Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

9 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản an toàn

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy các yếu tố thời tiết nóng bức, sự cọ xát của da, mồ hôi cùng phân và nước tiểu có thể khiến bé bị hăm tã. Các vết hăm khiến trẻ bị ngứa rát khó chịu, quấy khóc nhiều. Phụ huynh nên tham khảo cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh vừa an toàn vừa đơn giản dưới đây để dứt điểm tình trạng này ngay tại nhà.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã là gì?

Để tiện cho việc trẻ vui chơi hay ngủ thoải mái hơn mà không phải thức dậy giữa chùng do đi vệ sinh người ta thường cho bé mặc tã (bỉm). Hăm tã là tình trạng các vùng nếp gấp ở da như đùi, bẹn có hiện tượng bị viêm gây mưng mủ, sưng đỏ, ngứa rát rất khó chịu. Ngoài ra sự cọ xát giữa vùng da bị tổn thương với mồ hôi (do đóng bỉm), nước tiểu hay phân trong bỉm sẽ càng làm tổn thương vùng da này nặng hơn, làm xuất hiện các vết trầy xước và bội nhiễm nặng.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Hăm tã là tình trạng viêm ở vùng da tiếp xúc với tã như đùi, bẹn, mông ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện của việc trẻ sơ sinh bị hăm tã bao gồm

  • Vùng da quấn tã và quanh bộ quận sinh dục có hiện tượng đỏ tấy, có mùi khai có thể gửi thấy rõ. Một thời gian sau các vùng sưng tấy lan dần đến vùng hậu môn sau, đến mông và đùi.
  • Những bé bị viêm nhiễm nặng hay bội nhiễm, da có màu đỏ tươi, chuyển sang lở loét, sưng mủ, chảy dịch hoặc chảy máu.
  • Trẻ quấy khóc liên miên nhất là khi mặc đồ, tắm rửa hay đóng bỉm vì tiếp xíc với các vùng tổn thương gây ngứa rát.
  • Bé quấy khóc, nhất là khi đi ngoài, khó ngủ, lâu dần gầy đi trông thấy.

Tùy vào tình trạng và biểu hiện, hăm tã ở trẻ được chia ra làm 5 cấp độ với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm tăng dần. Phụ huynh cần xác định mức độ của tình trạng này để xác định nên chữa trị cho bé tại nhà hay cần đưa bé đến bệnh viên ngay lập tức để tránh các biến chứng khác.

  • Hăm tã cấp độ 1( mức độ nhẹ nhất): Vùng mông và bẹn của bé sẽ bị ửng hồng, mẩn độ với một diện tích nhỏ. Bé có cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhưng vùng đùi, mộng hay bẹn vẫn khá khô ráo.
  • Hăm tã cấp độ 2 ( nhẹ): Các vùng da ửng hồng đậm màu hơn, bắt đầu lan ra rộng hơn ra quanh vùng cuốn tã. Có thể xuất hiện những mịn nhỏ li ti quanh vùng mặc tã.
  • Hăm tã cấp độ 3 (trung bình): Những vết ủng đỏ, nổi mẩn lan rộng hơn và rõ rệt rất dễ nhận thấy. Bé quấy khóc nhiều do ngứa rát, khó chịu.
  • Hăm tã cấp độ 4 ( cảnh báo): Các vết hăm khá rõ nét, có thể sưng đỏ, có mùi khai rất khó chịu. Có thể xuất hiện các vết sẩn, có mưng mủ gây xót khi tiếp xúc với nước.
  • Hăm tã cấp độ 5 ( nguy hiểm): Các vết hăm đỏ đi lan ra xuống đùi và hậu môn với diện tích lớn, sưng, phù nề quanh vùng cuốn tã, có các vùng mẩn màu trắng lớn. Có thể lở loét, chảy dịch, mưng mủ và có mùi khai rất đậm.

Với những trường hợp nặng ở cấp độ 4 và 5 tốt nhất bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị đúng cách, an toàn cho trẻ nhỏ. Còn với cấp độ 1-3 chưa quá nguy hiểm nên phụ huynh hoàn toàn có thể tham khảo một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà khá hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã.

Tình trạng trẻ bị hăm tã thường gặp ở trẻ trong giai đoan từ 0-24 tháng tuổi do giai đoạn này da bé còn mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị viêm nhiễm hơn. Ở giai đoạn này cấu trúc các sợi collagen trên da bé rất nhỏ, trong khi đó các sợi protein đàn hồi vẫn chưa phát triển đầy đủ khiến da bé trở nên mỏng manh hơn người lớn gấp 7 lần. Sự chậm trễ trong sản sinh bã nhờn cũng là nguyên nhân khiến da bị tổn thương nhiều hơn.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Chọn bỉm quá chật cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã, chủ yếu là do cách chăm sóc trẻ của phụ huynh chưa được đảm bảo

  • Lựa chọn sai kích cỡ bỉm khiến da tiếp xúc sát với bỉm gây cọ xát nhiều.
  • Chất liệu bỉm thô ráp, kém khô thoáng, thấm hút yếu.
  • Mẹ chậm thay bỉm khiến nước tiểu hoặc phân của bé động lại lâu tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh bên trong và gây viêm nhiễm da.
  • Da bé bị dị ứng với chất làm bỉm hay chất làm thơm bỉm.
  • Da bé quá nhạy cảm dễ bị kích ứng.
  • Sử dụng hóa chất hay bột giặt có chữa nhiều chất hóa học hay giặt đồ chưa sạch cũng có thể là nguyên nhân gây kích úng da ở trẻ sơ sinh.
  • Vệ sinh cơ thể không đảm bảo, lạm dụng phấn rôm cũng có thể là các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã.

Nhìn chung hăm tã không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ nhưng nó lại khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, đau rát khó chịu, ngứa rát, quấy khóc không ngừng, chán ăn và có thể khiến trẻ bị sút cân.

Thường khi trẻ bị hăm tã phụ huynh có thể phát hiện rất sớm và nếu biết cách điều trị thì có thể dứt điểm bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu phụ huynh không biết cách xử lý có thể tạo môi trường cho nấm phát triển ở các vùng da bị hăm sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần cực kỳ chú ý trong chăm sóc và điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh.

9 cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cách xử lý đầu tiên khi trẻ bị hăm tã chính là tạm ngưng dùng tã cho trẻ. Bởi nếu tiếp tục dùng tã sẽ khiến các vùng viêm nhiễm tiếp tục bị cọ xát và trở nên nặng nề hơn trước. Ngoài ra phụ huynh cũng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là vùng da bị tổn thương do hăm tã để tránh các vi khuẩn phát triển lây lan gây bệnh.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Tạm không cho bé đóng tã để hạn chế các vùng da viêm nhiễm bị kích ứng nặng hơn

Tùy vào mức độ hăm tã của trẻ mà phụ huynh quyết định xem có nên đưa bé đi bệnh viện hay không bởi mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh này cho bé ngay tại nhà. Tuy nhiên tốt nhất nếu bé vị hăm tã cấp độ 4- 5 thì phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị đảm bảo hơn, tránh tình trạng viêm nhiễm lở loét hay mưng mủ thêm nặng nề.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây sẽ giúp giải quyết các tình trạng viêm dạng nhẹ vừa an toàn vừa cho hiệu quả cực kỳ tốt.

Cách 1: Dùng dầu dừa

Dầu dừa là một sản phẩm được tinh chế từ dừa cực kỳ an toàn cho mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh. Với MCFAs trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn cực tốt nên người ta thường dùng sản phẩm này trong điều trị các vết thương, viêm nhiễm nhằm ngăn chặn sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn. Hàm lượng vitamin E, Phenol, Phytosterol đem đến công dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các gốc tự do gây phá hủy các tế bào lành lặn.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Dùng dầu dừa giúp làm tăng khá năng kháng khuẩn và làm dịu các vùng da bị viêm nhiễm

Hàm lượng axit lauric (monolaurin) bên trong dầu dừa có khả năng ngăn chặn nấm candida, ức chế vi khuẩn và gây bất lợi cho virus. Hơn 50% axit béo chuỗi trung bình có trong sản phẩm này khá giống với chất nhờn của da, vì vậy sử dụng dầu dừa còn đem đến tác dụng dưỡng ẩm rất tốt cho da.

Dầu dừa có thể sử dụng trên mọi loại da, cả cả da nhạy cảm hay các vùng da đang bị tổn thương. Chính vì vậy việc dùng dầu dừa làm cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh chính là một giải pháp vô cùng tuyệt vời.

  • Chuẩn bị: Khăn sạch và dầu dừa.
  • Cách làm: Vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm. Sau đó mẹ đổ dầu dừa lên tay (nhớ chú ý sát khuẩn tay trước) rồi thoa lên vùng da bị hăm tã. Nhớ kết hợp massage nhẹ nhàng trong 10- 15 phút để các tinh chất trong dầu dừa được thấm vào da. Lưu ý là sau khi thoa dầu dừa mẹ nhớ không cho con mặc bỉm ít nhất 3 tiếng đồ hồ nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho vài giọt dầu dừa vào nước để tắm cho bé cũng có tác dụng kháng khuẩn chống viêm rất tốt cho trẻ sơ sinh.

Cách 2: Dùng lá trầu không

Lá trầu không là một loại thảo dược không chỉ được dùng để têm trầu ăn mà còn đem đến rất nhiều công trong chữa bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hoạt chất Chavivol thuộc nhóm Phenol có trong lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau chống viêm, ngăn ngừa sự viêm nhiễm ở các vết thương ngoài da đồng thời hỗ trợ lên da non làm vết thương nhanh lành hơn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không là 2,4% nên nó đem đến khả năng kháng khuẩn và sát trùng cực mạnh, giúp tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại trên cùng da vị viêm nhiễm. Lá trầu không cũng rất an toàn cho làn da của trẻ nhỏ nên thường được dùng trong điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh.

  • Nguyên liệu: 3-4 lá trầu không tươi, chọn lá lành lặn không dị dập úa.
  • Cách làm: Đem lá trầu rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ hết các tạp chất rồi vớt ra để ráo. Đun sôi lá trầu với một lít nước trong 15- 20 phút. Đợi nước nguội bớt rồi mẹ dùng khăn sạch thấm nước lâu người đặc biệt là vùng mông bị hăm tã. Thực hiện liên tục trong 3-4 ngày sẽ thấy các dấu hiệu của hăm tã pở trẻ em dần biến mất.

Cách 3: Dùng lá khế

Cấy khế là một loài cây quen thuộc gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Cây khế không chỉ lấy quả để ăn mà còn có thể dùng lá để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, lá khế tính lạnh, vị chát, có công dụng tốt trong giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng, có khả năng làm biến mất các mẩn đỏ trên da do hăm, hay các triệu chứng lở loét, sưng mủ trên da rất hiệu quả.

Hàm lượng vitamin C và các khoáng chất như sắt, kẽm, photpho, magie cũng giúp làm quá trình làm lành vết thương ngoài da nhanh chóng. Tính chống oxy hóa và kháng khuẩn trong loại thảo dược này cũng rất tốt lại an toàn cho da nên được tận dụng trị hăm tã cho trẻ nhỏ.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá khế. Nên chọn những lá khế non, có màu xanh, không bị dập nát hay vàng úa.
  • Cách làm: Lá khế đem về sửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất. Giã nát lá khế cùng một ít muối hột. Cho hỗn hợp này vào đun sôi với một lít nước, sau đó vớt hết bã khế ra chỉ dùng nước. Để dễ lọc bã khế hơn bạn có thể bọc lá khế giã nhuyễn và một chiếc khăn xô hoặc vải mỏng rồi mới cho vào nồi nước. Đợi nước lá khê sôi và nguội bở bé bé bé giữ mông ở chậu nước kết hợp với việc massage sẽ giúp tình trạng bị hăm da của trẻ thuyên giảm nhanh.

Cách 4: Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch không chỉ để giảm cân làm đẹp mà còn có tác dụng chữa một số tình trạng viêm nhiễm ngoài ra rất tốt. Hàm lượng protein trong bột yến mạch có tác dụng làm dịu làn da nhạy cảm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do tăng cường sức khỏe cho hàng rào bảo vệ da.  Chất saponin có trong bột yến mạch có thể giúp loại bỏ các bụi bẩn trong các lỗ chân lông, nhờ đó giúp bé hết hăm nhanh chóng.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Bột yến mạch giúp làm dịu các kích ứng ở vùng da bị tổn thương do hăm tã hiệu quả

Trong yến mạch cũng có nhiều Vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị các vết thương nhanh lành hơn.  Chất avenanthramide có tác dụng như một chất kháng viêm tự nhiên giúp ngăn chặn sự nhiên nhiễm và bảo vệ các vết thương ngoài da hiệu quả. Yến mạch là loại ngũ cốc khá an toàn do da, kể cả da mỏng hay nhạy cảm như trẻ sơ sinh.

  • Nguyên liệu: Một nắm yến mạch khô
  • Cách làm: Cho yến mạch vào nước tắm cho bé, nên dùng nước ấm nóng để giúp các tinh chất trong yến mạch tan ra tốt hơn. Cho bé ngâm mình trong 10- 15 phút kết hợp với massage vùng da bị hăm. Tắm lại cho bé bằng nước ấm sẽ thấy giảm các triệu chứng sưng đỏ hay nổi mẩn trên bẹn, mông. Phụ huynh có thể áp dụng phương pháp này ngày 1-2 lần để sớm chấm dứt tình trạng hăm tã.

Cách 5: Dùng lô hội

Lô hội hay nha đam là loại thảo dược được dùng trong làm món ăn, mỹ phẩm hay nước uống bởi độ an toàn cao và chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khả năng chống viêm của lô hội là cực kỳ tốt bởi trong hàm lượng của nó chứa rất nhiều các hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase – một loại huyết tương giúp ức chế sự sản sinh các aicd và chống viêm hiệu quả.

Trong loại cây này cũng rất giàu khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa, vitamin giúp làm sạch da. Nhờ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm, lở loét quanh vùng da bị tổn thương do hăm tã ở trẻ sơ sinh nhanh chóng. Lô hội còn đem đến tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho  những làn da mỏng manh và nhạy cảm như trẻ sơ sinh.

  • Nguyên liệu: Vài nhanh lô hội
  • Cách làm: Lô hội rửa sạch, tước vỏ chỉ lấy phần gel trong rồi thoa lên vùng da bị hăm. Để khô tự nhiên rồi có thể mặc tã hay quần áo cho trẻ mà không cần lau người lại. Tuy nhiên việc đắp lô hội có thể khiến bé cảm thấy hơi ngứa trong thời gian ngắn, mẹ nên chú ý để bé không gãi hay chạm vào vùng da đang bị tổn thương có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Cách 6: Dùng dấm

Nghe thì có vẻ lạ bởi dấm có vị chua khá mạnh và có thể gây xót cho các vùng da bị tổn thương của bé nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Giấm rất dồi dào Vitamin B1, B2, C … không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn giúp khử mùi khai, hỗ trợ các vùng da tổn thương nhanh lành hơn. Dùng Giấm sẽ giúp làm giảm độ kiềm và  cân bằng độ pH trong nước tiểu, nhờ đó ức chế một số phản ứng với da và  kháng nấm rất tốt.

Trong giấm cũng có chứa các thành phần kháng khuẩn rất tốt nên có thể ngăn chặn các vi khuẩn có hại và lây nhiễm trên vùng da bị hăm, đồng thời làm dịu các tổn thương, giảm ngứa rát hiệu quả. Dùng dấm khá an toàn với trẻ nhỏ nên phụ huynh cũng có thể tham khảo cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh này.

  • Nguyên liệu: Khoảng 1 chén dấm, có thể dùng dấm táo hay dấm gạo
  • Cách làm: Pha dám với một ít nước ấm rồi dùng khăn mềm thấm nước, lau sạch vùng da bị hăm tã có mùi. Ngoài ra, nếu mẹ dùng dã vải thì do trực tiếp tã vào dung dịch dấm và nước cũng có tác dụng sát khuẩn rất tốt giúp các dấu hiệu hăm tã biến mất nhanh chóng, không còn mũi khai khó chịu.

Cách 7: Dùng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà nên cực an toàn và phù hợp với làm da mỏng manh của trẻ nhỏ. Thành phần chính có trong loại tinh dầu này là là Cineol và α-Terpineol. Đây đều là 2 hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ mạnh có thể ức chế sự sản sinh và lan cực hiệu quả.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Dùng tinh dầu tràm trà giúp các vùng da tổn thương nhanh hồi phục hơn

Thành phần Hydrocarbon có trong tinh dầu tràm trà không chỉ giúp tạo mùi  thơm khá dễ chịu mà còn có khả năng thẩm thấu qua lỗ chân lông cực tốt, nhờ đó  bé hấp thụ tốt các chất có trong tinh dầu để tăng cường tác dụng điều trị hăm tã hơn. Bôi tinh dầu ngoài da giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngứa rát, khó chịu giúp bé vui vẻ và thoải mái hơn trông thấy.

  • Nguyên liệu: Tinh dầu tràm, dầu nền
  • Cách làm: Dùng 3 giọt tinh dầu tràm pha với dầu nền rồi thoa lên vùng da bị hăm, kết hợp massage rong 10 – 15 phút để các hoạt chất trong tinh dầu thấm hết vào da. Không cần rửa lại bằng nước ấm mà có thể mặc quần áo cho trẻ luôn sau vài tiếng.

Cách 8: Dùng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà còn đem đến rất nhiều tác dụng tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Lysozyme có trong sữa mẹ là một enzym có đặc trưng bởi khả năng tiêu diệt vi khuẩn cực tốt. Bên cạnh đó, các Lactoferrin cũng có tác dụng như một hoạt chất ức chế vi khuẩn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm nặng ở các vùng da bị hăm hiệu quả. Sữa mẹ cũng rát an toàn cho làn da của trẻ nên mẹ có thể áp dụng.

  • Nguyên liệu: sữa mẹ
  • Cách làm: Mẹ cùng dùng vài giọt sữa thoa và massage lên vùng da bị tổn thương của trẻ, để khô rồi mới mặc tã hay quần áo. Cách này không chỉ dùng để điều trị hăm tã mà còn khử được mùi khai cho bé rất tốt.

Cách 9: Dùng trà xanh

Theo Đông y, trà xanh có vị đắng chát, hơi ngọt, có tính mát, có tác dụng giải độc mát gan, tiêu viêm, kháng khuẩn khá tốt. Chất polyphenol và flavonoid có trong trà xanh mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng ngoài da. Lyzozym hoạt động như một chất sát trùng tự nhiên giúp loại bỏ các vi khuẩn bám trên da nên hỗ trợ trị hăm tã hiệu quả.

cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Trong trà xanh có chứa một số chất sát trùng, sát khuẩn rất tốt cho việc điều trị hăm tã ở trẻ

Đặc biệt chất polyphenol – nguyên nhân gây ra vị chát của trà xanh cúng có tác dụng có chống oxy hóa, diệt khuẩn làm các vết thương nhanh lành. Hàm lượng tanin dồi dào có trong trà xanh cũng đem đến tác dụng giảm đau, giảm ngứa rát và làm cho da khô thoáng hơn.

  • Nguyên liệu: 1 nắm trà xanh, nên chọn búp hoặc lá lá non tươi, không bị sâu hay quá già.
  • Cách làm: Lá trà xanh đem về rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất. Đun sôi trà xanh cũng 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Tắt bếp để nguội bớt rồi tắm cho trẻ bằng nước trà xanh này. Chú ý massage kỹ vùng da bị hăm. Lau lại người bé bằng khăn mềm và mặc quần áo thoáng mát. Thực hiện ngày 2-3 làn để giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát khó chịu cho bé.

Một số lưu ý khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Các cách chữa hăm cho trẻ tại nhà trên đây vừa đơn giản lại dễ thực hiện, các nguyên liệu cũng rất dễ tìm. Tuy nhiên phụ huynh vẫn cần chú ý một số vấn đề nhằm đảm bảo việc chữa hăm hiệu quả và an toàn nhất cho con.

  • Vệ sinh người sạch sẽ trước cho bé bằng khăn mềm và nước ấm trước khi thực hiện các cách này.
  • Vệ sinh bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng hay sữa tắm. Có thể thay thế bằng vài giọt tinh dầu để tăng khả năng kháng khuẩn và sức đề kháng.
  • Nếu dùng các nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, lá trầu nên ngâm qua với nước muối trước để loại bỏ các tạp chất có hại trên thảo dược.
  • Sau khi rửa xong nên lau bằng khăn khô và đợi mông khô mới mặc tã để ngăn ngừa nấm phát triển.
  • Nên tạm thời ngưng mặc tã cho bé, theo các chuyên gia thì nên tạm ngưng mặc tã khoảng 2-3 ngày để các tổn thương lành lại hẳn.
  • Nếu vẫn dùng tã thì nên thay thường xuyên hơn để tránh các vi khuẩn làm việc điều trị kém hiệu quả.
  • Không dùng khăn thơm hay khăn ướt để lau vùng da bị hăm trong quá trình điều trị vì chúng có chứa chứa cồn hoặc propylen glycol có thể gây kích ứng da. 
  • Không sử dụng phấn rôm trong quá trình điều trị vì sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé và làm chậm quá trình chữa hăm.
  • Nên massage nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì có thể khiến da bé vốn mỏng manh lại thêm nhiều tổn thương.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi vì có thể gây kích ứng da. Tốt nhất nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh này tuy chỉ là các phương pháp được dân gian truyền miệng nhưng đều đem đến hiệu quả rất tốt. Hoặc dù không có hiệu quả nhưng cũng gây hại cho bé, lại còn giúp tăng khả năng kháng khuẩn và sức đề kháng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên nếu áp dụng các cách này trong vòng 5 ngày mà không thấy các triệu chứng hăm tã của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm cùng với một số dấu hiệu bất thường như vùng da quấn tã sưng phồng, bé bị sốt hay mưng mủ chảy máu phụ huynh nên đến các bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh

Dù hăm tã không gây ảnh hưởng đến tính mạng cho trẻ nhưng nó lại gây ra những cảm giác ngứa rát khó chịu khiến trẻ vô cùng mệt mỏi. Vì vậy phụ huynh cần nâng cao tinh thần phòng tránh hăm tã ở trẻ để tránh các triệu chứng này giúp bé vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

Phụ huynh hoàn toàn có thể phòng tránh tình tạng hăm tã ở trẻ chỉ với vài bước đơn giản dưới đây

  • Hạn chế cho bé mặc tã quá nhiều, nên có thể thời gian để bé được “thả rông” để thoải mái và thông thoáng vùng mông, bẹn hơn.
  • Thay tã thường xuyên hạn chế để mồ hôi, nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ bằng nước ấm sau khi bé vừa đi vệ sinh. Mẹ cũng nhớ chú ý sát khuẩn tay trước khi vệ sinh hay massage cho con.
  • Sử dụng các loại bỉm chất lượng, có độ thấm hút và thông thoáng. Nhất là vào những ngày trời nóng, dùng loại bỉm quá dày khiến trẻ dễ ra mồ hôi và dễ bị hăm tã hơn.
  • Nếu bé bị hăm tã cho chất liệu tã hay thử đổi sang một thương hiệu khác. Nên dùng các loại tã ít chất tạo mùi, ít hoá chất.
  • Dùng các loại khăn mềm để vệ sinh cho bé, hạn chế sự kích ứng.
  • Mặc quần áo thông thoáng, nên chọn các loại vải mềm, thấm hút tốt tránh để da bị kích ứng.

Hăm tã ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của con do việc ngứa rát khiến bé khó chịu, quấy khóc, mất ngủ. Hy vọng những chia sẻ trên đây về cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đã đem đến cho phụ huynh nhiều thông tin hữu ích giúp việc chăm sóc sức khỏe của bé được tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn khỏe mạnh

Những tháng đầu đời là thời điểm mà trẻ sơ sinh có thể phát triển nhanh về cân nặng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy, thậm chí có...

sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

13 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất

Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến khích trong 6 tháng đầu thai kỳ chỉ nên cho bé dùng sữa mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bị...

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể là bình thường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào...

sữa tốt cho bé 1-3 tuổi

11 Loại Sữa Tốt Cho Bé từ 1-3 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện

Trẻ sơ sinh được khuyên nên dùng sữa mẹ cho đến năm 2 tuổi, tuy nhiên hầu hết phụ huynh thường dùng cho con bú từ năm 1 tuổi. Do...

Trẻ sơ sinh bị khó ngủ: Nguyên nhân và cách giúp bé dễ ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc luôn khiến cho các bậc cha mẹ quan tâm lo lắng. Triệu chứng này không những gây ảnh hưởng nhiều...

9 loại sữa tốt cho trẻ 6-12 tháng giúp trẻ phát triển toàn diện

Bên cạnh việc dùng sữa mẹ thì các bậc phụ huynh thường cho trẻ từ 6 tháng trở lên dùng thêm sữa công thức, nhằm cung cấp đầy đủ những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn