11+ cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả theo dân gian

Chữa đau vai gáy bằng thuốc Nam với 9 thảo dược dễ tìm

Đau vai gáy tê tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu vai gáy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản

Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Đau dây thần kinh vai gáy và hướng điều trị

11+ cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả theo dân gian

Cách chữa đau vai gáy tại nhà thường được khuyến khích sử dụng trong những giai đoạn bệnh cấp tính để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng hơn mà không cần dùng tới thuốc. Áp dụng các phương pháp này kết hợp với các chế độ dinh dưỡng sinh hoạt điều độ chính là cách để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

11+ cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả theo dân gian

Đau vai gáy là một căn bệnh vô cùng phổ biến có thể gặp ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt là người già và những người làm việc quá sức. Dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra những cơn đau đớn nhức mỏi làm người bệnh mệt mỏi, không muốn hoạt động, tinh thần cũng nhanh chóng sa sút theo.

Cách chữa đau vai gáy
Cách chữa đau vai gáy tại nhà nếu thực hiện đúng cách sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả

Trong điều trị đau mỏi vai gáy, việc dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời và có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm khác nếu lạm dụng quá mức. Do đó áp dụng các bài thuốc dân gian vào điều trị thường được nhiều người khuyến khích vì vừa tiết kiệm chi phí, an toàn nhưng vẫn thực sự đem đến hiệu quả nếu sử dụng đúng cách, đúng thời điểm, đúng người, đúng bệnh.

Tham khảo và áp dụng ngay cách chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản hiệu quả đã được tổng hợp tại đây

Cách 1: Giảm đau bằng nhiệt

Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của đau mỏi vai gáy chính là tình trạng nhức mỏi, tê cứng tại bả vai, cổ gáy, nhưng cơn đau thường âm ỉ và bộc phát khiến người bệnh không còn sức lực hoạt động.  Khi những cơn đau xuất hiện người bệnh thường có xu hướng uống thuốc giảm đau tuy nhiên các này không thực sự nếu áp dụng lâu dài bởi các loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ.

Cách chữa đau vai gáy
Áp dụng các liệu pháp dùng nhiệt tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng mà không cần dung thuốc

Thay vào đó bạn nên áp dụng các phương pháp trị liệu bằng nhiệt. Thực tế các phương pháp này đều được áp dụng trong cả Đông – Tây Y để làm giảm đau cực kỳ an toàn và hiệu quả. Nhưng khi thực hiện ở nhà bạn chỉ cần hiểu được nguyên lý của nó và thực hiện áp dụng bằng các cách đơn giản hơn rất nhiều mà tác dụng cũng không hề kém cạnh.

Chườm lạnh

Mục đích của việc chườm mạnh chính là gây tê cục bộ đồng thời đóng băng các mô bị tổn thương. Các mạch máu lúc này cũng co rút lại và làm giảm đau cực kỳ nhanh chóng. Phương pháp này hầu như có thể làm giảm đau ngay lập tức mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Thực hiện như sau

  • Dùng một vài viên đá lạnh cho và túi chườm hoặc một miếng vải sạch mỏng
  • Chườm trực tiếp trên vùng cổ gáy bị đau cho tới khi cơn đau biến mất
  • Thực hiện ngày 4-5 lần hoặc ngay khi xuất hiện cơn đau, mỗi lần cách nhau ít nhất 2-3  tiếng.

Chú ý với những người đang có vết thương hở vẫn có thể chườm lạnh để giảm đau nhưng không áp trực tiếp đá vào vết thương có thể gây nhiễm trùng. Bạn cũng càn chú ý không áp trực tiếp đá vừa lấy ra từ tủ lạnh lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

Chườm nóng

Trái ngược với chườm lạnh, chườm nóng sẽ làm thư giãn các cơ, giãn nở mạch máu nên có thể làm cho các cơ thư giãn, giảm áp lực từ đó cũng có thể giảm tê bì, cứng cổ hay giảm đau hiệu quả. Đồng thời khi mạch máu được giãn nở cũng giúp tuần hoàn máu tốt hơn, máu được đưa đến các cơ giúp kích thích khả năng tự phục hồi tại đây đáng kể.

Cách thực hiện cách chữa đau vai gáy tại nhà này như sau

  • Chuẩn bị túi giữ ấm hoặc chai thủy tinh
  • Cho nước ấm khoảng 40- 50 độ vào rồi áp lên khu vực bị đau nhức
  • Giữ khoảng 15 phút hoặc đến khi các cơn đau thuyên giảm.
  • Thực hiện mỗi ngày khi có cơn đau xuất hiện hoặc trước khi đi ngủ.

Ban tuyệt đối không dùng nước vừa đun sôi để chườm vì có thể gây bỏng da,  nhiệt độ cao hơn cơ thể một chút là đủ để đem đến tác dụng giảm đau. Ngoài việc chườm nóng bạn còn có thẻ xông hơi, giác hơi, tắm nước nóng hằng ngày để máu huyết tuần hoàn hơn cũng sẽ giúp làm giảm tần suất xuất hiện các cơn đau.

Cách 2: Ngải cứu chữa đau mỏi vai gáy

Dùng ngải cứu chữa đau mỏi vai gáy là bài thuốc được dân gian sử dụng rất nhiều vì có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức khá tốt lại dễ dàng thực hiện tại nhà. Y học cổ truyền cho rằng loại cây này có tính tính ấm, vị đắng có thể tán phong hàn xâm nhập, giải quyết các nguyên nhân gây bệnh bên trong.

Đồng thời dược liệu này còn giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc nên có thể giảm đau hiệu quả. Tính chất kháng khuẩn sát trùng của ngải cứu cũng rất mạnh. Do đó nó còn được dùng trong châm cứu để giảm đau, chống viêm nhanh chóng hơn.

Cách 1: Ngải cứu và muối

  • Dùng 1 nắm ngải cứu ngâm rửa sạch, ngâm nước muối để lại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo
  • Giã sơ ngải cứu với muối rồi sao khô trên chảo nóng cho tới khi không còn nước.
  • Cho hỗn hợp  vào túi vải hoặc khăn vải sạch.
  • Áp trực tiếp lên khu vực vai gáy đau nhức trong 10 – 15 phút hoặc tới khi hỗn hợp nguội
  • Thực hiện mỗi ngày.

Cách 2: Ngải cứu, lá lốt và rượu trắng

  • Dùng lá lốt, ngải cứu mỗi thứ 1 nắm đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Giã sơ hai nguyên liệu rồi nấu cùng rượu trắng, chú ý chỉ dùng một ít nước cho gần sâm sâm mặt dược liệu.
  • Cho hỗn hợp  vào túi vải hoặc khăn vải sạch.
  • Áp trực tiếp lên khu vực vai gáy đau nhức trong 10 – 15 phút hoặc tới khi hỗn hợp nguội
  • Thực hiện đều đặn để thấy bệnh được thuyên giảm.

Cách 3: Ngải cứu và gừng

  • Dùng nắm ngải cứu rửa sạch, gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch,
  • Giã sơ hai nguyên liệu rồi sao khô trên chảo nóng cho tới khi không còn nước.
  • Cho hỗn hợp  vào túi vải hoặc khăn vải sạch.
  • Áp trực tiếp lên khu vực vai gáy đau nhức trong 10 – 15 phút hoặc tới khi hỗn hợp nguội
  • Thực hiện mỗi ngày.

Cách 3:  Dùng hạt gấc

Dùng rượu hạt gấc để xoa bóp là cách chữa đau vai gáy được dân gian truyền tai nhau và đem lại tác dụng cải thiện bệnh cực kỳ tốt. Các nghiên cứu cho thấy trong dược liệu này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như 1,8% tannin, 16,6% chất đạm (protit), 2,8% xenluloza, 55,3% chất béo.. Đây đều là các chất vô cùng cần thiết trong việc điều trị và cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy.

Cách chữa đau vai gáy
Dùng rượu hạt gấc xoa bóp có thể làm giảm nhanh các triệu chứng của đau mỏi vai gáy và giúp cơ quan này hoạt động linh hoạt hơn

Y học cổ truyền cũng cho rằng hạt gốc tuy có tính vị hơi độc nhưng không quá nguy hiểm, ngược lại nó còn giúp chống ứ, giảm đau, rất thích hợp cho những người bị đau vai gáy liên quan đến các vấn đề chấn thương. Tuy nhiên do nó có thể hơi độc nên chỉ dùng để xoa bóp ngoài da, tuyệt đối không nên dùng để uống để hạn chế các tác dụng phụ không đáng có.

Thực hiện làm rượu hạt gấc xoa bóp như sau

  • Lấy hạt gấc từ 2- 3 quả gấc chín.
  • Rửa sạch hạt gấc, nhớ lột hết hợp thịt đỏ của gấc còn dính bên ngoài
  • Mang phơi khô hạt gấc trên cao cho sạch sẽ, có thể phơi từ 1- 2 nắng cho khô là được.
  • Cho dược liệu vào sao thơm trên chảo hoặc cũng có thể bỏ qua bước phơi mà đem đi sấy trực tiếp để tiết kiệm thời gian hơn.
  • Cho gấc vào cối giã nhỏ để các tinh chất tiết ra nhiều hơn
  • Cho hạt gấc vào bình thủy tinh đã được sát trùng sạch sẽ, sau đó đổ ngập rượu trăng loại 40 độ.
  • Bảo quản nơi thoáng mát và ngâm trong 1 tuần
  • Sử dụng bông y tế để thấm rượu thuốc, thoa lên vùng bị đau nhức kết hợp với xoa bóp massage để làm giảm đau và cho các tinh chất trong rượu thấm vào da nhanh hơn.
  • Thực hiện ngày 3- 4 lần hoặc khi các cơn đau xuất hiện.

Bài thuốc này có thể thực hiện không chỉ với những người bị đau mỏi vai gáy mà còn cải thiện được các triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống sống cổ hay các bệnh lý về xương khớp khác gây ra hiệu quả.

Cách 4: Dùng gừng

Gừng là gia vị vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày cũng như trong các bài thuốc đông tây y. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây đau vai gáy là do hàn khí xâm nhập làm huyết mạch ngưng trệ và co rút lại, gây ra các triệu chứng đau nhức. Trong khi đó, gừng có tính vị ấm, không độc nên có thể giải quyết tình trạng này nhanh chóng sau đó.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu cho thấy trong gừng có rất nhiều hoạt chất tốt cho hệ thống xương khớp, đặc biệt là zingibain. Chất này có thể làm thư giãn cơ bắp, làm dịu cơn đau đồng thời cải thiện trạng thái co cứng của các dây thần kinh. Nhờ đó làm giảm cơn đau nhanh chóng. Đây cũng là một trong những cách chữa đau vai gáy đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Cách 1: Trà gừng

  • Dùng 1 củ gừng tươi cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lành lát mỏng
  • Hãm gừng tươi vào trong một cốc nước vừa đun sôi trong 15 – 20 phút, nhớ đậy nắp ly để các tinh chất không bị bay hơi.
  • Có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn.
  • Nên uống khi còn ấm vào buổi sáng.

Chú ý không nên dùng đường để pha trà bởi đường không tốt cho những người bị đau xương khớp. Thay vào đó bạn nên dùng mật ong hoặc có thể thêm một lát chanh hay cam sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra chú ý không nên dùng trà gừng vào buổi tối vì gừng có thể làm kích thích thần kinh gây mất ngủ.

Cách 2: Đắp gừng tươi và dấm

  • Dùng 1 củ gừng tươi cạo bỏ vỏ, rửa sạch
  • Giã nát gừng cùng một ít muối hạt, rồi trộn cùng một ít dấm ăn
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng vai gáy đang bị đau nhức hoặc cuốn vào một miếng vải mỏng, dùng băng gạc cố định lại.
  • Giữ hỗn hợp trong 15- 20 phút
  • Thực hiện ngày từ 1-2 lần.

Cách 3: Đắp gừng tươi với bột mì và hành khô

  • Dùng 1 củ gừng tươi, 1-2 củ hành khô cùng 1 bát bột mì nhỏ
  • Gừng và hành bỏ vỏ, rửa sạch,  để ráo.
  • Đem giã nát hành và gừng, trộn thêm một mì rồi đem sao khô trên chảo
  • Gói hỗn hợp vào một miếng vải mỏng, đắp trực tiếp lên vai gáy rồi dùng khăn cột cố định lại.
  • Giữ hỗn hợp trong 15- 20 phút
  • Thực hiện ngày từ 1-2 lần.

Cách 5: Dùng cây xấu hổ

Cây xấu hổ chỉ là một loại cây mọc hoang dại nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất có thể cải thiện các bệnh về xương khớp khá hiệu quả. Các tính chất này đã được khoa học chứng minh và công nhận nên bạn hoàn toàn có thể an tâm và sử dụng. Theo y học cổ truyền, loại cây này có tính hàn, vị hơi đắng có thể an thần, chống viêm, làm dịu cơn đau, hạ huyết áp khá tốt.

Cách chữa đau vai gáy
Dù cây xấu hổ chỉ là loài cây dại nhưng thành phần dưỡng chất của nó được đánh giá rất cao trong công dụng điều trị chứng đau vai gáy

Cách chữa đau vai gáy này đã được khoa học chứng minh với khả năng ức chế thần kinh vô cùng tuyệt vời từ loại thảo dược này. Do đó dùng các bài thuốc này có thể làm giảm cơn đau cực kỳ nhanh chóng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Cách 1: Bài thuốc cho người bị đau vai gáy cấp tính

  • Dùng khoảng 30g rễ cây xấu hổ rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô.
  • Đem rễ vừa phơi và sao vàng cùng một ít rượu cho tới khi khô lại.
  • Sắc rễ trinh nữ cùng 500ml nước lọc, đun đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần và dùng hết ngay trong ngày.

Cách 2: Bài thuốc cho người đau vai gáy mãn tính

  • Dùng rễ xấu hổ, hy thiêm, dây đau xương, thổ phục linh, tục đoạn, gai tầm xoong dây gắm, kê huyết đằng, thiên niên kiện mỗi thứ 12g.
  • Làm sạch các nguyên liệu rồi đem sắc cùng nước sạch
  • Chia ra dùng thuốc uống hết trong ngày.

Cách 3: Rượu rễ xấu hổ

  • Chuẩn bị Rễ cây trinh nữ, rễ cây đại bi, rễ cây đinh lăng, rễ chi chi, rễ cây cơm rượu mỗi thứ với liều lượng bằng nhau
  • Rửa sạch các nguyên liệu, vớ ra để ráo rồi thái thành các lát mỏng
  • Ngâm các dược liệu trong bình thủy tinh đã được sát khuẩn với rượu ngon 45 độ.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, sau 1 tháng có thể đem ra sử dụng.
  • Ngày dùng 30- 45ml, chia làm hai lần sáng tối, nên uống trước bữa ăn.

Chú với bài thuốc này không nên lạm dụng uống quá mức có thể gây ra các kích ứng khác cho cơ thể.

Cách 6: Dùng lá lốt

Lá lốt là loại thảo dược có tính ấm, tác dụng chỉ thống, giảm đau, tán hàn, hạ khí nên thường được Đông y dùng rất nhiều trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp tại nhà. Loại lá này cũng không có độc tính, có khả năng kháng khuẩn chống viêm tốt nên còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho người bệnh vô cùng tốt.

Y học hiện đại cũng chứng minh  benzylaxetat và ancaloit có trong lá lốt giúp cải thiện lưu thông máu, giảm chèn ép lên các dây thần kinh, thư giãn xương khớp nên có thể cải thiện các triệu chứng tê cứng vai gáy nhanh chóng.

Cách 1: Đắp lá lốt

  • Dùng nắm lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Giã lá lốt với một ít muối hạt rồi sao khô trên chảo nóng cho tới khi không còn nước.
  • Cho hỗn hợp  vào túi vải hoặc khăn vải sạch.
  • Áp trực tiếp lên khu vực vai gáy đau nhức trong 10 – 15 phút hoặc tới khi hỗn hợp nguội
  • Thực hiện mỗi ngày.

Cách 2: Bài thuốc từ lá lốt cho những người đau vai gãy mãn tính

  • Dùng lá lốt, rễ cây vòi voi, cỏ xước, bưởi bung mỗi loại 15g như nhau rồi đem rửa sạch, để ráo
  • Tháo nhỏ các nguyên liệu rồi sao vàng trên chảo nóng
  • Cho hỗn hợp sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml
  • Chia thuốc thành 3 phần dùng uống trong ngày
  • Dùng bài thuốc từ 7 – 8 ngày liên tục

Cách 7: Dùng rau kinh giới

Những người bị cảm cúm thường được nấu cháo ăn cùng rau kinh giới là do loại dược liệu này có tính ấm nên có thể làm ấm cơ thể rất tốt. Do đó khi sử dụng lá kinh giới cho xương khớp cũng đem đến tác dụng tương tự giúp các cơ được thư giãn, máu huyết lưu thông từ đó làm giảm đau đáng kể.

Cách chữa đau vai gáy từ cây kinh giới vừa đơn giản dễ làm, chi phí thực hiện cũng rất rẻ nên bất cứ ai cũng có thể áp dụng.

  • Sử dụng cả hoa và lá cây kinh giới, rửa sạch, để ráo rồi đem phơi trong bóng râm cho đến khi khô hẳn
  • Cho lá và hoa kinh giới khô vào bên trong vỏ gối, hoặc kê dưới nơi bị đau
  • Thực hiện tương tự trong 5 – 7 ngày liên tiếp sẽ thấy các cơn đau biến mất nhanh chóng.

Cách 8: Dùng cây lá đắng

Từ xưa đến nay dân gian thường rất hay áp dụng cây lá đắng vào trong các bài thuốc trị bệnh đau vai gáy vì đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Do thuộc họ nhân sâm nên dược liệu này có chứa hàm lượng saponin khá cao có thể hỗ trợ quá trình giảm đau, chống sưng viêm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra tại vai gáy hiệu quả.

Cách chữa đau vai gáy
Cây lá đắng có hàm lương saponin cực kỳ cao nên có thể ngăn chặn các triệu chứng sưng viêm đau nhức trên vai gáy hiệu quả

Y học cổ truyền cho rằng dùng cây lá đắng có thể làm giảm đau, chống sưng viêm tại các sụn khớp khá tốt, không gây độc, nếu dùng để uống còn có thể kích thích tiêu hóa ổn định hơn.

Cách 1: Nước lá đắng

  • Dùng 20g vỏ lá đắng rửa sạch rồi phơi khô trong bóng râm
  • Sắc dược liệu này cùng 3 bát nước sạch, đun đến khi còn 1 bát thuốc thì dừng
  • Chia thuốc thành hai phần uống hết trong ngày.

Cách 2: Dùng vỏ lá đắng không cùng các dược liệu

  • Chuẩn bị bột lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mã tiền chế
  • Trộn đều tất cả các dược liệu rồi vỡ thành từng viên nhỏ như hạt đậu, với liều lượng như trên có thể vo tối đa thành 80 viên.
  • Dùng tối đa 1 ngày 30 viên cùng nước ấm
  • Sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Cách 9: Châm cứu bấm huyệt

Châm cứu bấm huyệt hay giác hơi đều là các phương pháp y học xuất phát từ y học cổ truyền đem lại tác dụng cải thiện bệnh cực kỳ hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Theo đó mục đích của các phương pháp này là đả thông kinh huyệt, tán hàn, tọa lạc và kích thích quá trình lưu thông của máu. Từ đó không chỉ đem đến tác dụng giảm đau mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương tại các sụn khớp.

Cách chữa đau vai gáy
Châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông máu huyết, từ đó có thể hỗ trợ giảm ngay các tình trạng đau nhức tê bì vai gáy cho người bệnh

Tuy nhiên cần chú rằng với cách chữa đau vai gáy này dù có thể thực hiện tại nhà nhưng đòi hỏi phải do những người có am hiểu về y học cổ truyền hay đông y thực hiện mới có thể đem lại tác dụng tốt. Việc châm cứu hay bấm huyệt sai cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến tình trạng bệnh và sức khỏe.

Các phương pháp này dù thực sự đem lại kết quả, độ an toàn cao tuy nhiên thường cho tác dụng khá lâu và không thể duy trì lâu dài nếu người bệnh không thay đổi một lối sống khoa học hơn. Do đó châm cứu bấm huyệt thường không phù hợp với các trường hợp bệnh đau nhức lâu năm mãn tính.

Nếu không có đủ kiến thức kinh nghiệm về các phương pháp này tốt nhất bạn nên đến các hiệu thuốc Đông y để được thực hiện an toàn hơn. Ngoài ra các bệnh viện hiện nay cũng có khoa y học cổ truyền bạn có thể tham khảo tại đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Cách 10: Các bài tập tại nhà

Tình trạng đau nhức sẽ trầm trọng hơn nếu người bệnh vận động hay tác động mạnh vào vai gáy, tuy nhiên nếu không chịu luyện tập thể lực cũng khiến cho xương khớp tại đây kém linh hoạt và dễ bị thoái hóa hơn. Do đó người bệnh nên tham khảo một số bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để sớm phục hồi lại chức năng vận động như bình thường.

Bài tập xoay người

Thực hiện bài tập này sẽ giúp kéo căng và thư giãn cơ bắp, cải thiện tốc độ lưu thông máu huyết, nhờ đó có thể giúp giảm đau nhức, tê mỏi ở vai gáy hiệu quả.

  • Người bệnh ngồi trên sàn nhà hoặc thảm tập bằng phẳng với tư thế khoanh chân, hai tay thả lỏng, mặt hướng thẳng về phía trước.
  • Vắt chéo chân  phải đưa ngang sang đầu gối chân trái, sau đó dùng bàn tay trái giữ ngón cái của chân phải để ép sát chân vào người
  • Đưa tay phải ra sau lưng chậm rãi đồng thời đồng thời vận người qua bên phải, hướng mặt về bên trái.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu, thả lòng người
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Tập luyện mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Bài tập căng cơ

Mục đích của bài tập này là căng cơ, giảm đau nhức và tăng sức bền cho hệ thống xương khớp vô cùng tốt cho những người bị đau nhức vai gáy lâu ngày. Nhờ đó khả năng chuyển động của cổ, vai cũng được linh hoạt hơn rất nhiều.

  •  Ngồi trên thảm tập hoặc sàn phẳng, hai chân bắt chéo, lưng thẳng, hai tay đan vào nhau
  • Từ từ đưa hai tay lên cao kết hợp với việc hít thở sâu, mắt nhìn nhìn theo tay hướng lên trần nhà.
  • Nghiêng người và tay sang trái rồi nghiêng phải
  • Nhẹ nhàng hạ tay về gần mắt khoảng 5cm rồi hạ tay xuống
  • Lặp lại động tác nhiều lần mỗi ngày,

Cách 11: Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh các bài thuốc và luyện tập, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị và phục hồi các tổn thương ở sụn khớp. Bởi thiếu dưỡng chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến các hệ thống xương khớp ngày càng mục rỗng, bào mòn nên dễ bị hư tổn hơn cho dù bị các tác động rất nhỏ. Do đó bổ sung dưỡng chất đặc biệt là canxi sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh hơn.

Một số vấn đề cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đau vai gáy

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất thông qua các thực phẩm hằng ngày như các loại rau xanh, trái cây, cá béo, cà rốt, đậu phụ, đậu nành
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có độ đạm cao như thịt bò, trứng vì có thể làm kích ứng các phản ứng sưng viêm bên trong.
  • Hạn chế ăn các thực ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, quá ngọt hay nội tạng động vật
  • Bổ sung thêm các viên uống canxi và các khoáng chất để cơ thể hấp thụ nhanh hơn
  • Uống sữa mỗi ngày.

Tốt nhất bạn nên tham khảo thêm với các sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên thực đơn ăn hợp lý giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn hơn.

Một số lưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy dân gian tại nhà

Với bác bài thuốc điều trị tại nhà từ thảo dược trên đây đều được dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng, do đó nó có thể không đem đến hiệu quả cho một số cơ địa. Tuy nhiên nhìn chung do được thực hiện từ các loại dược liệu tự nhiên quen thuộc nên các bài thuốc này đều có độ an toàn khá cao, không gây ra tác dụng phụ nên người bệnh vẫn có thể tiếp tục sử dụng.

Cách chữa đau vai gáy
Với các triệu chứng đau vai gáy mãn tính người bệnh nên đi điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra

Như đã nói, các bài thuốc này chỉ phù hợp cho những trường hợp cấp tính. Với những người bị đau vai gáy mãn tính lâu năm cần đến ngay bệnh viện để có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Lưu ý nếu đang sử dụng các loại thuốc tây cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng song song với các bài thuốc dân gian vì nó có thể tương tác các chất với nhau trong một số trương hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý thay đổi một lối sống thật khoa học lành mạnh theo như các hướng dẫn phía trên để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế lao động mang vác nặng làm các dây thần kinh vai gáy bị chèn ép đồng thời lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe như bơi lội, thiền hay yoga.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách chữa đau vai gáy tại nhà theo dân gian. Hãy nhanh chóng đi khám bệnh nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để có phương hướng điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Đau vai gáy tê tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau vai gáy tê tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau vai gáy tê tay là hiện tượng thường gặp ở người trưởng thành. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt...

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Top 10 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Các bài tập yoga cho người đau vai gáy được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê bì...

Đau dây thần kinh vai gáy

Đau dây thần kinh vai gáy và hướng điều trị

Đau dây thần kinh vai gáy là một bệnh thường gặp ở rất nhiều đối tượng gây ra các triệu chứng đau mỏi, tê buốt vai khiến người bệnh gặp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn