. Thói quen này giúp tuần hoàn máu được cải thiện, từ đó giảm phần nào tình trạng choáng váng, chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi.
  • Khi ngủ, nên kê gối thấp để máu dễ dàng tuần hoàn lên não. Tránh kê gối quá cao khiến lưu lượng máu đến vùng tiền đình giảm.
  • Không nên thức khuya, ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày và căng thẳng quá mức. Giấc ngủ có vai trò quan trọng với chức năng của hệ thần kinh và quá trình tuần hoàn máu. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thay đổi các thói quen trên để đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
  • Không sử dụng thuốc lá và các chất gây nghiện. Thói quen này không chỉ làm nghiêm trọng triệu chứng của rối loạn tiền đình mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế làm việc cường độ cao trong thời gian dài. Tình trạng này làm gia tăng căng thẳng và khiến triệu chứng rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà hoàn toàn không dùng thuốc nên an toàn, ít tác dụng phụ và phù hợp với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên trước khi áp dụng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

chữa bệnh rối loạn tiền đình tại nhà
Cần dùng thuốc điều trị bên cạnh các biện pháp chữa rối loạn tiền đình tại nhà
  • Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp chuyên sâu. Chính vì vậy, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp được bác sĩ chỉ định để kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Nếu đang sử dụng thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng các loại thảo dược chữa rối loạn tiền đình. Bởi thuốc có thể tương tác với hoạt chất có trong thảo dược dẫn đến giảm hiệu quả và thậm chí có thể gây ra nhiều rủi ro, tác dụng ngoại ý.
  • Trong trường hợp có các vấn đề sức khỏe đặc biệt như mang thai, đang cho con bú, cao huyết áp, tiểu đường,… bệnh nhân nên thận trọng khi áp dụng các cách chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Các biện pháp chữa rối loạn tiền đình tại nhà chủ yếu là tận dụng thảo dược, thay đổi cách sinh hoạt và ăn uống. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để cải thiện bệnh lý hiệu quả và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Khi bệnh tình đã ổn định, bệnh nhân vẫn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị khi có vấn đề bất thường.

Hy vọng qua 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà, bệnh nhân có thể kiểm soát chứng bệnh này một cách dễ dàng. Ngoài ra, nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Các cách chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện một vài triệu chứng rối loạn tiền đình, không có tác dụng điều trị. Chính vì vậy, khi tình trạng rối loạn tiền đình nghiêm trọng, người bệnh cần đến các bài thuốc kết hợp nhiều vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình

Trầm cảm, đột quỵ, tai biến, té ngã khi trèo cao/tham gia giao thông,... là các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình. Gây ảnh hưởng không...

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn