Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ họng, khoang mũi nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến chứng thở khò khè, khó thở ở trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Đờm là chất nhầy đặc quánh tích tụ ở cổ họng và khoang mũi, chúng có chức năng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus và bụi bẩn tấn công thông qua đường hô hấp. Tuy nhiên, sau khi chất nhầy được tạo ra thì sẽ được đào thải ra bên ngoài bằng cách khạc đờm, về bản chất đờm không gây hại đến sức khỏe.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn
Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm

Tuy nhiên, với đối tượng trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa thể tự mình thực hiện phản xạ đẩy dịch đờm ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đờm tích tụ trong khoang họng, khoang mũi. Từ đó khiến trẻ bị khó thở, khò khè, nếu không được khắc phục sớm có thể khởi phát thành bệnh ho dai dẳng,…

Bên cạnh đó, khi dịch đờm tồn đọng trong khoang mũi còn có thể gây khó khăn trong việc bú sữa, dẫn đến phát sinh hiện tượng nôn trớ, gây lười bú ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Do đó, có thể thấy tình trạng đờm tồn đọng trong cổ họng, khoang mũi nếu không được xử lý kịp thời có thể phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, nên ba mẹ cần chủ động tìm hiểu các biện pháp giúp loại bỏ đờm cho trẻ vừa hiệu quả lại vừa đảm bảo an toàn.

Dưới đây là 5 mẹo chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà bạn có thể tham khảo:

1. Vỗ long đờm

Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng. Vào mỗi buổi sáng khi bé thức dậy, chưa bú, ba mẹ hãy thực hiện các động tác giúp loại bỏ dịch đờm trong khoang mũi và cổ họng giúp bé dễ thở hơn.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn đặt bé nằm úp hoặc nằm nghiêng, để phần đầu hơi dốc và không cần kê gối. Sau đó sử dụng 1 chiếc khăn xô lót dưới mông của bé giúp tạo độ dốc ở phía trên.
  • Bước 2: Tiến hành vỗ long đờm cho trẻ. Bàn tay của bạn khum lại rồi vỗ nhẹ lên lưng trẻ, vị trí vỗ nằm ở giữa 2 bả vai. Động tác này có tác dụng giúp dịch đờm loãng hơn, từ đó tạo lực để đẩy phần dịch đờm vướng ở dưới cổ họng dễ dàng thoát ra ngoài khi bé nôn trớ hoặc ho.
 Vỗ long đờm
Vỗ long đờm là biện pháp đơn giản, hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng

Lưu ý: Với động tác này bạn cần thực hiện nhịp nhàng, liên tục từ 2 – 3 phút. Sau khi vỗ long đờm xong, ba mẹ dùng khăn vệ sinh sạch sẽ mũi miệng cho bé trước khi bú bữa sáng.

2. Sử dụng tinh dầu tự nhiên

Mùi hương từ các tinh dầu tự nhiên sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ chịu và thở dễ dàng hơn. Do đó, sau mỗi lần tắm cho bé, bạn có thể sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu tự nhiên như bạc hà, chanh,…các loại hương này thường có công dụng giúp đường thở được thông thoáng hơn, làm loãng dịch đờm, giúp cải thiện chứng khó thở, thở khò khè do đờm gây ra.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho vài giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm không khí. Mùi thơm trong tinh dầu sẽ theo theo hơi nước lan tỏa trong không khí và làm dịu chứng khò khè do dịch đờm gây ra.

3. Cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn

Khi dịch đờm trong cổ họng, mũi của trẻ có xu hướng tăng lên, lúc này mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, lưu ý nên chia đều số lần bú mỗi ngày, tránh tình trạng trẻ bú quá nhiều gây nôn ói.

Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ bên cạnh là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh thì nó còn có vai trò như chất kháng sinh tự nhiên với khả năng kháng khuẩn và làm loãng dịch đờm hiệu quả.

Do đó, việc cho trẻ bú thường xuyên sẽ cải thiện được tình trạng đờm tồn đọng trong cổ họng và mũi hiệu quả.

4. Liệu pháp xông hơi bằng nước ấm

Để cải thiện tình trạng dịch đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bạn có thể áp dụng liệu pháp xông hơi vừa an toàn lại vừa mang lại hiệu quả điều trị. Để thực hiện cách này, bạn cần đổ đầy nước ấm vào bồn tắm cho trẻ, có thể thêm từ 1 – 2 giọt tinh dầu vào bồn rồi đóng kín cửa.

Liệu pháp xông hơi bằng nước ấm
Để cải thiện tình trạng dịch đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bạn có thể áp dụng liệu pháp xông hơi vừa an toàn lại vừa mang lại hiệu quả điều trị

Hơi nước ấm hòa với hương thơm của tinh dầu sẽ giúp làm loãng dịch đờm, giúp đường thở được thông thoáng hơn và bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Với liệu pháp này, bạn hãy cho bé ở trong bồn tắm khoảng 10 phút để xông hơi. Áp dụng thực hiện nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5. Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 2 tháng tuổi có nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Do đó, thực đơn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng của bé.

Để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh ở trẻ, mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như hải sản, thịt bò, sữa chua, rau củ, trái cây tươi, tỏi,…

Ngoài các biện pháp khắc phục tình trạng dịch đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên và đúng cách, nên sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi họng nhằm giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
  • Khi hỉ mũi cho trẻ, bạn sử sử dụng khăn giấy 1 lần, hạn chế tối đa việc sử dụng khăn sữa. Bởi trong dịch nhầy ở mũi có chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, nếu không được làm sạch có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nặng hơn.
  • Mẹ có thể kê thêm gối khi trẻ ngủ, điều này sẽ giúp trẻ dễ thở, đờm ở khoang mũi có thể chảy xuống cổ họng dễ dàng hơn.
  • Tránh dùng miệng hút mũi cho trẻ, hành động này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ miệng của người lớn lây lan sang hệ hô hấp của trẻ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh phòng ngủ, khu vực sinh hoạt, vật dụng, đồ chơi của bé thường xuyên. Vì các tác nhân như bụi bẩn, lông vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá có khả năng gây ra các bệnh lý đường hô hấp và khiến lượng dịch đờm ở cổ họng và mũi cũng sẽ tăng lên.

Có nên dùng thuốc kháng sinh chữa đờm cho bé?

Việc xuất hiện dịch đờm ở cổ họng, mũi trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và nghĩ đến biện pháp sử dụng thuốc điều trị giúp mang lại kết quả nhanh chóng.

Có nên dùng thuốc kháng sinh chữa đờm cho bé?
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, khi nhận thấy biểu hiện đờm ở trẻ, phụ huynh tránh dùng thuốc mà thay vào đó hãy vệ sinh sạch vùng mũi và họng của bé, đồng thời kết hợp các biện pháp cải thiện tại nhà

Và hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc có tác dụng tiêu đờm, long đờm, loãng đờm với mẫu mã và thương hiệu khác nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành không khuyến khích sử dụng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh ở giai đoạn 2 tháng tuổi, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp tình trạng dịch đờm ở trẻ trở nên nặng nề, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thở và bú sữa.

Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị. Phụ huynh không tự ý sử dụng thuốc chữa trị cho bé vì có thể gây phản tác dụng và phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, việc dùng kháng sinh cho trẻ có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, khi nhận thấy biểu hiện đờm ở trẻ, phụ huynh tránh dùng thuốc mà thay vào đó hãy vệ sinh sạch vùng mũi và họng của bé, đồng thời kết hợp các biện pháp cải thiện tại nhà.

Trường hợp trẻ bị dịch đờm lâu ngày có dấu hiệu ho, quấy khóc, thở khò khè các biện pháp tại nhà không đáp ứng, lúc này bạn nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng các biện pháp xử lý đúng cách.

Trên thực tế, tình trạng xuất hiện dịch đờm ở cổ họng và mũi của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách, lâu dần dịch đờm tồn đọng trong khoang họng có thể gây tác động tiêu cực đến đường hô hấp, hoạt động ăn uống. Do đó, ba mẹ cần chủ động theo dõi biểu hiện của trẻ để áp dụng các biện pháp chăm sóc và tiến hành thăm khám kịp thời.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm...

Trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Bác sĩ giải đáp

Nước đóng một vai trò quan trọng ở cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, chúng chiếm hầu hết tỷ lệ thành phần trong cơ thể. Tuy nhiên, việc...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn