7 cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chườm nóng, chườm lạnh, tận dụng các loại thảo dược, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện yoga,… là những cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả. Các mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp cơn đau khởi phát ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, bạn cần áp dụng đúng phương pháp.
7 cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản hiệu quả
Tình trạng đau nhức bả vai thường là hệ quả của việc vận động với cường độ mạnh, chấn thương, thực hiện sai tư thế trong thời gian dài hoặc bị tai nạn. Ngoài ra, đau nhức bả vai có thể là dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống cổ, đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm hoặc một số vấn đề liên quan đến xương khớp khác.
Hầu hết các trường hợp bị đau nhức bả vai thường đi kèm với các biểu hiện như tê bì, cứng vai. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, các hoạt động sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, triệu chứng đau nhức, tê bì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm hiệu suất học tập – làm việc, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Để cải thiện triệu chứng đau nhức bả vai, nhiều người bệnh đã tìm đến những mẹo chữa tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những đối tượng đau nhức bả vai ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp khởi phát triệu chứng nghiêm trọng, cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dưới đây là 7 cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản hiệu quả:
1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Khi khởi phát triệu chứng đau nhức bả vai, điều đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện do các hoạt động nặng nhọc trong thời gian dài, mang vác nặng, chơi những bộ môn thể thao như cầu lông, tenis,…
Lúc này, khớp vai sẽ tăng tần suất hoạt động dẫn đến ma sát, va chạm. Điều này sẽ khiến hệ thống dây thần kinh, sụn khớp và những mô mềm xung quanh bị ảnh hưởng, kích thích khởi phát tình trạng đau nhức, sung đỏ. Do đó, khi nhận thấy cơn đau xuất hiện, bạn cần nghỉ ngơi để các khớp xương được thư giãn. Từ đó sẽ cải thiện cơn đau, tình trạng sưng viêm.
Sau vài ngày, bạn cần hạn chế các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến khớp vai. Lúc này các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và tiến triển theo chiều hướng tích cực.
2. Liệu pháp chườm nóng chữa đau nhức bả vai hiệu quả
Chườm nóng là một trong những liệu pháp được nhiều người áp dụng khi khởi phát cơn đau nhức bả vai. Nhiệt động nóng sẽ tác động, đồng thời kích thích hoạt động tuần hoàn máu đến cơ quan trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ làm giảm không gian ở khớp vai.
Mẹo chườm nóng thích hợp với những đối tượng bị đau nhức bả vao do thoái hóa khớp gối gây ra, cơn đau khởi phát không đi kèm với tình trạng sưng viêm. Nếu tiến hành chườm nóng khi bả vai đau nhức, sưng đỏ sẽ khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.
Hầu hết các trường hợp bị thoái hóa khớp, những cơn đau nhức ở bả vai thường khởi phát vào sáng sớm khi mới ngủ dậy. Để làm giảm triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp chườm nóng vào buổi tối trước khi ngủ hoặc chườm nóng vào thời điểm cơn đau bùng phát giúp cải thiện nhanh chóng.
3. Chườm lạnh giúp cải thiện đau nhức bả vai
Áp dụng biện pháp chườm lạnh hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức bả vai hiệu quả. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn hỗ trợ giảm sưng viêm nhanh chóng. Nhờ đó, triệu chứng đau nhức bả vai và biểu hiện sưng viêm sẽ được cải thiện.
Liệu pháp chườm lạnh phù hợp với những trường hợp bị đau nhức bả vai kèm theo dấu hiệu sưng viêm, nóng đỏ ở những vùng da xung quanh. Nhờ vào nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh tạm thời, từ đó sẽ khiến người bệnh không còn cảm giác đau nhức khó chịu.
Do đó, ngay khi cơn đau khởi phát, bạn có thể dùng túi chườm hoặc mạnh vải sạch bọc lấy những viên đá chườm lên bả vai. Giữ yên trong vòng 15 phút sẽ cảm nhận cơn đau thuyên giảm. Áp dụng thực hiện mỗi ngày 2 lần giúp khắc phục triệu chứng hiệu quả.
4. Xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện triệu chứng
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những cách chữa đau nhức bả vai được bắt nguồn từ Y học cổ truyền. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng lực ở bàn tay vừa đủ giúp kích thích hoạt động tuần hoàn máu, giải phóng những mạch máu bị tắc nghẽn. Từ đó khắc phục tình trạng đau nhức bả vai.
So với việc sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau nhức bả vai thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt có lợi thế bởi phạm vi cũng như khả năng chuyển động đến các khớp cao hơn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Trước khi bấm huyệt, người bệnh nên dùng tay xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại vùng cổ và bả vai giúp kích thích các cơ và dây thần kinh tại khu vực này. Kế đến, hãy dùng tay day ấn những huyệt đạo quan trọng như huyệt Đại Chùy, huyệt Phong Môn, huyệt Phong Trì, huyệt Kiên Tỉnh,…
Lưu ý cần xác định các huyệt đạo chính xác để phương pháp phát huy tác dụng tốt nhất, đồng thời trước khi thực hiện bạn cần cắt ngắn và vệ sinh sạch tay để tránh gây trầy xước, viêm nhiễm da. Ngoài ra, không tiến hành bấm huyệt trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian áp dụng các phương pháp điều trị có tác dụng chống đông máu.
5. Tập luyện yoga – Cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản hiệu quả
Yoga là bộ môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng, giúp tăng cường độ dẻo dai của hệ thống xương khớp, nâng cao thể trạng, duy trì vóc dáng và giúp tinh thần thoải mái hơn. Việc áp dụng các bài tập yoga đều đặn mỗi ngày sẽ giúp thư giãn hệ thống xương khớp, kích thích dây chằng, cơ được nới lỏng, hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau nhức bả vai hiệu quả.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện, bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tạo áp lực lên khu vực bả vai và vùng cổ. Bên cạnh đó, cần tập luyện với thời gian và tần suất hợp lý, cường độ nhẹ nhàng.
Dưới đây là một số bài tập yoga chữa đau nhức bả vai tại nhà được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực:
Bài tập nâng cao vai
- Người tập chuẩn bị ở tư thế nằm trên thảm tập
- Dùng cây gậy có chiều dài bằng vai và hai tay nắm lấy hai đầu của dụng cụ tập
- Kế đến, kéo cây gậy di chuyển nhẹ nhàng từ đùi đến ngực và nâng gậy qua đầu. Sao cho hai tay chạm sàn tập phía sau
- Cố gắng vươn tay hết cỡ và giữ yên tư thế trong vòng 15 giây
- Sau đó từ từ trở về động tác chuẩn bị
- Thực hiện động tác từ 3 – 10 lần/ hiệp
Bài tập xoay xương bả vai
- Người tập chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng người, hai tay duỗi thẳng, mắt nhìn về phía trước
- Từ từ nâng phần vai lên phía trần nhà rồi giữ yên trong 5 giây
- Kế đến để tay lên ôm lấy phần vai và nhẹ nhàng kéo phần xương bả vai về gần nhau, giữ yên trong 5 giây
- Trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện động tác liên tục 10 lần
6. Tận dụng các dược liệu từ tự nhiên
Tận dụng những thảo dược tự nhiên là một trong những cách cải thiện tình trạng đau nhức bả vai tại nhà được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm của phương pháp này là có độ lành tính cao, an toàn, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, những dược tính của các loại thảo dược khá tương thích với cơ địa của người Châu Á.
Việc tận dụng những thành phần hoạt chất có trong những thảo dược tự nhiên sẽ hỗ trợ giảm đau nhức ở bả vai và một số biểu hiện đi kèm. Đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tân dược, nhất là nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau.
Các loại thảo dược chứa dược tính có khả năng giúp giảm đau, kháng viêm như ngải cứu, lá trầu không, vỏ quýt,… Bạn có thể tận dụng những vị thuốc này, sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao vàng. Cho dược liệu vào túi chườm và đắp lên vùng bả vai đang bị đau nhức.
Để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Việc kiên trì áp dụng mẹo chữa sẽ giúp các dưỡng chất có trong thảo dược thẩm thấu vào các khớp, dây thần kinh ở bả vai nhanh chóng, từ đó cải thiện cơn đau nhức.
7. Tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc
Tác động vật lý là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng áp lực ở vùng bả vai. Lâu dài, vùng vai bị tác động sẽ bị chèn ép nặng nề và khởi phát triệu chứng đau nhức, sưng viêm, khó chịu. Do đó, khi nhận thấy cơn đau vừa xuất hiện tại vùng bả vai, bạn cần ngưng những hoạt động có cường độ mạnh, công việc nặng nhọc.
Hạn chế những công việc nặng nhọc, vận động với cường độ mạnh sẽ giúp khớp xương tại vùng vai được thư giãn, ổn định, thời gian phục hồi tổn thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, để giúp giảm đau nhức, người bệnh cần loại bỏ những thói quen sinh hoạt không khoa học như lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thức khuya, lười vận động,…
Những thói quen xấu có thể khiến hệ thống xương khớp dần suy yếu, dễ lão hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Sau khi nhận thấy cơn đau có dần thuyên giảm, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng, vận động tay chân để các khớp không bị co cứng, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến những cơ quan này.
Bài viết trên đây đã tổng hợp 7 cách chữa đau nhức bả vai tại nhà đơn giản hiệu quả. Đa số những mẹo cải thiện tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp khởi phát triệu chứng ở mức độ nhẹ. Trường hợp cơn đau nhức bả vai kéo dài dai dẳng, kèm theo các biểu hiện sưng viêm, cứng cơ hay tê bì và không đáp ứng các cách chữa tại nhà. Lúc này bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!