Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Vảy nến da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề ngoại hình thẩm mỹ làm người bệnh ngày càng tự ti khi giao tiếp. Áp dụng ngay các cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà đơn giản sau đây để giảm nhanh các triệu chứng mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như khi dùng thuốc.

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà đơn giản hiệu quả

Nguyên nhân gây vảy nến da đầu hiện chưa thể khẳng chính xác nhưng có thể tạm xác định có liên quan mật thiết đến sự rối loạn da và các hoạt động của hệ miễn dịch. Chình vì vậy nên hầu hết hiện nay chưa có phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng tạm thời để ngăn nguy cơ bùng phát trở lại.

cách chữa bệnh vảy nến da đầu
Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà được nhiều người quan tâm để làm giảm nhanh các tổn thương trên da đầu

Thường với vảy nến da đầu người bệnh cần phải sử dụng một số thuốc bôi hoặc dầu gội để giảm tình trạng bong tróc ngứa ngáy khi bị bệnh. Tuy nhiên việc dùng các thuốc này không thể kéo dài vì có thể làm tổn thương da đầu. Thay vào đó bạn có thể sử dụng một số cách chữa bệnh vảy nến da đầu đơn giản tại nhà có nguồn gốc từ thảo dược để vừa có thể làm giảm triệu chứng nhưng không quá nguy hiểm cho da đầu.

Dầu dừa dưỡng ẩm cho da đầu

Trong dầu dừa có hàm lượng các axit oleic, axit palmitic, axit linoleic, axit laurix rất cao, đây đều là những chất giúp cấp ẩm cho da đầu để làm giảm tối đa tình trạng bong tróc ngứa ngáy. Các acid này cũng tham gia vào quá trình kháng khuẩn chống viêm để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây vảy nến da đầu. Đặc biệt là Monoglycerides có thể hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi khuẩn trên da đầu.

cách chữa bệnh vảy nến da đầu
Dầu dừa đem đến tác dụng làm ẩm và hạn chế tình trạng bong tróc trên da đầu

Ngoài ra dầu dừa còn giúp bổ sung các enzyme để cải thiện tình trạng bã nhờn da đầu quá mức. Nhờ đó sau khi dùng dược liệu này tình trạng bết dính ngứa ngáy và bong tróc trên da đầu dần được cải thiện, khả năng bệnh tái phát cũng được kéo dài hơn rất nhiều.

Thực hiện như sau

  • Làm ẩm da đầu để các tinh chất dễ thẩu thấu hơn
  • Dùng dầu dừa bôi lên da đầu và tóc, trùm khăn ủ đầu trong khoảng 1- 2 tiếng. Nếu bạn gội đầu vào buổi tối có thể ủ qua đêm để tăng cường tác dụng tốt nhất
  • Gội lại với nước sạch vào ngày hôm sau

Gội đầu với muối trị vảy nến da đầu

Muối có tính sát khuẩn cao nên có thể ức chế loại bỏ một số loại vi khuẩn, nấm có hại gây vảy nến da đầu. Nếu dùng muối bạn nên ưu tiên chọn loại muối hồng vì trong dược liệu này có chứa rất nhiều hoạt chất hữu ích như magie, lưu huỳnh và oxy có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da đầu và chống lại những tác nhân gây bệnh vảy nến.

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong muối hồng giúp tăng tốc độ phục hồi những tổn thương trên da đầu đồng thời làm mềm biểu bì da để loại bỏ những mảng váy bám trên da đầu. Khả năng giảm ngứa ngáy khó chịu trên da cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên bạn cần chú ý có loại muối hồng có thể ăn nhưng có loại chỉ được dùng ngoài da nên cần mua đúng sản phẩm và tránh nhầm lẫn.

Thực hiện như sau

  • Cách 1: Dùng 2- 3 thìa muối hồng pha với 1 cốc nước lọc, thấm đều trên đầu rồi dùng dung dịch này để massage da đầu. Ủ tóc từ 15- 30 phút để các tinh chất từ muối thấm sâu vào da đầu, vào tóc hơn. Gội đầu lại với nước sạch.
  • Cách 2: Bạn có thể trộn trực tiếp muối hồng với dầu gội trị vảy nến chuyên dụng mà bạn đang sử dụng. Massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi gội đầu với nước sạch. Nếu dùng với dầu gội không nên ủ tóc trừ khi đó là loại dầu gội có thể ủ.

Dấm táo ức chế vi khuẩn trên da đầu

Với bản chất là dấm – sản phẩm lên men nên trong dấm táo có chứa các acid tự nhiên vô cùng dồi dào, đặc biệt là các axit malic và lactic. Hai hoạt chất này có thể ức chế được sự tấn công của các vi khuẩn có hại trên da đầu đồng thời kiểm soát accs triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng.

cách chữa bệnh vảy nến da đầu
Các acid trong dấm táo giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên da đầu

Dùng dấm táo trên da đầu còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, điều chỉnh độ PH trên da từ đó loại bỏ được các tác nhân có hại gây bệnh trên da đầu. Bạn cũng có thể dùng dấm táo pha với nước theo tỷ lệ 2:10 cùng mật ong để uống nếu bị vảy nến trên toàn thân để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Thực hiện như sau

  • Gội đầu sạch sẽ và để khô tự nhiên
  • Pha nước và dấm táo theo tỉ lệ 1:1, mỗi loại 5ml hoặc nhiều hơn nếu tóc dài và dày, khu vực tổn thương trên da đầu lan rộng
  • Cho hỗn hợp vào bình xịt để tiện dùng hơn rồi xịt dung dịch trên khắp da đầu, massage nhẹ nhàng, để trong khoảng 30 phút
  • Nếu không có bình xịt bạn có thể thay thế bằng thấm hỗn hợp vào bông rồi bôi lên da đầu
  • Gội đầu lại nước sạch

Cách chữa bệnh vảy nến da đầu với sữa chua

Nghe thì có vẻ lại nhưng đây lại là cách chữa bệnh vảy nến da đầu vừa đơn giản vừa cho hiệu quả khá tốt. Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là Lactobacillus có thể giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại trên da đầu. Đồng thời nguyên liệu này cũng giúp làm mềm các lớp vảy sừng bong tróc trên da đầu, có tác dụng như một sản phẩm tẩy chế bào chế trên da đầu để giảm cảm giác ngứa rát khó chịu tại đây.

Sử dụng sữa chua để gội đầu khi bị vảy nến sẽ làm cân bằng độ ẩm tại đây phù hợp, cung cấp lợi khuẩn để tăng sức khỏe cho da đầu. Chú ý khi thực hiện cách này bạn nên ưu tiên chọn loại sữa chua nguyên chất ít đường để đảm bảo các tác dụng tốt nhất.

Thực hiện như sau

  • Nên gội đầu sạch sẽ để đem đến tác dụng điều trị tốt nhất
  • Dùng 1 hũ sữa chua để bôi lên da đầu và nhẹ nhàng massage trong vài phút
  • Ủ tóc trong 20- 30 phút rồi xả sạch với nước sạch
  • Có thể xả lại 1- 2 lần để đảm bảo đã loại bỏ hết sữa chua trên da

Cách chữa bệnh vảy nến da đầu với chuối chín

Thành phần Kali và các chất chống Oxy hóa dồi dào có trong chuối chín có tác dụng chống lại sự hình thành và phát triển của leukotriene – một trong những tác nhahan hàng đầu gây bệnh vảy nến. Các chất này cũng có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi da đầu sau tổn thương hiệu quả hơn.

cách chữa bệnh vảy nến da đầu
Chuối chín giúp có tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình tái phát các triệu chứng vảy nến

Với vảy nên da đầu bạn có thể dùng phân thịt chuối chín kết hợp với sữa chua để có tác dụng tốt nhất. Với phần vỏ chuối chín nếu bạn bị vảy nến trên da thì lấy vỏ này đắp, chà xát lên những tổn thương cũng sẽ đem lại những tác dụng vô cùng hiệu quả.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 – 2 quả chuối chín tùy kích cỡ đem dằm nát với 1 hộp sữa chua không đường
  • Làm sạch da đầu rồi đem bôi lên hợp này lên, nhẹ nhàng massage để da đầu cảm thấy thoải mái hơn
  • Ủ tóc trong khoảng 30 phút
  • Gội đầu lại với nước sạch rồi để tóc khô tự nhiên

Uống trà thảo dược làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Dù không gây hại đến sức khỏe nhưng tình trạng vảy nên da đầu thường khiến người bệnh khó chịu mất ngủ, không thể tập trung làm việc hiệu quả vì tình trạng ngứa ngáy quá mức. Để giải quyết nhanh tình trạng này, bạn có thể dùng ngay một tách trà thảo dược như trà gừng hay trà hoa cúc, trà tim sen nếu muốn ngủ ngon hơn vào buổi tối.

Riêng với trà gừng thường được ưu tiên sử dụng nhiều nhất vì vừa dễ làm, dễ thực hiện mà khả năng kháng viêm cũng rất tốt. Sử dụng trà gừng khi các triệu chứng bệnh bùng phát sẽ giúp ổn định tinh thần, không còn cảm giác quá ngứa ngáy khó chịu đồng thời làm bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên nếu lúc này đầu bạn  bẩn và bết dính, ngứa ngáy nhiều thì vẫn nên ưu tiên gội đầu sạch hơn nhé.

Thực hiện như sau

  • Dùng củ gừng rửa sạch, cạo phần vỏ ngoài rồi thái lát
  • Hãm phần gừng với một cốc nước sôi, chú ý đậy nắp cốc lại để các tinh chất trong gừng không bay mất
  • Cho thêm mật ong cùng vài lát chanh vàng để tăng thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Nên uống ngay khi còn ấm, tuy nhiên chú ý không nên uống nhiều về đêm

Chữa vảy nến trên da đầu từ lòng đỏ trứng gà

Hàm lượng protein, lipid và vitamin A có trong lòng đỏ trứng gà vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe cho da đầu, vừa giúp chống lại các dị nguyên gây bệnh hiệu quả. Các thành phần này cũng giúp tạo ra lớp màng chắn bảo vệ da đầu tốt trước trước những tác nhân kích ứng tấn công trên da.

cách chữa bệnh vảy nến da đầu
Lòng đỏ trứng gà có chứa các dưỡng chất cần thiết để phục hồi nhanh các tổn thương trên da đầu

Không chỉ giúp làm mềm các vùng da bị bong tróc, cân bằng độ ẩm phù hợp cho da đầu mà lòng đỏ trứng gà còn giúp kích thích phục hồi các tổn thương trên da nhanh chóng hơn. Chú ý với điều trị vảy nến da đầu bạn nên ưu tiên lựa chọn lòng đỏ trứng gà ta nếu có thay vì trứng vịt hay trứng gà công nghiệp để đem lại tác dụng hiệu quả như mong muốn.

Thực hiện như sau

  • Dùng 2- 3 quả trứng gà hoặc nhiều hơn tùy diện tích vùng da bị tổn thương do vảy nến
  • Tách lấy lòng đỏ, lòng  trắng để riêng hoặc bạn có thể cho thêm một chút chanh vào rồi kết hợp đắp mặt ngay lúc này
  • Đun lòng đỏ trên lửa nhỉ, quấy đều tay cho tới khi tại thành một hỗn hợp hơi sệt. Chú ý chỉ nên đun trên lửa liu riu và trong khoảng 1 phút để trứng không bị quá chín hay vón cục lại.
  • Dùng hỗn hợp này để bôi lên da đầu kết hợp với masaage trong vài phút
  • Ủ tóc trong khoảng 30 phút rồi xả sạch lại với nước để đem đến tác dụng tốt nhất.

Một số lưu ý trong cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà

Trên đây là những cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà từ thảo dược đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được nhưng có thể đem lại những hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên những biện pháp này thường chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng tạm thời, hiệu quả đem đến cũng khá chậm nên chỉ phù hợp với những trường hơp vảy nến nhẹ. Với tình trạng bệnh lâu năm thì vẫn cần có sự kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên lưu ý những vấn đề sau

  • Không nên dùng các bài thuốc bôi lên da đầu nếu có xuất hiện tình trạng lở loét, chảy máu trên da đầu
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng, không nên dùng các sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng hay đã bị héo úa
  • Nên gội đầu hoặc làm sạch da đầu trước khi thực hiện những cách này để mang đến tác dụng tốt nhất
  • Dùng những phương pháp này khoảng 2- 3 lần/ tuần, không nên dùng hằng ngày vì có thể làm mất độ ẩm cần thiết của da, tóc
  • Massage nhẹ nhàng khi gội đầu, tránh cào mạnh có thể làm chảy máu da và tăng nguy cơ viêm nhiễm tại đây
  • Nên để tóc khô tự nhiên hoặc dùng quạt với mức độ nhẹ, tránh dùng máy sấy quá nhiều hay đi ra ngoài nắng nơi tóc ướt vì có thể khiến các vi khuẩn bụi bẩn bám vào cũng như làm khô da hơn
  • Đợi tóc và da đầu khô hẳn mới nên thực hiện việc đội mũ hay đi ngủ
  • Tránh sử dụng dầu gội có độ PH cao hay dùng thuốc nhuộm tóc trong suốt thời gian điều trị
  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh stress căng thẳng quá nhiều để hỗ trợ cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn
  • Kết hợp với chế độ bổ sung dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Trên đây là những cách chữa bệnh vảy nến da đầu đơn giản với các nguyên liệu dễ kiếm mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Người bệnh cần kiên trì thực hiện những cách này, tuy nhiên nếu không đạt kết quả như mong muốn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các...

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh...

Top 5 thuốc bôi trị vảy nến giúp kiểm soát triệu chứng

Top 5 thuốc bôi trị vảy nến giúp kiểm soát triệu chứng

Các loại thuốc bôi trị vảy nến được xem là một trong những giải pháp giúp cải thiện các triệu chứng cũng như tổn thương do bệnh lý gây ra...

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Bệnh vảy nến được chia thành các dạng khác nhau dựa vào mức độ và các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Dưới đây là một số hình ảnh...

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Vảy nến móng tay là một trường hợp của bệnh vảy nến. Các triệu chứng của bệnh có thể làm thay đổi độ dày và màu sắc của móng tay....

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da rất khó điều trị, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn